Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 30

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 30

TẬP ĐỌC

 Tiết 58: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê-vi-la, Tây – ban-nha, Ma –gien-lăng, Ma-tan). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma–gien-lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma–gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

- Giáo dục HS ham thích tìm tòi khám phá điều mới lạ.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
( Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4 năm 2013)
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 1 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC
 Tiết 58: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê-vi-la, Tây – ban-nha, Ma –gien-lăng, Ma-tan). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma–gien-lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma–gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Giáo dục HS ham thích tìm tòi khám phá điều mới lạ. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - GV : Ảnh chân dung Ma –gien-lăng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3phút) 
 " Trăng ơi... từ đâu đến?”
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Luyện đọc& tìm hiểu bài:( 34phút)
a) Luyện đọc: 
 - Đọc theo đoạn : 6 đoạn 
 - Từ ngữ : Xê-vi-la, Tây- ban-nha, Ma –gien-lăng, Ma-tan ; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm
 - Đọc cả bài 
b) Tìm hiểu bài: 
 - Mục đích củaMa- Gien-Lăngvà đoàn thám hiểm :Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới....
- Những khó khăn ông và đoàn vượt qua 
+ Thức ăn cạn, hết nước ngọt, đánh nhau với cướp biển ... Đi 5 thuyền,...
- Hành trình của Ma- Gien-Lăng và đoàn thám hiểm đi ý c là đúng.
* Những phát hiện mới của các nhà thám hiểm
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
Đoạn: ”Vượt Đại tây Dương...ổn định được tinh thần”
3. Củng cố, dặn dò: ( 2phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời ghi bảng 
- HS: Đọc toàn bài- Chia đoạn 
- HS: Đọc nối tiếp ( 2 lựơt) 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ khó đọc 
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần 
lựơt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn 
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3 
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét và đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài Dòng sông mặc áo
KỂ CHUYỆN
Tiết 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm có nhân vạt, ý nghĩa
 	 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn chuyện) đã kể và biết trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện(đoạn truyện) 
 	- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 	 - GV: Chuẩn bị một số truyện về du lịch, thám hiểm
 + Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, dàn ý bài kể chuyện
 - HS: Chuẩn bị bài trước 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
 Đôi cánh của Ngựa Trắng, nêu ý nghĩa của truyện.
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: ( 1 phút) 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
 ( 32 phút) 
a, Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
 Kể lại một câu chuyện được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm .
b- Thực hành kể chuyện - trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em kể chuyện một hai đoạn 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời, ghi đầu bài; viết đề bài lên bảng
- HS: 3 em đọc đề bài
- HS: Cả lớp đọc thầm lại đề bài và xác định yêu cầu trọng tâm 
- GV: Gạch dưới các từ quan trọng
- HS: 4 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 
- GV: Hướng dẫn gợi ý cho học sinh 
- HS: Cả lớp nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể. 
- HS + GV: Nêu nhận xét, bổ sung. 
- GV: Nêu yêu cầu, hướng dẫn làm bài. 
- HS: Từng cặp kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS: 4- 6 em thi kể trước lớp 
Nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- HS + GV: nhận xét, bình chọn
- GV: Nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2013
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 57: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự ; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phiếu ghi lời giải BT2, 3 (phần nhận xét) .Giấy khổ to để làm bài tập 4 (phần luyện tập)
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 Mở rộng vốn từ du lịch- thám hiểm
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài: (2 phút) 
2. Phần nhận xét: (33 phút) 
 Bài tập 2,3: 
Câu nêu yêu cầu, đề nghị
 Lời của ai?
 Nhận xét 
- Bơm cho...
trễ giờ học rồi
- Vậy...lấy vậy
Hùng nói với bác Hai
Hùng nói với bác 
Yêu cầu bất lịch sự vơí bác
Bài tập 4:
 Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? 
 - Lịch sự khi yêu cầu đề nghị.... phù hợp
 - Cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị ..
* Ghi nhớ(SGK) 
3. Luyện tập 
 Bài tập1
 VD: Lan ơi, cho mình mượn cái bút.
 Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
 Bài tập 2
 Cách b, c, d là những cách nói lịch sự trong đó cách c,d có tính lịch sự cao. 
 Bài tập 4 
 VD: Bố ơi cho con tiền để con mua một quyển sổ ạ
 - Bác ơi cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc có đđược không ạ
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- H: 2 em làm lại bài tập 1,3 
- HS + GV: Nêu nhận xét đánh giá
- GV: Giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu
- HS: 4 em nối tiếp nhau đọc các bài tập 1,2,3,4
 + Đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1và trả lời lần lượt các câu hỏi 2,3,4.
- GV: Hướng dẫn thực hiện 
- HS: Phát biểu ý kiến 
- GV: Nhận xét chốt ý đúng
- HS: Trao đổi và trả lời câu hỏi 
- HS + GV: nhận xét - chốt ý đúng
- HS : Trao đổi và trả lời câu hỏi
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng.
- HS: 2 em đọc ghi nhớ; lấy ví dụ minh hoạ 
- HS: 2 em đọc yêu cầu của bài 
- GV: Hướng dẫn cách thực hiện
- HS: Trao đổi theo cặp - lựa chọn câu nói lịch sự. 
 + Tiếp nối nhau phát biểu - nhận xét
- HS + GV: nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS: 2 em đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu 
- HS+GV: nhận xét 
- Lựa chọn câu nói lịch sự HS làm vào phiếu; các HS khác làm vào vở.
 Đọc đúng ngữ điệu bài làm của mình
- HS + GV: nhận xét những bài làm trên phiếu và một số bài ở vở viết 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị tiết sau 
TẬP LÀM VĂN.
Tiết 57: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được cấu tạo ba phần(MB, TB, KB) của bài văn miêu tả con vật 
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật nuôi trong nhà.
- Giáo dục ý thức yêu quý, chăm sóc con vật nuôi trong nhà 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ một số con vật nuôi trong nhà 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
 NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
B. Bài mới
 1.Giới thiệu bài: (1 phút)
 2. Nội dung bài: (35 phút)
 a) Nhận xét: 
- Mở bài(đoạn 1) Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài
 - Thân bài(đoạn 2): tả hình dáng con mèo
+ Đoạn 3 tả hoạt động, thói quen 
 - Kết luận(đoạn 4)Nêu cảm nghĩ về con mèo
b) Ghi nhớ(SGK)
c) Luyện tập 
 VD: về dàn ý bài văn miêu tả con mèo
 + Mở bài: Giới thiệu về con mèo
 + Thân bài: - Ngoại hình của con mèo: lông, đầu, hai tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria
 - Hoạt động chính của mèo : bắt chột, đùa giỡn của con mèo
 + Kết bài: Cảm nghĩ về con mèo
 3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
- HS: 2em nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- HS +GV: Nêu nhận xét, đánh giá. 
- GV: Giới thiệu bài và nêu yêu cầu
- HS: Đọc nội dung bài tập
- GV: Hướng dẫn thực hiện 
- HS: Đọc bài văn mẫu con mèo Hung
 + Phân đoạn bài văn
 + Xác định nội dung chính của mỗi đoạn 
 + Nêu nhận xét về cấu tạo của bài
- HS : Phát biẻu ý kiến 
- HS +GV: Nhận xét bổ sung chốt nội dung cần nghi nhớ 
- HS: 3 em đọc ghi nhớ 
- HS: 2 em đọc yêu cầu của bài 
- GV: Treo tranh ảnh của một số con vật 
- GV: HD quan sát và chọn con vật nuôi gần gũi, lập dàn ý một con vật nuôi mà em yêu thích .Yêu cầu dàn ý cụ thể, chi tiết (HS tham khảo bài văn mẫu)
 + Các HS khác làm vào vở 
 nối tiết nhau đọc dàn ý của mình
- HS: 4 em trình bày dàn ý trước lớp 
- HS+GV: Nhận xét sửa sai. 
- GV: Nêu nhận xét tiết học. Dặn dò HS Quan sát ngoại hình con mèo hay con chó
LUYỆN VIẾT: BÀI TUẦN 29
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng theo mẫu bài tuần 29
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng, đẹp, viết nghiêng; trình bày sạch đẹp. 
 - Giáo dục cho HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch sẽ hơn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Vở luyện viết, bút máy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2phút)
Ga-li-lê; Cô-péc-ních 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1phút)
2. Nội dungbài: (35phút)
 Luyện viết: Bài tuần 29
- Viết tên địa danh: A-rập; Ấn Độ; Bát-đa; Sa Pa
- Viết khổ thơ: 
 Trăng ơitừ đâu đến?
..
Lửng lơ lên trước nhà
- Viết đoạn văn: 
 Ai nghĩ ra các chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: ( 2phút)
- HS: 2em viết các từ ở bài trước trên bảng
- HS+GV: nhận xét, đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu luyện viết
- HS: đọc các từ trong vở luyện viết, nhận xét cách viết các từ đó, cách viết tên địa danh nước ngoài và VN
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: đọc các câu thơ, nêu cách trình bày khổ thơ đó.
- HS: đọc đoạn viết theo mẫu, nêu nội dung đoạn văn; viết bài vào vở
- GV: theo dõi, uốn nắn 
- HS: Tự kiểm tra, đánh giá chéo nhau, sau đó cáo cáo kết quả cho GV
- GV: Thu bài 5 em chấm và nhận xét.
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 59: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc của dòng sông quê hương.
- Hiểu được nội dung của bài Ca ngợi vẻ đẹp dòng sông quê hương.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Luyện đọc& tìm hiểu bài: (34phút) 
a) Luyện đọc:
- Đọc theo khổ thơ: 
 + Đ1: 8 dòng đầu ( màu áo của dòng sông các buổi sáng, trưa, chiều, tối). +Đ2: 6 dòng còn lại ( màu áo của dòng sông lúc đêm khuya, trời sáng).
- Từ ngữ: Điệu, hây hây, ráng vàng, nép, lặng yên, ngẩn ngơ, nhòa,
- Đọc cả bài. 
b) Tìm hiểu bài: 
- Vẻ đẹp của dòng sông: 
+ Tác giả nối dòng sông điệu : Vì dòng sông luôn thay đổi sắc màu giống như con người đổi màu áo
- Từ chỉ màu sác: Lụa đào, áo xanh,....
* Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình.
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời- ghi đầu bài lên bảng. 
- HS: Đọc cả bài. 
- HS: Đọc tiếp nối theo khổ thơ 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ học sinh đọc
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, ghi bảng
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc cả bài
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ1 
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trớc lớp 
- HS: Đọc thầm học thuộc lòng tại lớp
- HS : 4 – 5 em thi đọc thuộc lòng. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị đọc " Ăng- co Vát"
Dạy chiều
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 58: MỞ RỘNG VỐN TỪ "DU LỊCH THÁM HIỂM"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến Du lịch thám hiểm 
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lich, thám hiểm viết đoạn văn về du lịch hoặc thám hiểm.
- Giáo dục HS trí tò mò, sự sáng tạo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV: Bảng phụ viết ND bài tập1,2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3phút) 
 Giữ phép lịch sự..., làm lại BT 4 
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Hướng dẫn làm bài tập : (34phút) Bài tập 1( 116) 
Tìm từ liên quan đến hoạt động du lịch:
a, Đồ dùng cần cho chuyến đi:
b, Phương tiện giao thông:
c,.... d, ..
Bài tập 2: 
 Tìm từ liên quan đến hoạt động thám hiểm 
 Bài tập 3
Viết đoạn văn nói về du lịch thám hiểm, vận dụng một số từ ở bài 1, 2.
3. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra
- HS: Trả lời miệng
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Giới thiệu bài liên quan tiết trước
- HS: Nêu yêu cầu và ND của bài tập.
- GV: Yêu cầu các em đọc kĩ đề bài.
- HS: Làm bài vào vở, ghi lên bảng câu trả lời đúng và nêu miệng 
- HS + GV: nhận xét chốt ý đúng.
- HS: nêu yêu cầu và ND của bài tập.
- GV: Gợi ý hướng dẫn thực hiện 
- HS: Mỗi em đặt 1- 2 câu, nối tiếp nhau 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung 
- HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn nói về du lịch hoặc thám hiểm.
- HS: 4 em đọc đoạn văn đã viết 
- GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng 
- GV: Nhận xét, dặn dò HS xem bài" Câu cảm "
Ngày kiểm tra: Thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Kiểm tra (đọc): Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đọc đã học khoảng 85 tiếng/phút. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn văn.
	- Kiểm tra (viết): Nghe, viết đúng bài chính tả tốc độ khoảng 85 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
	- Biết viết bài văn miêu tả theo yêu cầu của đề bài.
II. Đề bài:(Do Phòng Giáo dục và Đào tạo ra đề.
Kiểm tra của ban giám hiệu
Ngày tháng 4 năm 2013
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày 1 tháng 4 năm 2013
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTV Tuần 30.doc