TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
SGK/103 TGDK: 35’
A. Mục tiêu:
-Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Bài 1
* Bài 2
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. ĐDDH:
+ GV: Bảng phụ. Phấn màu
+ HS: SGK, vở ghi, nháp.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên
- 2 HS lên làm bài 1,2/ SGK-.Cả lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 1: Thực hiện ví dụ ở SGK.
+ Mục tiêu: Giúp HS tính được tổng diện tích của một hình thông qua các cách phân chia để được các hình đã học sau đó vận dụng công thức để tính
- Giáo viên vẽ hình , HS kết hợp quan sát trong SGK
- HS thảo luận theo cặp để tìm cách tính diện tích mảnh đất.
- HS nêu hướng tính.( Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 HCN; cách 2 : 1 hình CN và 2 hình vuông)
- 2 HS trình bày – HS làm vào vở
- HS nhận xét.
- Giáo viên chốt kết quả đúng
TUẦN 21 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012 TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH SGK/103 TGDK: 35’ A. Mục tiêu: -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. - Bài 1 * Bài 2 - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. B. ĐDDH: + GV: Bảng phụ. Phấn màu + HS: SGK, vở ghi, nháp. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 2 HS lên làm bài 1,2/ SGK-.Cả lớp nhận xét Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Thực hiện ví dụ ở SGK. + Mục tiêu: Giúp HS tính được tổng diện tích của một hình thông qua các cách phân chia để được các hình đã học sau đó vận dụng công thức để tính Giáo viên vẽ hình , HS kết hợp quan sát trong SGK HS thảo luận theo cặp để tìm cách tính diện tích mảnh đất. HS nêu hướng tính.( Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 HCN; cách 2 : 1 hình CN và 2 hình vuông) 2 HS trình bày – HS làm vào vở HS nhận xét. Giáo viên chốt kết quả đúng Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính tổng diện tích của một hình thông qua các cách phân chia - Làm bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập- 2 HS làm vào phiếu lớn - HS làm vào vở - nêu cách tính diện tích mảnh đất ( cách 1: 2 hình vuông + 1 hình chữ nhật : cách 2: 2 hình chữ nhật) - HS nhận xét bài bạn - HS đổi chéo bài kiểm tra sửa bài. * Làm bài 2: 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập- HS tự làm bài vào vở- 2 HS làm vào phiếu lớn. - HS nhận xét bài bạn – HS tự sửa bài. 3. Hoạt động cuối cùng - Để tính diện tích 1 hình phức tạp, chúng ta nên làm như thế nào? - Nhắc lại công thức ,qui tắc tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông - Hai dãy thi đua đọc quy tắc, công thức các hình đã học. Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích (tt)”. Nhận xét tiết học D/Phần bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (TT) SGK/104 TGDK:40’ A. Mục tiêu: -Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. -Bài 1 * Bài 2 -Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. B. ĐDDH: + GV: Bảng phụ + HS: SGK, thước kẽ và vở ghi. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 2 HS lên bảng làm bài 1,2- Cả lớp theo dõi - HS nhận xét Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới 2.Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính. + Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình tam giác , hình thang... Giáo viên vẽ hình như trong SGK, HS quan sát, thảo luận tìm cách chia mảnh đất thành các hình đơn giản để tính diện tích. HS phát biểu – GV nhận xét. 1 HS trình bày bảng lớp- HS dưới lớp làm vào vở HS nhận xét – sửa sai. Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Rèn HS kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như HCN, hình tam giác , hình thang... Làm bài 1: 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập GV Lưu ý : Điền số liệu vào hình vẽ trước sau đó thực hiện tính diện tích. - HS tự làm bài vào vở - 1 HS làm ở bảng phụ - HS nhận xét bài bạn – HS tự sửa bài. *Làm bài 2: 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập =>GVLưu ý : cách chia hình cho phù hợp ( Chia thành 2 tam giác và 1 hình thang ) - HS tự làm bài vào vở - 1 HS lên làm ở bảng phụ - HS nhận xét bài bạn - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. 3. Hoạt động cuối cùng Nêu qui tắc và công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang. Ôn lại các qui tắc và công thức. Chuẩn bị: “Luyện tập chung”Nhận xét tiết học. D/ Phần bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG SGK/106 TGDK:40’ A. Mục tiêu: Biết: - Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học. - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. - Bài 1, bài 3 * Bài 2 - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. B. ĐDDH:Bảng phụ. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác ? - Nêu công thức tính diện tích hình tròn, hình thoi , hình chữ nhật,? 1 học sinh giải bài sau. Cả lớp làm vào giấy nháp. Tính diện tích khoảnh đất hình thoi ABCD biết độ dài 2 đường chéo là : 5cm và 7cm Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Làm bài tập 1,2 + Mục tiêu: Giúp học sinh biết biến đổi công thức để tính đáy hình tam giác HS khá giỏi Củng cố và rèn kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật và hình thoi. Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác? HS trả lời Giáo viên hướng dẫn để hình thành công thức: a x h : 2 = S Coi a x h là SBC ta có: a x h = S x 2 Coi a là thừa số ta có : a = S x 2 : h Dựa vào công thức trên HS tự làm BT1. *Bài 2: 1HS đọc đề .1 HS tóm tắt đề toán GV cho HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình bình hành và hình thoi rồi tự làm bài. ® 1HS giải trên bảng- HS khác làm vào vở -GV chấm một số bài - HS,GV nhận xét - HS sửa sai. Hoạt động 2: Làm bài tập 3 + Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn và hình chữ nhật GV cho HS nhìn vào hình vẽ ở SGK/106 và giải GV lưu ý học sinh: Độ dài sợi dây chính là tổng của chu vi hình tròn và 2 chiều dài của HCN 3. Hoạt động cuối cùng - Nhắc lại các qui tắc tính DT hình tam giác, chiều cao hình tam giác, chu vi của hình tròn, hình CN. Nhận xét tiết học- Xem trước bài: Hình hộp chữ nhật _ hình lập phương. D/Phần bổ sung: TOÁN HÌNH HỘP CHỮ NHẬT-HÌNH LẬP PHƯƠNG SGK/107 TGDK: 40’ Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Bài 1, bài 3 *Bài 2 - Giáo dục học sinh tính kiên trì, tập trung khi quan sát. B. ĐDDH: - GV: Hình ở bộ dạy toán lớp 5 - HS : Một số HHCN và hình lập phương có kích thước khác nhau (có thể triển khai được) ; hình vẽ các hình triển khai. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 02 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 - HS sửa bài - GV nhận xét. 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và HLP: + Mục tiêu : Giúp HS hình thành biểu tượng về hình hộp chũ nhật và hình lập phương a) GV giới thiệu các mô hình về hình hộp chữ nhật cho HS quan sát, nhận xét về các Y.tố của HHCN. HS chỉ ra các mặt trên hình vẽ. - Thi đua : Nêu tên các đồ vật có dạng HHCN hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: dài, rộng, cao. b) Hình lập phương: giới thiệu tương tư như HHCN (hình lập phương cũng có 06 mặt nhưng các nặt đều là hình vuông) + GV cho HS nêu một số vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương Hoạt động 2: Làm bài tập 1, 2 + Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kĩ năng tìm các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Bài1: 01 HS nêu y.cầu bài tập-HS làm vào vở -GV Yêu cầu HS nêu kết quả bài làm của mình-HS và GV nhận xét - HS sửa sai. * Bài 2: Cách thực hiện tương tự như trên Hoạt động 3: Làm bài tập 3 + Mục tiêu : Dựa vào số liệu giúp học sinh nhận ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương. HS nhìn vào hình vẽ và trả lời –HS,GV nhận xét -HS sửa sai. 3. Hoạt động cuối cùng : Nhắc lại các Y.tố của hình HCH và hình lập phương -GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp CN. D/Phần bổ sung: TOÁN DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT SGK/109 TGDK: 40’ Mục tiêu: - Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Bài 1 * Bài 2 + HTTV: Giải thích từ “mép dán” ở BT2 B. Đồ dùng dạy học: GV và HS: Một số HHCN có thể triển khai được, hình vẽ các hình khai triển. C. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động đầu tiên - 02 HS lên bảng làm bài 1,2/SGK . 2. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động 1: Thực hiện ví dụ a ở SGK + Mục tiêu: Hình thành khái niệm và cách tính DT xung quanh của HHCN. - Quan sát mô hình về hình hộp CN, chỉ ra các mặt xung quanh. - GV mô tả DT xung quanh của HHCN và nêu: DT xung quanh của HHCN là tổng DT 04 mặt bên của HHCN. Hoạt động 2: Thực hiện ví dụ b ở SGK + Mục tiêu: Hình thành khái niệm và cách tính DT toàn phần của HHCN - GV nêu bài toán (SGK trang 109), HS: hướng dẫn giải và giải bài toán ? –GV nhận xét và kất luận. - HS quan sát triển khai hình, nhận xét và đưa ra cách tính DT xung quanh của HHCN => giải bài toán (SGK) => GV nhận xét, kết luận. - GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính DT toàn phần của HHCN-HS giải bài toán trong SGK trang 109-Gv nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Làm bài tập 1,2 + Mục tiêu : Giúp HS củng cố về cách tính DT xung quanh và DT toàn phần của HHCN. Bài 1: 01 HS nêu y.cầu bài tập-HS làm vào vở - 01 HS làm trên bảng phụ -GV chấm 1 số bài - HS,GV nhận xét - Kiểm tra lớp - HS sửa sai. * Bài 2 : 01 HS đọc đề toán-tóm tắt đề-01 HS làm trên bảng phụ -HS khác làm vào vở -Gv chấm 1 số bài -HS và GV nhận xét-kiển tra lớp -HS sửa sai. 3. Hoạt động cuối cùng - HS nhắc lại cách tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình hộp CN. - GV nhận xét tiết học - Dặn: học thuộc các quy tắc tính DT xung quanh và DT HHCN. D/Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: