Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 29 (chi tiết)

Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 29 (chi tiết)

 TOÁN

Tiết 136: Luyện tập chung.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Giúp HS củng có đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 - Tuần học 29 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán
Tiết 136: Luyện tập chung.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng có đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài tập số 4 SGK
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán.
- Thực chất bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Gv và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố lại cách tìm vận tốc.
Bài 2 – Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.
- Gv thu vở chấm chữa bài.
Bài 3 - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.
Muốn tính dược vận tốc của xe ngựa với đơn vị đo m/phút thì ta làm gì trước? 
- HS – GV nhận xét.
Bài 4: GV gọi HS nêu Y/C bài toán
GV yêu cầu HS đổi đơn vị:
HS và Gv nhận xét và chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
- HS lên bảng tính.
- HS đọc yêu cầu bài, và nêu hướng làm bài.
- So sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- HS lên bảng làm bài.
- Vài em nhắc lại công thức tính vận tốc.
 - HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.
- HS trả lời. Và làm bài vào vở.
- HS làm việc cá nhân, sau đó chữa bài.
Toán
Tiết 137: Luyện tập chung.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài tập số 4 SGK ( 144 )
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: HS nêu yêu cầu bài toán.
- Ô tô và xe máy là hai động tử chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- Thực chất bài toán yêu cầu ta làm gì?
GV vẽ sơ đồ lên bảng , gợi ý hwongs dẫn HS làm.
HS làm bài vào vở.
- Gv và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố lại cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều..
Bài 2 – Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.
- Gv thu vở chấm chữa bài.
- Củng cố cách tính độ dài quãng đường.
Bài 3 - Gv yêu cầu HS nêu đầu bài toán.
 - Em có nhận xét gì về độ dài quãng đường.
- HS – GV nhận xét đưa ra các cách giải khác nhau.
Bài 4: GV gọi HS nêu Y/C bài toán
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS và GV nhận xét và chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
- HS lên bảng tính.
- HS đọc yêu cầu bài, và nêu hướng làm bài.
- HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.
- Vài HS nhắc lại.
- HS trả lời. Và làm bài vào vở.
- HS làm việc cá nhân, sau đó chữa bài.
- HS làm bài vào vở, một bạn lên bảng chữa bài.
Toán
Tiết 138 . Luyện tập chung.
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: Giúp HS làm quenvới bài toán chuyển động đều.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính vận tốc quãng đường thời gian.
 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II .Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS viết lại công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Y/c nhắc lại cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1. 
- GV Y/c HS tự làm bài.
- Có mấy chuyển động đồng thời, chuyển động cùng chiều hay chuyển động ngược chiều?
- Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km?
- Muốn tính được thời gian xe ô tô đuổi kịp xe máy ta làm thế nào?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS củng cố lại cách tính thời gian của 2 chuyển động cùng chiều xuất phát cùng một lúc nhưng cách nhau một quãng đường.
Bài 2. 
- Y/c HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.
- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính vận tốc.
Bài 3. Y/c HS đọc bài, phân tích và làm bài.
- Gv hướng dẫn cách làm.
- Gv đánh giá kết quả bài làm .
- Củng cố phát huy kĩ năng tính bằng cách nhanh.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại một số kiến thức vừa học.
- Dặn HS về ôn bài 
- Xem trước bài sau .
- 3 HS lên bảng viết.
- HS nêu yêu cầu bài và trả lời.
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS tự làm bài, 2 em làm bảng nhóm treo lên bảng chữa bài
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm.
- Đại diện hs lên bảng chữa bài.
toán
Tiết 139. Ôn tập về số tự nhiên.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho: 2,3,5,9.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho: 2,3,5,9.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên bảng đọc các số sau: 24567; 89002; 10867.
2. Bài mới.
 HĐ: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.
- Củng cố lại cách đọc viết số đo thời gian.
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở
- Nêu đặc điểm của các số thự nhiên, các số lẻ, các số chẵn liên tiếp? Hai số lẻ hoặc chẵn liên tiếp nhau hơn, kém nhau bao đơn vị?
- GV và HS nhận xét bài làm.
Bài 3: Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài 4: GV y/c của bài và làm bài vào vở.
- GV giúp HS nắm vững cách sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bè và ngược lại.
Bài 5: HS nêu yêu cầu cảu bài và nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- HS làm bài theo nhóm 4.
HS và GV nhận xét chữa bài , tuyên dương nhóm làm bài nhanh và đúng.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
- 3 HS làm bảng, lớp nhận xét .
- HS tự làm bài rồi chữ bài.
- HS làm bài.
- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu các dấu hiệu hiệu chia hết.
- đại diện các nhóm lên bảng làm bài.
- 2 HS nêu lại.
toán
Tiết 140. Ôn tập về phân số .
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. 
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên 
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nêu: Muốn rút gọn , quy đồng một phân số ta làm như thế nào?
2. Bài mới.
 HĐ: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.
- Củng cố lại cách viết phân số.
Bài 2 : HS tự làm bài vào vở
- Khi rút gọn một phân số ta phải nhận được một phân số mới NTN?
- GV và HS nhận xét bài làm.
Bài 3: Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.
 - GV hướng dẫn HS tìm MSC bé nhất.
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài 4: GV y/c của bài và làm bài vào vở.
- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc cùng tử số ta làm như thế nào?
- GV và HS nnhận xét chữa bài.
Bài 5: HS nêu yêu cầu cầu bài và nêu cách làm.
 - Gv hướng dẫn cách làm. 
HS và GV nhận xét chữa bài .
 3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
- 3 HS nêu.
- HS tự làm bài rồi chữ bài.
- HS làm bài.
- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.
- HS làm bài vào vở.
 - HS nêu .
- Đại diện HS lên bảng làm bài.
- HS lên bảng làm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN T 28.doc