Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 24

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 24

TẬP ĐỌC

Tiết 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, có xúc cảm

- Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

- Giáo dục học sinh tình yêu đối với cha mẹ và quê hương đất nước .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài thơ SGK

- HS: Đọc trước bài.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24
( Từ ngày 18 /2 đến ngày 22/ 2 năm 2013)
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, có xúc cảm 
- Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Giáo dục học sinh tình yêu đối với cha mẹ và quê hương đất nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ bài thơ SGK
- HS: Đọc trước bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 " Hoa học trò"
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Luyện đọc & tìm hiểu bài:(34phút)
a) Luyện đọc: - Đọc theo đoạn: 
+ Đ 1:11 dòng đầu, Đ2: Còn lại
- Từ ngữ: Khúc hát ru, núi Ka - lưi, mặt trời +Tai:Tên em bé dân tộc Tà Ôi
+Ka Lưi:Tên ngọn núi phía tây TTHuế
b) Tìm hiểu bài: 
- Những công việc của người phụ nữ Tà Ôi:đi đâu, làm gì cũng địu con trên lưng mẹ
 + Người mẹ làm rất nhiều việc: Nuôi con, giã gạo... để góp phần vào việc chống Mỹ cứu nước
- Tình yêu của mẹ đối với con và CM
 + Niềm hi vọng của mẹ đối với con khi con khôn lớn
 + Cái đẹp trong bài thơ là tình yêu của mẹ đối với con và đối với CM
* Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Luyện đọc khổ thơ 1
3. Củng cố, dặn dò: (1 phút) 
HTL 1 khổ thơ ( cả bài ) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời- ghi đầu bài 
- HS: Đọc toàn bài- Chia đoạn 
- HS: Đọc nối tiếp (3 lượt) 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ học sinh đọc
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, ghi bảng
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc cả bài
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ1
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp 
- HS: Đọc thầm học thuộc lòng tại lớp
- HS : 4 – 5 em thi đọc thuộc lòng. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị đọc trước bài : Vẽ về cuộc sống an toàn 
KỂ CHUYỆN
Tiết 24: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	 - Học sinh chọn, kể được câu chuyện về một hoạt động mình đã tham gia
(hoặc chứng kiến) để góp phần giữ (xóm làng, trường học) xanh, sạch, đẹp
 	- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói có cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
- Giáo dục ý thức tự giác thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng giữ môi trường xanh- sạch - đẹp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- GV + HS: Tranh, ảnh về bảo vệ môi trường. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
Kể chuyện ca ngợi cái đẹp, hay phản ánh đấu tranh giữa cái đẹp, cái xấu
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (32phút) 
a) Hướng dẫn tìm hiểu đề: 
Đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn (xóm làng, đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp ?. Hãy kể lại câu chuyện đó.
b) Học sinh tập kể chuyện
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
"Những chú bé không chết" 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra
- HS: 2 em kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc,
- GV: Giới thiệu bài- nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
- GV: Viết đề bài lên bảng, GV hướng dẫn gạch chân những từ trọng tâm xác định đúng yêu cầu của đề
- HS: 3em nối tiếp nhau đọc gợi ý (SGK) 
- GV: Gợi ý ngoài ra các em có thể kể về một hành động khác. VD: Buổi trực nhật
- GV: Treo bảng phụ đã viết vắn tắt dàn ý bài kể chuyện.
- HS: 3 em đọc thầm lại dàn ý - kể chuyện theo cặp
- HS: Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể 
- HS + GV: nhận xét cách kể, ND câu chuyện, cách dùng từ đặt câu...
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài: 
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 2 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 46: MỞ RỘNG VỐN TỪ "CÁI ĐẸP"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đén cái đẹp ;nêu được một trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết 
 	- Dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Biết đặt câu với 1 từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp 
- Giaó dục học sinh yêu thích cái đẹp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 Dấu gạch ngang
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 2. Nội dung bài : (34phút) 
* Bài tập 1: 
P/C quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thống nhất ND
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Người thanh..
- Chuông kêu..
- trông mặt mà...
Bài tập 2: 
VD: Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em...
 Bài tập 3, 4:
Tìm từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp - đặt câu
Tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn...
VD: Vườn hoa hồng nhà em nở đẹp đến mê hồn. 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- HS: 2 em đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em với bố mẹ về việc học tập trong tuần 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
 - GV: Giới thiệu bài bằng lời – ghi bảng
- HS: đọc yêu cầu của bài tập 1, thảo luận làm theo cặp ( chọn từ ngữ thích hợp với nghĩa đã cho).
- HS: Đại diện các cặp phát biểu - nhận xét 
- HS + GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng 
- HS: 3 em học thuộc lòng những câu tục ngữ, tìm hiểu nghĩa các câu tục ngữ đó 
- HS: Đọc thuộc lòng trước lớp, nêu ý nghĩa
- GV: Nêu yêu cầu của bài tập
- HS: chọn một câu tục nhữ đã cho, tìm xem trường hợp nào thì sử dụng câu tục ngữ đó 
- GV: Nêu nhận xét, đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu,HD thực hiện,chia nhóm
- HS: làm bài theo nhóm 
- HS: Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận của nhóm 
- HS + GV: Nhận xét, bổ xung ( nếu cần )
- HS: Nêu một số từ ngữ thuộc nội dung bài 
- GV: Nhận xét tiết học, khen những em làm tốt. Dặn dò HS 
TẬP LÀM VĂN:
Tiết 46: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nắm được những đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
 	- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết .
- Có ý thức trồng bảo vệ cây xanh ở trường và gia đình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh ảnh về cây gạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) L. tập miêu tả các bộ phận của cây cối
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài : (35 phút)
 a) Nhận xét 
 Bài văn Cây gạo có 3 đoạn:
- Đoạn 1:Thời kì ra hoa.
- Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
- Đoạn 3: Thời kì ra quả.
b) Ghi nhớ: 
c) Luyện tập 
* Bài tập 1: 
Xác định đoạn văn và ND chính của từng đoạn:
- Đoạn 1:Tả bao quát thân, cành,
- Đoạn 2: giới thiệu 2 loại trám
- Đoạn 3: Ích lợi của trám đen.
- Đoạn 4: Tình cảm của người tả với trám đen. 
* Bài tập 2:
- Viết một đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây mình thích.
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
 Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn 
- HS: đọc đoạn tả loài hoa, quả em thích 
- Nhận xét cách tả của tác giả trong đoạn văn "Trái vải tiến vua" 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá 
- GV: giới thiệu bài bằng lời – ghi đầu bài 
- HS : Nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- GV: Nhắc lại 3yêu cầu cho HS làm bài - NX
- HS+ GV : nhận xét và chốt lại ý đúng
- HS: 3 em đọc ghi nhớ 
- HS : Nêu yêu cầu của bài 
- GV: HD cách làm bài 
- HS: Làm bài cá nhân: Đọc bài" Cây trám đen". xác định đoạn và ND từng đoạn.
- HS: 2 em phát biểu, nhận xét
- HS + GV : nhận xét, bổ xung cho đủ ý .
- HS: 2 em đọc yêu cầu bài tập.
- GV :Yêu cầu HS viết đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mình thích
- HS: trình bày bài viết trước lớp 
- GV: nhận xét, đánh giá 
- GV: Nhận xét tiết học, HD học ở nhà
Dặn HS chuẩn bị tiết sau
RÈN VIẾT: BÀI TUẦN 24
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng theo mẫu bài tuần 24
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng, đẹp, viết nghiêng; trình bày sạch đẹp. 
- Giáo dục cho HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch sẽ hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Vở luyện viết, bút máy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2phút)
Xuân Diệu; Nguyễn Khoa Điềm; Ngô Văn Phú; Pa-xcan 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1phút)
2. Nội dung rèn: : (35phút)
Rèn viết: Bài tuần 24
- Vịnh Hạ Long, Tô Ngọc Vân, Huy Cận
- Viết khổ thơ: 
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Viết đoạn văn:
Vịnh Hạ Long 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút)
- HS: 2em viết các từ ở bài trước trên bảng
- HS+GV: nhận xét, đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu luyện viết
- HS: đọc các từ trong vở luyện viết, nhận xét cách viết các từ đó.(cách viết tên riêng người Việt Nam, người nước ngoài)
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: đọc các câu thơ, nêu cách trình bày khổ thơ đó.
- HS: đọc đoạn viết theo mẫu, nêu nội dung đoạn văn; viết bài vào vở
- GV: theo dõi, uốn nắn 
- HS: Tự kiểm tra, đánh giá chéo nhau, sau đó cáo cáo kết quả cho GV
- GV: Thu bài 5 em chấm và nhận xét.
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 21tháng 2 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNIC P; Biết đọc đúng một bản tin – giọng hơi nhanh phù hợp nội dung thông báo tin vui 
- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ "Em muốn sống an toàn" Được thiếu nhi cả nước hướng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. 
- Giáo dục ý thức quan tâm đến an toàn trong cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK; tranh vẽ về an toàn giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Luyện đọc& tìm hiểu bài:(34 phút)
a) Luyện đọc: 
 - UNICEP và các số...
 - Đọc câu: UNICEP...sống an toàn
b) Tìm hiểu bài: 
 - Chủ đề cuộc thi là: "Em ...an toàn"
- Các em nhận thức về cuộc thi rất rõ, mỗi bức tranh thể hiện một ND khác nhau.
- "Phòng tranh đẹp, màu sắc...bất ngờ"
- Ấn tượng, giúp người đọc nắm thông tin nhanh.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
 Đoạn" Được phát động...Kiên Giang"
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời, ghi đầu bài 
- HS: Đọc toàn bài- Chia đoạn 
- HS: Đọc nối tiếp (2 lượt) 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ học sinh đọc
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, ghi bảng
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn 
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1 
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét và đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. 
Dạy chiều
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	 - Hiểu được cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? 
 	- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đặt được câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn, người thân trong gia đình .
 	- Giáo dục ý thức sử dụng câu kể Ai là gì ? trong viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 " Mở rộng vốn từ cái đẹp"
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
 a) Nhận xét: 
Câu1, 2: Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
Câu 3: Nêu nhận định về...
 Câu 1: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
 Câu 2: Bạn Diệu Chi/ là HS cũ của trường TH...
 Câu 3: Bạn ấy/ là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
b) Ghi nhớ: (SGK)
c) Luyện tập: 
Bài tập 1: 
Tìm câu kể Ai là gì? nêu tác dụng của câu kể vừa tìm được
Câu 1: G/t về thứ máy mới
 2: Nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên
Bài tập 2: 
 Dùng câu kể Ai là gì?giới thiệu về các bạn trong lớp
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- HS: 2 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ 
- HS+ GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời- Ghi đầu bài 
- HS: Nối tiếp nhau đọc yêu cầu của phần nhận xét 
- HS: Đọc thầm đoạn văn, chú ý 3 câu in nghiêng
- GV hỏi: + Trong 3 câu đó, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
+ Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai ?cái gì ? con gì?
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung 
- GV: hướng dẫn H so sánh với kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
- HS: 2 em đọc nội dung ghi nhớ 
- HS: 2 em nêu yêu cầu bài tập 
- GV: Hướng dẫn thực hiện 
- HS: Làm theo nhóm đôi
- HS: Đại diện nhóm nêu ý kiến 
- HS + GV: nhận xét, bổ xung
- HS: dùng bút chì gạch nối trong VBT,
- HS: Gạch trên bảng phụ 
- HS + GV: nhận xét, bổ xung
- HS : Nêu yêu cầu bài tập 
- HS: Làm bài cá nhân
- HS: 4 em nêu miệng trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét, chốt lại ý đúng 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
CHÍNH TẢ
Tiết 23:Nhớ- viết: CHỢ TẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn thơ ( từ Dải mây trắngđến ngộ nghĩnh đuổi theo sau.) 
- Làm đúng các bài tập Phân biệt tiếng có phụ âm đầu và vần dễ viết sai s/x, hoặc vần ưc/ ưt.
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 Viết 2 từ có chứa âm s/x
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (35 phút)
a) Hứơng dẫn chính tả 
- Từ khó: Dải, trắng, sương hồng lam, tưng bừng, cỏ biếc, lon xon, lom khom, lặng lẽ, ngộ nghĩnh 
b) Viết chính tả 
c) Chấm chữa bài 
d) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 2 ( SGK- 44 ) Chọn tiếng thích hợp với mỗi ô để hoàn chỉnh mẩu chuyện Một ngày và một năm. 
* Thứ tự các từ cần điền: sĩ, úc, sung, sao, lúc, bức 
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- HS: 2 em lên bảng viết 
- GV+ HS: Nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
- HS: 1em đọc toàn bài 
- HS: Nhận xét các hiện tựơng chính tả cách trình bày,chữ cần viết hoa, từ khó
- HS:Trả lời câu hỏi nội dung đoạn văn
- GV: Hướng dẫn học sinh viết từ khó
- HS + GV: Nhận xét, sửa sai.
- GV: Đọc đoạn văn cho HS nghe
- GV: Đọc cho HS viết bài vào vở. 
- HS: Cả lớp nghe- viết vào vở chính 
- GV: Chấm 7 bài và chữa lỗi 
- GV: Hướng dẫn thực hiện( nêu VD) 
- HS: Cả lớp làm bài vào vở bài tập 
- HS: 2 em lên bảng chữa bài
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nhận xét giờ học. Dặn HS viết bài ở nhà cho đẹp.
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 22 tháng 2 năm 2013
TẬP LÀM VĂN.
 Tiết 47: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, đã học để viết một số đoạn văn(còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh
 - Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn miêu tả cây cối hoàn chỉnh 
 	- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- GV: bảng phụ, tranh ảnh về cây chuối tiêu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3phút) 
Đoạn văn trong bài văn tả cây cối
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài : (34phút) 
 a) Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài tập 1: 
- Đ1: Thuộc phần mở bài 
- Đ2 + 3: Thuộc phần thân bài.
- Đ4: Kết luận
* Bài tập 2: 
 Hoàn chỉnh 4 đoạn văn 
Đoạn mở bài : Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả : như na, mít, bưởi , soài .Nhưng em thích nhất là khóm chuối tiêu do chính tay ông em trồng .
Đoạn thân bài : Trông từ xa khóm chuối tiêu như một chiếc ô dù xòe to
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
- HS: 2 em đọc đoạn văn đã làm. - HS+ GV : Nhận xét, đánh giá 
- GV: Giới thiệu bài bằng lời – Ghi đầu bài 
- HS: đọc dàn ý miêu tả cây chuối tiêu
- GV: hỏi từng ý trong dàn ý vừa đọc thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ( cây chuối tiêu )
- HS + GV: nhận xét và chốt lại ý đúng 
- HS: 2 em đọc yêu cầu bài tập, 
- GV: yêu cầu HS hoàn chỉnh từng đoạn văn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu chấm....
- HS: làm cá nhân vào vở 
- HS: Đọc nối tiếp nhau trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét, bổ xung ( nếu cần ) 
- GV: nhận xét, khen những em viết hay
- GV: Nhận xét tiết học, HD học ở nhà
dặn HS hoàn thiện cả 4 đoạn văn vào vở
RÈN TẬP LÀM VĂN
 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS yếu & TB về xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối . HS khá, giỏi dựa theo cách xây dựng đoạn văn đã học để viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cối
- Giáo dục HS ý thức tích cực, chủ động trongg học tập .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Tranh ảnh một số cây cối 
- HS: Dàn bài tả về một cây yêu thích. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì? 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 2. Nội dung rèn: (34 phút)
Bài tập 1: 
Xây dựng 1-2 đoạn văn cây ăn quả
(cây hoa) mà em yêu thích. 
Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát các loại cây(hay qua tranh, ảnh ). Hãy viết 1 bài văn hoàn chỉnh miêu tả về cây mà em yêu thích nhất. 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em trả lời miệng 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nêu yêu cầu, hướng dẫn làm bài
* Nhóm HS yếu và TB
- HS: Đọc thầm lại đề bài 
- HS: Trao đổi, thảo luận nhóm đôi 
- HS: Nêu những điều đã quan sát được 
- GV: Nhận xét và đánh giá 
* Nhóm HS khá, giỏi. 
- HS: Làm bài vào vở 
- HS: 5 em trình bày bài trong nhóm, 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá 
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò HS
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2013
Xác nhận của tổ chuyên môn:
Ngày 18 tháng 2 năm 2013
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2012
 TẬP LÀM VĂN. 
 Tiết 48: TÓM TẮT TIN TỨC 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
 	- Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin 
- Giaó dục ý thức tích cực, tự giác trong học tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Bảng phụ viết lời giải phần nhận xét
- HS: Xem trước bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Nội dung bài : (34 phút)
a) Phần nhận xét 10'
* Bài tập 1: (a, b): Gồm 4 đoạn :
- 1: Cuộc thi vẽ em... toàn vừa được tổng kết.
- 2: ND, kết quả cuộc thi.
- 3: Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
- 4: Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
( c.) Vẽ về cuộc sống an toàn...
* Bài tập 2:
b) Ghi nhớ: 3'
c) Phần luyện tập 16'
* Bài tập 1:Tóm tắt tin bằng 3,4câu
 Bài tập 2:
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- GV : Nêu yêu cầu kiểm tra
- HS : 2 em đọc đoạn văn giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh đoạn văn 
- HS + GV : nhận xét, đánh giá 
- GV : Giới thiệu bài nêu mục đích 
 - HS: đọc yêu cầu bài tập, thực hiện các yêu cầu này theo nhóm 
- GV : Nhắc lại 3 yêu cầu cho HS làm bài 
- HS : làm bài cá nhân vào vở bài tập 
- HS: Trình bày bài viết trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung ( nếu cần )
 - HS: Lần lượt đọc tóm tắt bản tin.
 - HS + GV : Nhận xét, bổ sung
 - HS: Thực hiện yêu cầu vào vở bài tập. - - GV: Chốt lại ý kiến đúng( phần ghi nhớ)
 - HS: 3 em đọc ghi nhớ - HS: 2 em nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm bản tin làm bài vào vở bài tập 
- HS: 3 em đọc bản tin đã tóm tắt 
- HS + GV : Nhận xét, đánh giá
- GV :Hướng dẫn gợi ý cách làm bài
- HS: Làm vào giấy, trình bày.
 - GV : Nhận xét chốt lại ý đúng. 
 - GV : Nhận xét tiết học,dặn HS chuẩn bị tiết "Luyện tập tóm tắt tin tức "

Tài liệu đính kèm:

  • docTV Tuần 24.doc