Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 30

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 30

TUẦN 30

 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2007

TẬP ĐỌC

 Thuần phục sư tử.

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng phù hợp từng đoạn.

2. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của ngwoif phụ nữ , giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

3. Thái độ: HS biết được sự kiên trì , dịu dàng và thông minh sẽ làm được việc tốt mà mình cần.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV:TRanh minh bài đọc SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

 

doc 13 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần học 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 5 / 4 Tuần 30
 Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2007
tập đọc
 Thuần phục sư tử.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng phù hợp từng đoạn. 
2. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của ngwoif phụ nữ , giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Thái độ: HS biết được sự kiên trì , dịu dàng và thông minh sẽ làm được việc tốt mà mình cần.
 II.đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
 - y/c HS đọc bài Con gái.kết hợp trả lời câu hỏi.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ SGK.
- Mời 5 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
+ Đoạn 2: Tiếp đến vừa đi vừa khóc.
+ Đoạn 3: Tiếp đến chải bộ lông bờm sau gáy.
+ Đoạn 4: Tiếp đến lẳng lặng bỏ đi.
 + Đoạn 5: Còn lại.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi 
chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng băn khoăn ở đoạn đầu, hồi hộp ở đoạn làm quen sư tử...
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- Để trả lời đúng câu 5, GV có thể giúp các em trả lời một số câu hỏi phụ để toát nội dung câu hỏi SGK.
- Mời HS nêu nội dung chính của bài.
-.GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm một đoạn.
( Từ Nhưng mong muốn hạnh phúc đến chải bộ lông bờm sau gáy.)
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS Kiên nhẫn và dịu dàng , thông minh là đức tính làm nên sức mạnh của phụ nữ và giúp họ sẽ giữ gìn được hạnh phúc gia đình.
- Dặn HS về tìm đọc một số câu chuyện kể nói về tình cảm gia đình.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
- 3 HS đọc, lớp theo dõi.
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
-5HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc .
- 2, 3 em nêu lại.
chính tả ( nghe - viết )
 Bài: Cô gái của tương lai.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
2. Kiến thức: Củng cố, luyện tập viết hoa tên các huân chương , danh hiệu , giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. đồ dùng dạy học.
HS có vở bài tập TV, bút dạ- phiếu viết cụm từ in nghiêng.
II. các hoạt động dạy-học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS viết đúng các tên huân chương , danh hiệu , giải thưởng trong bài tập 2 của gìơ trước.
2 Bài mới.
a) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc bài viết .
 - Y/c 2 -3 HS nêu nội dung bài viết.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
- Y/c HS gấp sách GV đọc để HS viết bài.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
- Mời HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên tổ chức
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
- HS nêu y/c của bài.
- Y/c tự dùng bút chì gạch dưới các cụm từ in nghiêng trong bài.
GV dán tờ phiếu ghi các cụm từ in nghiêng và giúp HS nắm được các cụm từ in nghiêng là tên các danh hiệu ,
Các huân chương, huy chương, danh hiệu vày/c HS chỉ ra cụm từ nào phải viết hoa.
- Y/c 1 HS làm phiếu lên bảng chữa.
- HS - GV nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng và y/c HS nêu cách viết hoa những chữ đó.
 Bài tập 3: Một HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn tìm từ cần điền vào chỗ chấm.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những em HS tích cực 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 em viết bảng, lớp viết nháp rồi nhận xét.
-
 1 HS đọc bài viết ,HS 
dưới lớp theo dõi 
- 2 em nêu nội dung.
- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
- HS phát biểu.
- HS tự làm.
- HS suy nghẫm tìm và phát biểu.
- 2em nêu.
- HS tự viết hoa cho đúng.
2 HS nêu lại.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Soạn 5 / 4 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
tập đọc
Tà áo dài Việt Nam.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền , vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị , kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
3.Thái độ: HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc, không biệt biệt giữa nam và nữ..
II.đồ dùng dạy học. 
Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên 
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc bài thuần phục sư tử và trả lời một số cau hỏi.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
- cho HS xem tranh SGK.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 em học giỏi đọc bài.
- Mời từng tốp 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó.
- Lần 3 : 4 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng nhẹ nhàng cảm hứng ca ngợi , tự hào ve3è tà áo dài Việt Nam...
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lớt bài và trả lời câu hỏi.
- Mời đại diện HS trả lời.
- GV kết luận , nhận xét và tổng kết từng câu..
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn, kết hợp hướng dẫn HS diễn cảm đoạn 1.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục: Y/c HS kể thêm một số loại áo truyền thống của phụ nữ Việt nam từ xưa tới nay.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- 5 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn ), lớp nhận xét bạn đọc.
- H S đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
 - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 2 em nêu.
Soạn 7 / 4 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2007
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết xác định thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ , về quan hệ bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ.
2. Kiến thức: Mở rộng hệ thống hoá những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ . Giải thích được nghĩ của cá từ đó. Biết trao đổi về phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần biết
3.Thái độ.Có ý thức tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bút dạ, phiếu giao bài khổ to.
- Từ điển HS
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa lại bài 2- 3 của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. 
- HS đọc kĩ y/c của bài .
- Cả lớp đọc kĩ nội dung bài, suy nghĩ lần lượt từng câu hỏi a- b- c .
- GV tổ chức cho lớp trao đổi ý kiến , tranh luận từng câu hỏi.
- GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
- GV và HS chốt lại câu trả lời đúng.
Bài tập 2: HS đọc nội dung bài 2
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài một vụ đắm tàu suy nghĩ tìm những phẩm chất chung và riêng của nam và nữ.
- Mời một số em phát biểu.
- GV chốt lại kết quả đúng rồi liên hệ với HS nam và nữ.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm từng yêu cầu của bài và nêu cách hiểu.
- GV giúp HS nắm vững từng câu tục ngữ .
- Liên hệ thực tế hiện nay một số gia đình trọng nam khinh nữ dẫn đến con cái hư hỏng...
- GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ nhắc nhở HS học tập những phẩm chất đáng quý của nam và nữ.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài , xem lại các kiến thức đã học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 em chữa , HS theo dõi nhận xét.
- 1em chữa.
- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm SGK.
 - HS suy nghĩ trao đổi - Đại diện HS nêu kết quả.
-HS trao đổi theo nhóm đôi.
- 3 nhóm đại diện làm phiếu to rồi chữa bài.
- HS và GV chữa bài.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại .Đại diện phát biểu ý kiến.
- Lớp nêu ý kiến tán thành hay không tán thành.
luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu.
( Dấu phẩy )
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập: Điền dấu phẩy vào chỗ chỗ thích hợp trong mẩu chuyện vui.
2. Kiến thức: Củng cố kiến thức về dấu phẩy, nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
3. Thái độ. Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu câu trong đặt câu và làm văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài 3 của giờ trước.
- Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi và chấm than.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1. 
- HS đọc kĩ y/c của bài 1. 
- GV gợi ý HS làm bài: Các em cần đọc chậm rãi 3 câu văn, chú ý dấu phẩy trong mỗi câu văn , sau đó xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- GV chốt lại câu trả lời đúng .
- HS đọc lại bảng tổng kết.
Bài tập 2: HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài .
- Hướng dẫn HS đọc lại cả câu chuyện xem chỗ nào thiếu dấu chấm, dấu phẩy thì điền vào và viết đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS làm bài vào vở bài tập .
- GV chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 em làm bảng, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
- HS tự làm vào vở bài tập
- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.
- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.
- Đại diện vài em chữa bài.
- 2 HS trả lời.
Soạn 6 / 4 Thứ tư  ngày 11 tháng 4 năm 2007
tập làm văn.
ôn tập về tả con vật.
I. Mục đích, yêu cầu.. 
1. Kĩ năng: HS viết đựơc đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
2. Kiến thức: Qua việc phân tích bài văn Chim hoạ mi hót, HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật ( Cấu tạo của bài văn tả con vật , nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát , những chi tiết miêu tả , biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hoá)
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả on vật.
Tranh ảnh một vài con vật xem như gợi ý để HS làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc lại bài văn tả cây cối sau giờ trả bài đã viết lại.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài1. 2 HS đọc nối tiếp đọc bài văn, 1 HS đọc câu hỏi cuối bài.
Mời HS nêu y/c của bài .
Tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi SGK
Mời đại diện trả lời – Gv ghi tóm tắt ý chính.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Mời HS đọc nội dung của bài tập 2.
- Mời HS xác định trọng tâm yêu cầu của đề và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS , nhắc nhở HS viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
- Mời 1 số em nêu tên con vật định tả.
- Gv treo tranh giới thiệu một số con vật.
- GV và HS cùng nhận xét , đánh giá những em có bài viết hay, sáng tạo.
 3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em viết hay.
- Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay .
- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc, lớp theo dõi.
- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại đoạn văn
- Thảo lận từng câu hỏi SGK.
đại diện phát biểu.
- 3em đọc nội dung bài 2.
- 2 em nêu trọng tâm của đề.
- Vài HS nêu bài chuẩn bị.
- HS xem và hoàn thành bài .
- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.
Soạn 2/ 4 Thứ sáu  ngày 13 tháng 4 năm 2007
tập làm văn.
Tả con vật ( kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Dựa trên kién thức có được về tả con vật và kết quả quan sát , HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
2. Kiến thức: Củng cố lại cách làm bài văn tả con vật., 
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, chú ý sử dụng các biện pháp nghệ thuật để bài văn sinh động hơn.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV : Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con vật.
2. Bài mới.
a) .Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài.
- Mời 1 số em đọc đề bài và gợi ý .
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề và phần gợi ý.
Gợi ý hướng dẫn HS chọn và tả được những nét riêng biệt đặc sắc của con vật so với những con vật khác.Chú ý sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật và giác quan khi miêu tả thì bài văn mới sinh động, hấp dẫn.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em tích cực làm bài.
- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc đề bài. 
- HS theo dõi.
- HS tự làm bài vào giấy kiểm tra.
Kể chuyện.
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
 + Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương tiêu biểu về nguời nữ anh hùng hoặc người phụ nữ có tài.
II. Đồ dùng dạy học. 
- Chuẩn bị một số truyện.
III. Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS kể chuyện lớp trưởng lớp tôi.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Mời HS đọc đề bài , Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK.
- Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
- Mời hS nêu trước lớp các câu chuyện đã tìm.
HĐ 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Mời 1 HS đọc lại gợi ý 2.
 - Mời HS kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* GV cho HS thi kể trước lớp. 
- GV mời các tổ cử đại diện kể.
- GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên 
dương bạn kể hay nhất , hiểu về nội dung ý nghĩa câu chuyện hay nhất.Tự nhiên, diễn đạt tốt.
3.Củngcố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương phụ nữ anh hùng và những người phụ nữ tài ba.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS theo dõi
 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện
- 4 HS đọc , lơp stheo dõi.
- 3 HS nêu 
- HS lắng nghe.
- HS kể , lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các tổ thi kể.
- HS và Gv nhận xét đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 30.doc