Giáo án môn Toán 4 - Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật

Giáo án môn Toán 4 - Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật

I. MỤC TIÊU:

- Vẽ được HCN, HV (bằng thước kẻ và ê-ke)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thước thẳng, ê ke.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 5900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT 
I. MỤC TIÊU:
- Vẽ được HCN, HV (bằng thước kẻ và ê-ke)
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Thước thẳng, ê ke.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cách vẽ hai đường thẳng song song và cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là hình vuông không?
- Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ. 
- GV nêu ví dụ: vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, và chiều rộng 2 cm.
- GV yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK giới thiệu:
+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4cm. GV vẽ đoạn thẳng CD lên bảng.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2 cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
HĐ2: Hướng dẫn vẽ hình vuông.
* GV hướng dẫn tương tự như hướng dẫn vẽ hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD và hỏi HS:
+ Các góc ở các đỉnh của hình vuông ABCD có là hình vuông không?
- Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông ABCD.
- GV nêu ví dụ: vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 4 cm
- GV yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK giới thiệu
+Nªu c¸ch vÏ h×nh ch÷ nhËt, h×nh vu«ng.
Luyện tập:
Bài 1: (Hoạt động cá nhân, vẽ vào vở ).
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. GV yêu cầu HS tính chu vi hình chữ nhật.
- GV nhận xét cho điểm học sinh.
Bài 2 : (Thảo luận nhóm đôi, làm vở).
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai cạnh chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS khác nhận xét bổ sung.
- Các góc ở bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là hình vuông.
- Cạnh MN song song với cạnh QP
- Cạnh MQ song song với cạnh NP
- Lắng nghe và thực hành vẽ.
- HS vẽ ra giấy nháp.
 A	B
 C	D
- Cạnh AB song song với cạnh CD,
- Cạnh AC song song với cạnh BD,
- Lắng nghe và thực hành vẽ.
- Hs vẽ vào vở nháp.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS vẽ vào vở.
- HS nêu các bước vẽ như phần bài học SGK.
- Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) 2 = 16(cm)
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình. 
- Yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
GV lưu ý: tuy cùng số đo là 16 nhưng đơn vị đo của chu vi là cm, đơn vị đo của diện tích là 16 cm2.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào vở, hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuông của vở ô li để vẽ hình.
- Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông (to hoặc nhỏ) giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
- HS vẽ vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Chu vi hình vuông là:
 4 × 4 = 16 (cm)
 Diện tích hình vuông là:
 4 × 4 = 16(cm2)
- HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS vẽ hình vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài hai đường chéo.
+ Dùng ê ke để kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo.
- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau.
- HS nhắc lại.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ hình vuông.
- Về nhà luyện vẽ thêm các góc đã học, hình đã học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuc hanh ve HCN.doc