Giáo án môn Toán 4 - Tuần 8

Giáo án môn Toán 4 - Tuần 8

I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:

+ Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.

+ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.

+ Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.

- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.

- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ học sinh học sinh học nhóm

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra: Bài tập số 3.

B. Dạy học bài mới

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 6294Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Thứ hai ngày 11 thắng 10 năm 2010 
 Toán
 Tiết 36 : luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
+ Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
+ áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
+ Giải bài toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ học sinh học sinh học nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Bài tập số 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1: Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập. Cho cả lớp làm vở, gọi bốn em lên làm, học sinh nhận xét bổ sung chốt lại kết quả đúng: 
a. 2814 + 1429 =
 3925 + 618 =
b. 26387+ 14075=
 54293 + 61934 =
a) 7289; 5078 b) 49672; 123879
Bài 2: Học sinh đọc bài nêu yêu cầu bài tập, cho cả lớp làm vở, gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh khác nhận xét chốt lại kết quả và giải thích cách làm:
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 = 178
 67+ 21 + 79 = 67 + (21 + 79 ) = 67 + 100 = 167
 408 + 85 + 92 = ( 408 + 92 ) + 85 = 500 + 85 = 585
 b) 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15 ) = 789 + 300 = 1089
 448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) + 594 = 500 + 594 = 1094
 677 + 969 + 123 = ( 677 + 123 ) + 969 = 800 + 969 = 1769
Bài 3: Tìm x? Cho học sinh làm nhóm đôi, đại diện nhóm lên làm trình bày bài:
x - 306 = 504 b) x + 254 = 680
x = 504 + 306 x = 680 - 254
x = 810 x = 426
Bài 4: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
 a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là:
 79 + 71 = 150 ( người) 
 b) Sau hai năm số dân của xã đó có là
 5256 + 150 = 5406 ( ngời ) 
Đáp số: 5406 ngời.
Bài 5: Hướng dẫn về nhà.
4.Củng cố - Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn hs làm bài 5.
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán
 Tiết 37 : tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng hai cách.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Giáo dục các em ý thức học tốt.
`II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết sẵn ví dụ SKG.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Bài tập số 5.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
a) Giới thiệu bài toán: Giáo viên nêu ví dụ cho học đọc lại bài toán hỏi Bài toán cho biết gì? ( Cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. ) Bài toán hỏi gì? ( Bài toán yêu cầu tính hai số ). 
b) Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán như trong sách giáo khoa. 
c) Hướng dẫn học sinh giải cách 1: Cho học sinh suy nghĩ tìm ra cách làm. Hỏi Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? ( Là hiệu của hai số ). Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào? ( Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.) Vậy tổng mới là bao nhiêu? ( Tổng mới là: 70 - 10 = 60). Hỏi tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu? ( Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60.) Hãy tìm số bé? ( Số bé: 60 : 2 = 30 ). Hãy tìm số lớn: ( Số lớn là: 30 + 10 = 40 hoặc 70 – 30 = 40 ). Gọi một em lên trình bài giải. Học sinh nêu cách tìm số bé: 
 Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2 
* Hướng dẫn giải cách 2: Hỏi Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào? ( Tổng của chúng tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé). Tổng mới là bao nhiêu? ( Tổng mới là: 70 + 10 = 80 ). Tổng mới lại chính là hai lần của số lớn, vậy có hai lần số lớn là bao nhiêu? Hãy tìm số lớn? Hãy tím số bé? ( Số lớn là: 80 : 2 = 40. Số bé là: 40 – 10 = 30 hoặc 70 – 40 = 30 )
- Cho học sinh tự trình bày bài giải vào vở và nêu ra cách tìm số lớn: 
 Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 
3. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự tóm tắt bài toán rồi giải bài toán vào vở. Gọi một em lên bảng làm học sinh khác nhận xét chốt lại kết quả đúng: 
Hai lần tuổi con là: 58 – 38 = 20 ( tuổi) 
Tuổi con là: 20 : 2 = 10 ( tuổi)
Tuổi bố là: 58 -10 = 48 ( tuổi)
Đáp số: Bố 48 tuổi; Con 10 tuổi.
Bài 2: Cho học sinh làm nhóm đôi, đại diện nhóm làm ra bảng phụ, nhóm khác nhận xét chốt lại kết quả đúng:
Hai lầm số học sinh trai là:
28 + 4 = 32 ( học sinh )
Số học sinh trai là:
32 : 2 = 16 ( học sinh )
Số học sinh gái là:
16 – 4 = 12 ( học sinh )
Đáp số: 16 HS trai; 12 HS gái.
Bài 3: Cho học sinh làm vở giá viên thu và chấm một số bài nhận xét:
Hai lần số cây của lớp 4A là:
600 – 50 = 550 ( cây )
Số cây của lớp 4a là:
550 : 2 = 275 ( Cây )
Số cây của lớp 4B là:
275 + 50 = 325 ( cây )
 Đáp số: 325 cây; 275 cây.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
4.Củng cố - Dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về làm bài 4.
..............................................................................................................................................
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Toán
Tiết 38: luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
`II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Bài tập số 4
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Cho học sinh làm bài cá nhân, gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a) Số lớn là: (24 + 26): 2 = 15 b) Số lớn là: (60 + 12): 2 = 36 
 Số bé là: 15 – 6 = 9 Số bé là: 36 – 12 = 24 
 c) Số bé là: (325 – 99): 2 = 113 
 Số lớn là: 163 + 99 = 212 
Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, tự tóm tắt rồi giải bài toán. Đại diện học sinh làm bài trên phiểu trình bày bài, học sinh khác nhận xét chốt lại:
 Tuổi của chị là: (36 + 8): 2 = 22 (tuổi)
 Tuổi của em là: 22 – 8 = 14 (tuổi)
 Đáp số: Chị 22 tuổi; Em 14 tuổi.
Bài 3: Cho học sinh làm nhóm đôi đại diện nhóm trình bày kết quả, học sinh nhận xét chốt lại:
 Số sách giáo khoa có thêm là: (65 + 17): 2 = 41(quyển)
 Số sách có thêm là: 41 – 17 = 24 (quyển)
 Đáp số: 41 quyển; 24 quyển.
Bài 4: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh:
 Số sản phẩm phân xưởng 2 làm ra là: (1200 + 120): 2 = 660 (sản phẩm)
 Số sản phẩm phân xưởng 1 làm là: 660 – 120 = 540 (sản phẩm)
 Đáp số: 540 sản phẩm; 660 sản phẩm.
Bài 5: Hướng dẫn học sinh về nhà.
4.Củng cố - Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
Toán 
 Tiết 39: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh về:
- Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với số tự nhiên.
- Kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để giải các bài toán về tính nhanh.
- Giải các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Bài tập1:Yêu cầu HS nêu cách thử phép cộngvà phép trừ. Sau đó yêu cầu HS làm bài tập vào vở, hai HS làm trên bảng lớp, sau đó nhận xét chữa bài.
a. *35269 + 27485 = 62754
Thử lại: 62754 – 35269 = 27485
 *80326 – 45719 = 34607
Thử lại: 34607 + 45791= 80326
b. *48796 + 63584 =112380
Thử lại: 112380 – 63584 = 48796
 *10000- 8989 = 1011
Thử lai: 1011 + 8989 = 10 000
Bài 2: HS đọc yêu cầu đề bài gọi vài HS nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức. HS làm bài hai em làm bài trên bảng lớp. Sau đó chữa bài HS dưới lớp đổi vở để KT.
a) 570 – 225 – 167 + 67 
 = 345 – 167 + 67 
 = 178 + 67 = 245
* 168 x 2 : 6 x 4
 = 336 : 6 x 4
 = 56 x 4 = 224
b) 468 : 6 +61 x 2
 = 78 +122 = 200
* 5625 – 5000: (726 : 6 – 113)
 = 5626 – 5000 : (121 – 113)
 = 5625 – 5000 : 8 
 = 5625 - 625 = 5000 
Bài 3: GV viết biểu thức lên bảng lớp sau đod yêu cầu HS cùng tìm cách tính biểu thức thuận tiện nhất.
a. *98 + 3 + 97 + 2 = (98 + 2) + (97 + 3) = 100 + 100 = 200. Gv hướng HS vận dụng t/c của phép cộng để tính.
 	- Các phần còn lại HS tự làm, GV giúp đỡ HS yếu.
 * 56 + 399 + 1 + 4 = (56 +4) + (399 + 1) = 60 + 400 = 460.
b.*364 + 136 + 219 + 181 = (364 + 136) + (219 + 181) = 500 + 400 = 900.
 * 178 + 277 + 123 + 422 = (178 + 422) + (277 + 123) = 600 + 400 = 1000.
Bài 4: HS đọc đề bài trước lớp. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số biết tổng và hiệu).Yêu cầu HS lalmf bài, mộtem làm bảng lớp.
Bài giải.
Số lít nước chứa trong thùng to là: (600 +120): 2 = 360 (lít)
Số lít nước chứa trong thùng bé là: 360 – 120 = 240 (lít).
 Đáp số: 360l ; 240 l
Bài5; tìm x. Yêu cầu HS xác định rõ x là thành phần nào của phép tính rồi làm bài, háiH làm vào bảng nhóm. Gv vùng lớp chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học,dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ năm
Toán( lt)
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh luyện tập củng cố về phép tính cộng, trừ, và cách tính thuận tiện nhất. 
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
 - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
298157 + 460928 b) 819462 – 273845 
458976 + 541026 d) 620842 – 65287 
- Cho học sinh làm bảng con giáo viên nhận xét chốt lại kết:
 a. 759085 c. 100002 d. 545617 d. 555564
Bài 2: Cho học sinh làm bài nhóm đôi.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
*3478 + 899 + 522 
 = (3478 + 522) + 899 
 = 4000 + 899 = 4899 
*7955 + 685 + 1045 
 = (795 + 1045) + 685 
 = 9000 + 685 = 9685
*721 + 1513 + 79 
 = (721 + 79) + 1513 
 = 800 + 1513 = 2313
*1728 + 976 + 72
 = (1728 + 72) + 976 
 = 1800 + 976 =2776
Bài 3: 
- Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 36 cm, chiều rộng kém chiều dài 8cm. Tím chiều dài , chiều rộng hình chữ nhật đó.
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét bài làm của học sinh, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 Tổng chu vi hình chữ nhật là: 
 36 x 2 = 72. 
 Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 (72 - 8) : 2 = 32(cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là: 
 32 + 8 = 42 (cm) 
 Đáp số: 32cm; 42 cm
Bài 4: Hai năm trước tổng số tuổi của cha con là 49 tuổi. Cha hơn con 31 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
	- HS đọc đề bài hướng dẫn HS phân tích bài toán để HS hiểu hiệu số tuổi của hai cha con là một số không đổi để dựa vào đó tìm tuổi mỗi người. Trước hết phải tìm số tổng số tuổi hiện nay cuả hai cha con.
Bài giải.
Vì hiệu số tuổi của hai cha con là không thay đổi.
Vậy ta có tổng số tuổi của hai cha con hiện nay là: 
49 + (2x2) = 53 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: (53 – 31) : 2= 11(tuổi)
Tuổi cha hiện nay là: 11+ 31 = 42 (tuổi)
Đáp số: 42 tuổi; 11tuổi.
3.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán
 Tiết 40: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
- Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Giáo dục các em ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ sẵn các góc nhọn, góc tù, góc bẹt và Ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Bài tập số 5. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
 - Giáo viên chỉ vào hình góc nhọn ở bảng phụ. Hãy đọc tên các đỉnh, các cạnh của góc này? (Góc AOB có đỉnh o, hai cạnh OA và OB.) Giới thiệu góc này là góc nhọn.
 - Gọi một học sinh lên bảng vẽ, còn lại cả lớp vẽ vào vở, giáo viên nhận xét.
2. Giới thiêu góc nhọn và góc tù, góc bẹt.
a) Giới thiệu góc nhon 
A
0
B
- Giáo viên chỉ hình góc tù ở bảng phụ. Yêu cầu học sinh đọc tên góc, đỉnh, và các cạnh của góc. Từ đó giáo viên giới thiệu đó là góc tù. Cho học sinh lên bảng dùng e ke để kiểm tra độ lớn của góc tù, cho biết góc tù nhỏ hơn góc vuông hay lơn hơn góc vuông?(Lớn hơn góc vuông)
- Cho học sinh vẽ góc tù, gọi một em lên bảng vẽ, giáo viên nhận xét.
N
M
 0
b) Giới thiệu góc tù 
 0
c. Giới thiệu góc bẹt C 0 D
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát góc bẹt rồi nêu tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc. 
- Các điểm C, O, D của gó bẹt COD như thế nào với nhau? (thẳng hàng với nhau)
- Cho học sinh dùng e kê để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông? (Góc bẹt bằng hai góc vuông)
3. Thực hành
Bài 1: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập, tự làm ra vở, gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chốt lại: 
+ Các góc nhọn là: MAN, UDV.
+ Các góc vuông là: ICK. 
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ Góc bẹt là: XEY
Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng e ke để kiểm tra các góc từng hình tam giác trong bài, cho học sinh làm bài nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày bài. Giáo viên nhận xét chốt lại: 
+ Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác DEG có một góc vuông
+ Hình tam giác MNP có một góc tù.
4.Củng cố - Dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về làm bài 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 4 Tuan 8.doc