Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 23

Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 23

TOÁN

Tiết 111: Xăng - ti- mét khối. Đề – xi – mét khối.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

 1. Kiến thức: HS có biểu tượng về xăng – ti- mét khối, đề – xi- mét khối, đọc và viết đúng các số đo.

 2. Kĩ năng: Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề -xi- mét khối.Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề -xi- mét khối

 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán
Tiết 111: Xăng - ti- mét khối. Đề – xi – mét khối.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: HS có biểu tượng về xăng – ti- mét khối, đề – xi- mét khối, đọc và viết đúng các số đo.
 2. Kĩ năng: Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề -xi- mét khối.Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề -xi- mét khối
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên 
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài 3 ( có giải thích rõ ràng.)
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hình thành biểu tượng về xăng – ti- mét khối và đề – xi – mét khối.
- GV cho HS quan sát hình lập phương có cạnh 1 cm và 1dm rồi nhận xét.
- GV giới thiệu về xăng – ti- mét khối và đề – xi – mét khối.
- ở mỗi VD GV đặt câu hỏi để HS so sánh thể tích của hai hình.
- Y/c HS rút ra kết luận ở mỗi VD.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và rút ra mối quan hệ giữa cm 3 và dm 3 .
- GV hướng dẫn HS viết và đọc xăng – ti- mét khối và đề – xi – mét khối.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: HS thực hiện theo mẫu.
- Gv nhận xét đánh giá và kết luận lại câch đọc, viết các ssó đo.
Bài 2 GV tổ chức cho HS chuyển đổi các số đo giữa cm3 và dm3.
- Gv và Hs nhận xét và tuyên dương các em làm tốt.
 3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc thế nào là cm3, dm3
 - Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo.
- Dặn HS về xem và ôn lại nội dung bài.
- 2 hs trả lời.
- HS quan sát và nhận xét .
- Vài em nhắc lại khái niệm.
- vài em phát biểu.
- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.
- HS làm việc cá nhân, sau đó chữa bài.
toán
Tiết 112: Mét khối.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: HS có biểu tượng về mét khối, nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối , đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối dựa trên mô hình.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo giữa mét khối , đề- xi- mét khối và xăng- ti-mét khối .Biết giải một số bài tập có liên quan đến các đơn vị đo.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II .Đồ dùng dạy học.
_Mô hình mét khối.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS nhắc lại mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối với cm3 và dm3.
- GV cho HS quan sát mô hình mét khối và nhận xét mối quan hệ giữa mét khối và cm3 ,dm3.
Ta có: 1m3 = 1000 dm3 
 1m3 = 1000 dm3 = 1000.000 cm3 
- Từ đó y/c HS rút ra nhận xét .
 Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé tiếp liền.
 Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền. 
HĐ3: hướng dẫn HS làm bài.
Bài1. HS nêu yêu cầu của bài làm và đọc thầm.
- GV đọc cho HS viết các số đo.
 - GV và HS cùng củng cố lại cách đọc, viết các số đo .
Bài 2. Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thể tích.
- GV y/c HS làm trên giấy nháp sau đó chữa bài.
- Củng cố kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
Bài 3: Gv tổ chức thi xếp sau đó nhận xét và giải thích cách làm.
- Mời 1 số em phát biểu.
- Sau khi xếp đầy hộp ta đwocj hai lớp HLP 1 dm3+
- Mỗi lớp có: 5x3 = 15 ( hình )
- Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là 15 x 2= 30 ( Hình )
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.
- Dặn HS về ôn bài 
- Xem trước bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn của Gv.
- vài em nhắc kết luận.
- HS đọc thầm sau đó đọc trước lớp.
- HS viết nháp và bảng.
 HS lên chữa bài trên bảng có giải thích rõ cách làm.
- HS trao đổi và đại diện phát biểu.
 - HS quan sát bạn xếp hình.
 - Các nhóm cử ngời tham gia và thi giữa các nhóm.
Toán
Tiết 113 . Luyện tập.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: Hệ thống và củng cố các đơn vị đo mét khối, đề – xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.( Biểu tượng, cách đọc, cách viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo.)
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo thể tích, đọc viết các số đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II .Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo mét khối, đề – xi- mét khối, xăng – ti – mét khôia và môia quan hệ của chúng.
2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1. 
- GV Y/c HS tự đọc.
- Gọi HS lên bảng viết các số đo.
- GV và HS củng cố lại cách đọc, viết các số đo diện tích.
Bài 2. 
 - Y/c HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.
- GV và HS nhận xét sửa chữa.
Bài 3. Y/c HS đọc bài.
- Tổ chức cho thi giải nhanh giữa các nhóm
- Gv đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.
- Củng cố phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và chuyển đổi nhanh giữa các đơn vị đo thể tích.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.
- Dặn HS về ôn bài 
- Xem trước bài sau .
- 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc cá nhân.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
- HS tự làm bài, 1 em lên bảng chữa bài
- HS thảo luận theo nhóm và làm.
- Đại diện 2 nhóm thi.
toán
Tiết 114. Thể tích hình hộp chữ nhật.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật, tự tìm ra cách tính và công thức tính thể tích HHCN.
 2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức để giải một số bài tập có liên quan.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
 GV chuẩn bị hình vẽ trên bảng phụ .
 III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên bảng chữa bài 3.
2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hình thành công thức tính thể tích của HHCN.
VD 1: GV giới thiệu mô hình trực quan về hình HCN và khối lập phương xếp trong hình hộp CN
- GV đặt câu hỏi: Để tính thể tích HHCN trên đây bằng cm3 ta cần tìm số hình LP 1cm3 xếp đầy hộp.
- Yêu cầu HS tính xem mỗi lớp có bao nhiêu hộp?
- Đếm xem xếp được bao nhiêu lớp thì đầy hộp?
- Vậy tất cả có bao nhiêu hình Lp?
- Vậy thể tích của HHCN được tính bằng cách nào?
-Y/c HS rút ra quy tắc. tính thể tích của HHCN.
 c
 a b
CT: V là thể tích, a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao.
 V = a x b x c.
HĐ3: Thực hành.
Bài1. HS nêu yêu cầu bài tập và tự vận dụng công thức tính thể tích.
 - HS vận dụng tính trực tiếp .
Bài 2 : HS đọc kĩ đề bài nêu hướng giải.
- HS và GV nhận xét.
- GV thu vở chấm chữa bài, củng cố lại cách làm.
Bài 3: Y/c HS quan sát kĩ bể nước trước và sau khi bỏ hòn đá vào.
- Muốn tính đựơc thể tích của hòn đá thì ta làm thế nào?
- Y/c HS trao đổi và tìm cách làm.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại quy tắc tính thể tích của HHCN.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
- 1 HS làm bảng lớp nhận xét .
- HS quan sát, theo dõi 
và nhận xét về các yếu tố hình hộp chữ nhật.
- HS tự tính.
- Lấy 20x 16 x10 = 3200 ( cm 3 )
- HS nêu quy tắc và công thức tính .
- HS làm việc cá nhân.
 - Đại diện 3 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng chữa bài.
- HS trao đổi và làm bài, đại diện chữa bài.
- 2 HS nêu lại.
toán
Tiết 115: Thể tích hình lập phương.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: HS tự tìm à biết cách tính thể tích của hình lập phương.
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng công thức để giải các bài tập liên quan.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II .Đồ dùng dạy học.
- Gv chuẩn bị mô hình như SGK.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên 
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên bảng chữa bài3.
- HS nhắc lại cách tính thể tích HHCN.
2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hình thành công thức tính thể tích HLP.
HS quan sát, nhận xét trên mô hình trực quan theo hình vẽ trong SGK và các khối gỗ HLP nhỏ.
- Từ đó HS nêu được quy tắc và công thức tính thể tích của HLP.
- HS và GV nhận xét.
HĐ 3. Thực hành.
Bài 1: Y/ C HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thúc để tính.
-mời đại diện báo cáo kết quả
Bài 2. Y/c HS đọc kĩ đề bài nêu hướng giải và tự làm bài.
- HS và GV nhận xét.
Bài 3 :Đọc y/c của bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- Củng cố lại cách tính thể tích của HHCN và HLP.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại quy tắc tính thể tích HHCN và HLP.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài . Xem trước bài sau.
- HS làm bảng, lớp nhận xét
- 2 em nhắc lại.
- HS quan sát hình vẽ SGK nhận xét và trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
- HS tự làm bài , 2HS lên bảng chữa bài.
- HS làm việc cá nhân.
 - Đại diện chữa bài.
- HS thảo luận cặp đôi rồi làm bài vào vở.
- HS đại diện lên chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN TUAN 23.doc