Giáo án môn Toán 4 - Tuần 15

Giáo án môn Toán 4 - Tuần 15

I/ MỤC TIÊU :

* Giúp HS :

- Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 12 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 2603Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
TIẾT: 71
Ngày dạy: / / 20
Chia hai số 
có tận cùng là các chữ số 0
I/ MỤC TIÊU :
* Giúp HS : 
Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng tính bằng 2cách.
 ( 15 x 24) :6
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
- Gọi HS nêu quy tắc chia một tíchá cho một sớ.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu – ghi tựa.
2/ Hướng dẫn bài mới :
Phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng).
- Viết lên bảng phép chia 320 : 40 và Y/c HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- Khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp cùng làm theo cách sau cho tiện lợi : 320 : (10 x 4).
* Vậy 320 :40 được mấy ?
* Em có nhận xét gì vềù kết quả 320 : 40 và
 32 : 4 ?
* Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 ?
- Nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- y/c HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng theo trường hợp vừa nêu trên.
Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
Phép chia 32000 : 400 (trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia).
- Viết lên bảng phép chia 32000 : 400 và Y/c HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
- Khẳng định các cách tính trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách làm sau cho tiện lợi hơn : 32000 : (100 x 4).
* Vậy 32000 chia 400 được mấy ?
* Em có nhận xét gì về kết quả 32000 : 400 và 320 : 40 ?
* Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4.
- Nêu kết luận : Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4.
- Y/c HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
- Nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.
* Vậy khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
- Y/c HS nhắc lại kết luận.
3/Luyện tập, thực hành :
Bài 1 – tr80 :
* Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS cả lớp tự làm bài.
- Y/c HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 – tr80 : 
* Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài câu a, HS K,G làm hết.
.
Bài 3 – tr80 :
- Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS tự làm bài câu a, HS K,G làm hết.
- Chấm 1 sớ tập, nhận xét thớng nhất kết quả.
3/ Củng cố - dặn dò :
- HS thi đua, tiếp sức, ghi S, Đ
- Viết lên bảng các phép chia sau :
a/ 1200 : 60 = 200
b/ 1200 : 60 = 2
c/ 1200 : 60 = 20
-* Trong các phép chia trên, phép chia nào tính đúng, phép chia nào tính sai ? 
- Tổng kết giờ học, dặn ø HS làm lại các bài đã học.
- Chuẩn bị bài :”Chia cho sớ có hai chữ sớ”
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
C1:(15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
C2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60
- vài HS nêu.
- Nghe.
- Suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình 
320 : (8 x 5); 320 : (10 x 4); 320 : (2 x 20); ..
Thực hiện tính :
320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8
-320 : 40 = 8
Hai phép chia cùng có kết quả là 8.
- Nếu cùng xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4.
Nêu kết luận.
- 1HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm vào giấy nháp.
 32þ 4þ
 0 8
Suy nghĩ sau đó nêu cách tính của mình :
32000 : (80 x 5) ; 32000 : (100 x 4) ; 32000 : (2 x 200); ..
- Thực hiện tính :
32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4 = 80.
- 32000 : 400 = 80.
- Hai phép chia cùng có kết quả là 80.
- Nếu cùng xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thìta được 320 và 4.
Nêu lại kết luận.
1 HS lên bảng thực hiện:
320þþ 4þþ
 00 80
 0
- Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
1 HS đọc lại.
chúng ta thực hiện phép tính (Tính).
- HS làm bài bảng con, đặt tính.
-Kết quả: 7 ; 9 ; 170 ; 230
- .. tìm x.
- HS làm vở, 2HS làm bảng phụ.
a/ x x 40 = 25600 b) x x 90 = 37800
 x = 25600 : 40 x = 37800 : 90
 x = 640 x = 420
- 1 HS đọc đề.
-1 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
Bài giải :
a/ Số toa xe loại chở 20 tấn là :
180 : 20 = 9 (toa xe).
b/ Số toa xe loại chở 30 tấn là :
180 : 30 = 6 (toa xe)
Đáp số : a/ 9 toa xe b/ 6 toa xe
- Đọc các phép chia.
Trả lời : a/ sai ; b/ sai ; c/ đúng.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
TIẾT: 72
Ngày dạy: / / 20
Chia cho số có hai chữ số 
I/ MỤC TIÊU :
* Giúp HS : 
Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tìm x.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu – ghi tựa.
b/ H/d thực hiện phép chia cho số có hai chữ số :
Phép chia 672 : 21(Trường hợp chia hết).
Đi tìm kết quả :
- Viết lên bảng phép chia 672 : 21 và Y/c HS sử dụng tính chất một số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia.
* Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu ?
- Giới thiệu : Với cách làm trên mất thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia có một chữ số.
Đặt tính và tính :
- Y/c HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21.
* Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào ?
* Số chia trong phép chia này là bao nhiêu ?
- Vậy khi thực hiện phép chia chúng ta nhớ lấy 672 chia cho số 21 , không phải là chia cho 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 chỉ là các chữ số của 21.
- Y/c HS thực hiện phép chia.
- Nhận xét cách thực hiện phép chia của HS, sau đó thống nhất lại với HS cả lớp cách chia đúng như SGK đã nêu :
* Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết ? Vì sao ?
Phép chia 779 : 18(Trường hợp chia có dư)
- Viết lên bảng phép chia trên và Y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. 
- H/d HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
* Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
* Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì ?
Nêu lưu ý :
+ Để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh, chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục. Ví dụ 75 : 17 và Y/c HS nhẩm. Khi đó, chúng ta giảm dần thương xuống còn 6, 5, 4, . và tiến hành nhân và trừ nhẩm.
+ Giới thiệu tiếp : Để tránh phải thử nhiều, chúng ta có thể làm tròn các số trong phép chia 75 : 17 như sau : 75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80; 17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20; sau đó lấy 8 chia 2 được 4, ta tìm được thương là 4, ta nhân và trừ ngược lại.
+ Nguyên tắc làm tròn là ta làm đến tròn chục gần nhất, ví dụ các số 75, 76, 87, 88 , 89 có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm tròn lên đến số tròn chục 80, 90. Các số 41, 42, 53, 64, có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40, 50, 60,
- Cho cả lớp tập ước lượng với các phép chia khác. Ví dụ : 75 : 23; 
- Cho HS nhẩm để tìm thương : 81 : 19; 72 : 18;..
3/ Luyện tập, thực hành :
Bài 1 – tr81 : Đặt tính rồi tính :
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- Chấm 1 sớ tập, nhận xét, thớng nhất kết quả.
Bài 2 – tr81: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lơp.
- Y/c HS tự tóm tắt đề bài và làm.
Bài 3 –tr81 : ( nếu còn thời gian)
- HS K,G tự làm bài và sửa.
3/ Củng cố - dặn dò :
- Tổng kết giờ học, dặn HS làm lại các bài đã làm.
- Chuẩn bị bài:” Chia cho sớ có hai chữ sớ” (tt).
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm nháp.
a/ x x 40 = 25600 
 x = 25600 : 40 
 x = 640
- Nghe.
Thực hiện :
672 : 21 = 672 : (3 x 7)
 = (672 : 3) : 7
 = 224 : 7 = 32
- 672 : 21 = 32.
Nghe giảng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- Là 21.
 672 21 . 
63 32
 42
 42
 0
 672 : 21 = 32
-Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào nháp.
Nêu cách tính của mình.
.là phép chia có số dư bằng 5.
.số dư luôn nhỏ hơn số chia.
Theo dõi.
Đọc các phép chia.
- Nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại. Ví dụ : Nhẩm 7 chia 2 được 3, vậy 75 chia 23 được 3; 23 nhân 3 bằng 69, 75 trừ 69 bằng 6; vậy thương cần tìm là 3.
Cả lớp nhẩm tìm thương.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi hS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm vào vở.
Kết quả đúng :
a) 12 ; 16 (dư 20) ; b) 7 ; 7 (dư 5)
- Đọc đề.
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt :
15 phòng : 240 bộ.
1 phòng : .bộ ?
Bài giải :
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là :
240 : 15 = 16 (bộ).
 Đáp số : 16 bộ.
a/ x x 34 = 714 b) 846 : x = 18
 x = 714 : 34 x = 846 : 18
 x = 21. x = 47
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
TIẾT: 73
Ngày dạy: / / 20
Chia cho số có hai chữ số (tt)
I/ MỤC TIÊU :
* Giúp HS : 
Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
 288 : 24 ; 397 : 56
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu – ghi tựa.
2/ H/d thực hiện phép chia :
Phép chia 8192 : 64 (chia hết)
- Viết lên bảng phép chia trên và Y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
* Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Chú ý H/d thêm cách ước lượng thương trong các lần chia :
179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 (dư 5)
512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3)
Phép chia 1154 : 62 (chia có dư)
- Viết lên bảng phép chia trên và Y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp.
- H/d lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
* Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
* Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
- Chú ý H/d thêm HS cách ước lượng thương trong mỗi lần chia:
115 : 62 có thể ước lượng 11: 6 = 1 (dư 5)
 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 (dư 5 )
3/ Luyện tập, thực hành :
Bài 1 – tr82 : Đặt tính rồi tính :
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- Chấm 1 sớ vở, nhận xét, thớng nhất kết quả.
Bài 3 – tr82 : Tìm x :
- Y/c HS tự làm câu a, HS K,G làm hết.
- Y/c HS cả lớp nhận xét và giải thích cách tìm x của mình.
Nhận xét và cho điểm.
Bài 2 –tr82 : ( nếu còn thời gian)
- HS K,G tự làm bài và nêu kết quả.
4/ Củng cớ - dặn dò :
- Tổng kết giờ học, dặn HS làm lại các bài đã học.
- Chuẩn bị bài:”Luyện tập”
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- kết quả: 12 ; 7 (dư 5)
- Nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
 8192 64 .
 64 128
 179
 128
 512
 512
 0
Vậy 8192 : 64 = 128
- .là phép chia hết.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
 1154 62 . 
 62 18
 534
 496
 38
Nêu cách tính của mình.
là phép chia có số dư bằng 38.
-Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
Kết quả đúng :
a) 57 ; 71 (dư 3) ; b) 123 ; 127 (dư 2)
 a/ 75 x x = 1800 b) 1885 : x = 35
 x = 1800 : 75 x = 1855 : 35
 x = 24 x = 53
 Bài giải
Ta có : 3500 : 12 = 291 (dư 8)
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc.
Đáp số : 291 tá; thừa 8 chiếc bút.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
TIẾT: 74
Ngày dạy: / / 20
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
* Giúp HS :
Thực hiện được phép chia số có bớn chữ số cho sớ có hai chữ sớ ( chia hết, chia có dư)
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
 4674 : 82 ; 9146 : 72
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu – ghi tựa.
2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 – tr83 : 
* Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài.
- Chấm 1 sớ vở.
- Khi sửa Y/c HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện tính của mình.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 2 – tr83 : 
* Bài tập Y/c chúng ta làm gì ?
- Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo thứ tự nào ?
- Y/c HS làm bài câu b, HS K,G làm hết.
- Nhận xét, thớng nhất kết quả.
Bài 3 – tr83 :( nếu còn thời gian)
- HS K,G tự làm và sửa.
- Gợi ý các bước giải :
Mỗi chiếc xe đạp có mấy bánh ?
Vậy lắp được một chiếc xe đạp thì cần bao nhiêu chiếc nan hoa ?
3/ Củng cớ – dd : 
- Tổng kết giờ học, dặn HS làm lại các bài đã học.
- Chuẩn bị bài:”Chia cho sớ có hai chũ sớ” (tt)
- 2HS lê bảng tính, lớp làm nháp.
- Kết quả: 57 ; 127 (dư 2)
- Nghe.
- Đặt tính rồi tính.
- 2HS làm bảng phụ, lớp làm vở.
Kết quả đúng :
a) 19 ; 16 (dư 3) ; b) 273 ; 237 (dư 33)
- .tính giá trị của biểu thức.
- chúng ta thực hiện phép nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
b/ 46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123 = 46980
 601759 –1988 : 14 = 601759 –142= 601617
a/ 4237 x18 –34578 =76266 –34578 =41688
 8064 : 64 x 37 = 126 x 37 = 4662
- .2 bánh.
thì cần 36 x 2.
 Bài giải :
Số nan hoa cần để lắp một chiếc xe là :
36 x 2 = 72 (nan hoa).
Ta có : 5260 : 72 = 73 (dư 4)
Vậy 5260 nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và thừa ra 4 nan hoa.
Đáp số : 73 xe đạp, thừa 4 nan hoa.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
TIẾT: 75
Ngày dạy: / / 20
Chia cho số có hai chữ số (tt)
I/ MỤC TIÊU :
* Giúp HS : 
Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm.
 9009 : 33 ; 9276 : 39 
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài :
Nêu mục tiêu – ghi tựa.
2/ H/d thực hiện phép chia :
Phép chia 10150 : 43 (chia hết)
- Viết lên bảng phép chia trên và Y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp
- H/d lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
10105 43 . 
 150 235
 215
 0
 Vậy: 10105 : 43 = 235
* Phép chia 10150 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Chú ý H/d HS ước lượng thương trong các lần chia :
101 : 43 có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2).
150 : 43 có thể ước lượng 15 : 4 = 3 (dư 3).
215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5.
+ Chú ý : từ bài này HS không viết kết quả của phép nhân thương trong mỗi lần chia với số chia vào phần đặt tính để tìm số dư.
b/ Phép chia 26345 : 35 (chia có dư)
- Viết lên bảng phép tính chia trên và Y/c HS thực hiện đặt tính và tính.
- Theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp.
- H/d lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
26345 35 .
 184 752
 095
 25
 Vậy: 26345 : 35 = 752 (dư 25)
* Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
* Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
- H/d HS cách ước lượng thương trong các lần chia :
263 : 35 có thể ước lượng 26 : 3 = 8 (dư 2) hoặc làm tròn rồi chia 30 : 4 = 7 (dư 2).
184 : 35 có thể ước lượng 18 : 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5.
95 : 35 có thể ước lượng 9 : 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2).
- H/d HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. Ví dụ ở lần chia thứ nhất :
263 chia 35 được 7, viết 7;
7 nhân 5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 nhớ 4;
7 nhân 3 bằng 21 , thêm 4 bằng 25; 26 trừ 25 bằng 1, viết 1.
- Khi thực hiện tìm số dư, ta nhân thương tìm được lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư lần đó.
3/ Luyện tập, thực hành :
Bài 1 – tr84 : Đặt tính rồi tính:
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- Chấm 1 sớ tập, nhận xét, thớng nhất kết quả.
- Chữa bài (lưu ý chữa kĩ các bước nhân trừ nhẩm) và cho điểm.
Bài 2 – tr84: ( nếu còn thời gian)
- HS K,G tự làm bài và sửa.
4/ Củng cớ – dặn dò :
- Tổng kết giờ học, dặn HS làm lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài:”Luyện tập”
- 2 HS lên bảng làm bài,lớp làm nháp..
- Kết quả : 273 ; 237 (dư 33)
- Nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
- Nêu cách tính của mình.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải
-Vậy 10105 : 43 = 235
- là phép chia hết.
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
- Nêu cách tính của mình.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- .là phép chia có số dư bằng 25.
Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
Theo dõi.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Kết quả:
a) 421 b) 1234
 658 (dư 44) 1149 (dư 33)
Bài giải
1giờ 15phút = 75 phút.
38km400m = 38400m.
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là :
38400 : 74 = 512 (m)
Đáp số : 512m.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN_T15.doc