Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài 1 đến bài 24

Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài 1 đến bài 24

 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:

- Cách đọc, viết các số đến 100 000.

- Phân tích cấu tạo số.

 II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 158 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 4 - Bài 1 đến bài 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Cách đọc, viết các số đến 100 000.
- Phân tích cấu tạo số.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
a/ GV viết số 830251 và yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào.
b/ Tương tự như trên với số 83 001, 80 201, 80 001.
c/ GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
d/ GV cho một vài HS nêu:
- Các số tròn chục
- Các số tròn trăm
- Các số tròn nghìn
- Các số tròn chục nghìn.
HĐ2: Thực hành
Bài 1:
H: Bài tập yêu cầu gì?
a/ GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào và sau đó nữa là số nào?
b/ - GV theo dõi và giúp đỡ một số HS.
Bài 2: 
Bài 3: GV cho HS tự phân tích cách làm và tự nói.
a/ GV cho HS làm mẫu ý 1: 
8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
b/ GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 ý.
Bài 4:
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tt).
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- HS trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp tự làm phần còn lại.
- HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp.
- HS nêu quy luật viết và thống nhất kết quả.
- HS tự phân tích mẫu, sau đó tự làm bài này.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và tự làm các ý còn lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và tự làm các ý còn lại.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Tính nhẩm.
- Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- So sánh các số đến 100 000.
- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Luyện tính nhẩm
GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản dưới hình thức “Chính tả toán”.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: 
Bài 2: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
Bài 3: 
Bài 4: 
Bài 5: 
a/ GV cho HS đọc và hướng dẫn cách làm, yêu cầu HS tính rồi viết câu trả lời.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Ôn tập các số đến 100 000 (tt).
* Hoạt động của học sinh
- HS tham gia trò chơi.
- HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- HS làm từng bài.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- 1 HS nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890
- HS tự làm các bài còn lại.
- HS tự làm bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Luyện tính, tính giá trị của biểu thức.
- Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Luyện giải bài toán có lời văn.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành
Bài 1: GV cho HS tính nhẩm.
Bài 2: GV cho HS tự làm từng bài ở cột b.
Bài 3:
Bài 4:
- Với từng phần, GV cho HS nêu cách tìm x.
Bài 5: 
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Biểu thức có chứa một chữ.
* Hoạt động của học sinh
- HS tính nhẩm, nêu kết quả và thống nhất cả lớp.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- HS tự tính giá trị của biểu thức.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- HS nêu cách tìm, tự tính và nêu kết quả.
- 1 HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải. 
- Nhận xét, bổ sung.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh phóng to bảng ở phần ví dụ của SGK (để trống các số ở cacá cột 2 và 3), các tấm có ghi chữ số, dấu +, - để gắn lên bảng.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
a/ Biểu thức có chứa một chữ
- GV nêu ví dụ trên bảng.
- GV đặt vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong ví dụ, đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức 3 + a.
b/ Giá trị của biểu thức có chứa một chữ
GV yêu cầu HS tính:
Nếu a = 1 thì 3 + a =  +  = 
- GV nêu: 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a
- Tương tự GV cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3. Sau đó nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 +a
HĐ2: Thực hành
Bài 1:
- GV cho HS làm chung phần a, thống nhất cách làm và kết quả.
Bài 2:
- GV cho HS thống nhất cách làm.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập.
* Hoạt động của học sinh
- Theo dõi.
- HS tự cho các số khác nhau ở cột “Thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “Có tất cả”.
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tự làm các phần còn lại.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- Từng HS làm.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành
Bài 1: GV cho HS đọc và nêu cách làm phần a/
a
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
10
Bài 2: 
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống.
Bài 4:
* Xây dựng công thức tính:
- GV vẽ hình vuông (độ dài cạnh là a) lên bảng, sau đó cho HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông.
HĐ tiếp nối: 
Bài sau: Các số có sáu chữ số.
* Hoạt động của học sinh
- HS nêu giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 là 6 x 5 = 30. Sau đó nêu tiếp giá trị của biểu thức 6 x a với a = 7 là 6 x 7 = 42.
Gía trị của biểu thức 6 x a với a = 10 là 6 x 10 = 60.
- HS làm tiếp các bài tập còn lại.
- Một vài HS nêu kết quả. Nhận xét.
- HS tự làm bài tập. Sau đó thống nhất kết quả.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu. Nhận xét, bổ sung.
- HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3cm.
- HS nêu: a = 3cm, P = a x 4 = 12cm.
- HS tự làm các phần còn lại.
* Rút kinh nghiệm:
.
TUẦN 2: 
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
 II. Đồ dùng dạy học:
Phóng to bảng Sgk/8, các thẻ số có ghi 100 000; 10 000; 100; 10; 1; các tấm ghi các chữ số 1; 2; 3; ; 9 có trong bộ ĐDDH Toán 3.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Số có sáu chữ số
a/ Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- GV cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
b/ Hàng trăm nghìn
- GV giới thiệu: 
10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn;
1 trăm nghìn viết là 100 000.
c/ Viết và đọc số có sáu chữ số
- GV cho HS quan sát bảng sau:
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
- GV gắn các thẻ số 100 000; 10 000; ; 10; 1 lên các cột tương ứng trên bảng và yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,, bao nhiêu đơn vị.
- GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng.
- GV cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, , bao nhiêu đơn vị, hướn dẫn HS viết số và đọc số.
- GV viết số sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1 000; 100; 10; 1 và các tấm ghi các chữ số 1; 2; 3;; 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.
HĐ2: Thực hành
Bài 1:
a/ GV cho HS phân tích mẫu.
b/ GV đưa hình vẽ như Sgk.
Bài 2: 
Bài 3: GV cho HS đọc các số.
Bài 4: GV cho HS viết các số tương ứng vào vở.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập.
* Hoạt động của học sinh
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát.
- HS đếm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS phân tích mẫu.
- HS nêu kết quả cần viết vào ô trống 523 453.
- Cả lớp đọc số 523 453
- HS tự làm bài. Sau đó thống nhất kết quả.
- HS đọc. Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số (cả trường hợp có các chữ số o).
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Ôn lại hàng
- GV cho HS ôn lại các hàng đã học; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.
- GV viết 825 713, cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào.
- GV cho HS đọc các số: 850 203; 820 004; 800 007; 832 100; 832 010.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: GV cho HS tự làm bài. Sau đó chữa bài.
Bài 2:
a/ GV cho HS đọc các số.
b/ GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho.
Bài 3: GV cho HS tự làm bài. Sau đó gọi vài HS lên bảng ghi số của mình.
Bài 4: GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số. 
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Hàng và lớp.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS xác định hàng và các chữ số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc số.
- HS xác định. Nhận xét, bổ sung.
- HS ghi số lên bảng. Nhận xét, bổ sung.
- Tự viết các số. Sau đó thống nhất kết quả.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 8: HÀNG VÀ LỚP
 I. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được:
- Lớp đơn vị gồm ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm ba hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
- Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp.
 II. Đồ dùng dạy học:
Một bảng phụ đã kẻ sẵn như ở phần đầu bài học (chưa viết số).
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn
- GV cho HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,
- GV giới thiệu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị; hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn rồi cho HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đợn vị hay lớp đơn vị có ba hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- GV viết số 321 vào cột “Số” trong bảng phụ rồi cho HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng: chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ghi ở cột hàng chục, chữ số 3 ghi ở cột hàng trăm.
- GV tiến hành tương tự đối với các số:
 654 000 và 654 321.
- GV lưu ý HS: Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ trái sang phải). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoản ...  tự nêu nhận xét (như Sgk) và nhắc lại để ghi nhớ nhận xét này.
b/ Cho HS áp dụng nhận xét của phần a/ để so sánh hai phân số có tử số bằng nhau.
Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập chung.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Tự làm phần b/ rồi chữa bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 110: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- So sánh hai phân số.
- Tính chất cơ bản của phân số.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành
Bài 1: GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV nêu câu hỏi:
- Muốn so sánh (hai phân số có cùng mẫu số cùng tử số, so sánh phân số với một) ta làm như thế nào?
Bài 2,3,4: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập chung.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 23
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về :
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; khái niệm ban đầu của phân số, tính chất cơ bản của phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số hai phân số, so sánh các phân số.
- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành
Bài 1: GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV nêu câu hỏi:
- Em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2 (3, 5, 9)?
Bài 2,3,4,5b,c: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Phép cộng phân số.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 112: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ 
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 10cm, bút màu.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành trên băng giấy
- GV cho HS lấy băng giấy, hướng dẫn HS gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- GV nêu câu hỏi: Băng giấy được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần? Bạn Nam tô màu tiếp mấy phần?
- GV cho HS dùng bút màu tô phần giấy giống bạn Nam: lần lượt rồi băng giấy.
- GV hỏi tiếp: Bạn Nam tô màu tất cả bao nhiêu phần?
- GV kết luận: Bạn Nam đã tô màu băng giấy.
HĐ2: Cộng hai phân số cùng mẫu số
Ta phải thực hiện phép tính:
 + = ?
Trên băng giấy, ta thấy bạn Nam đã tô màu băng giấy. So sánh tử số của phân số này với tử số của các phân số ; . Tử số của phân số là 5.
Ta có 5 = 3 + 2 (3 và 2 là tử số của các phân số và ).
Từ đó, có phép cộng sau:
 + = = 
H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta làm như thế nào?
HĐ3: Thực hành
Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng hai phân số cùng mẫu số. Cho HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 1 HS nói cách làm và kết quả.
Bài 2: GV viết phép cộng: + và + lên bảng, cho HS tự làm.
- GV kết luận: + = +
- GV cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán. Cho HS nói cách làm và kết quả.
- GV ghi bài giải lên bảng.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Phép cộng phân số (tt).
* Hoạt động của học sinh
- HS trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
 (HS nhắc lại nhiều lần)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nói cách làm và kết quả. Một số HS nhận xét kết quả.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét kết quả.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TT) 
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Cộng hai phân số khác mẫu số
- GV nêu ví dụ và nêu câu hỏi: Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ra ta làm tính gì?
 - Làm cách nào để có thể cộng được hai phân số này: + = ?
- GV cho HS nhận xét: Đây là phép cộng hai phân số khác mẫu số nên phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu số.
H: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta làm như thế nào?
HĐ3: Thực hành
Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng hai phân số khác mẫu số. Hướng dẫn HS thực hành cộng theo các bước. GV cho HS tự làm vào vở.
Bài 2: GV ghi bài tập lên bảng: + 
- GV gọi HS nhận xét mẫu số của hai phân số.
Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán. Cho HS nói cách làm và kết quả.
- GV ghi bài giải lên bảng.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập.
* Hoạt động của học sinh
- HS trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
- HS quy đồng mẫu số rồi cộng hai phân số:
* Quy đồng mẫu số:
 = = ; = = 
* Cộng hai phân số cùng mẫu số:
 + = + = = 
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số, ta làm như sau:
* Quy đồng mẫu số hai phân số.
* Cộng hai phân số đã quy đồng mẫu số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nói kết quả. Nhận xét.
- HS ghi kết quả đúng vào vở.
- HS nhận xét: MS 21 chia hết cho MS 7.
- Từ đó chọn 21 làm MSC.
- HS tự làm vào vở, nêu kết quả, nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét kết quả.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 114: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Cộng phân số.
- Trình bày lời giải bài toán.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Củng cố kĩ năng cộng phân số
- GV ghi lên bảng:
Tính: + ; + .
- Gọi 2 HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai, phân số khác mẫu số, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở.
- GV gọi 2 HS nhận xét phát biểu của bạn, kiểm tra kết quả tìm được, cho HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi kiểm tra kết quả.
Bài 2: GV cho HS tự làm, gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép cộng:
a/ + ; b/ + 
- GV kết luận.
Bài 3: GV ghi phép cộng + lên bảng.
- GV cho HS thực hiện phép cộng rồi nhận xét cách làm và kết quả (quy đồng mẫu số rồi cộng).
- GV cho HS suy nghĩ cách làm khác (không phải quy đồng mẫu số)
- GV cho HS làm phần b, c bằng cách rút gọn phân số rồi tính.
- GV nêu nhận xét khi cộng các phân số có thể rút gọn phân số rồi tính thìo phép cộng sẽ thuận lợi hơn.
Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Luyện tập.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS nói cách làm và kết quả.
- HS nhận xét cách làm và kết quả trên bảng.
- HS ghi bài làm vào vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 115: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng công phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng.
 II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Thực hành
Bài 1: 
- GV ghi lên bảng phép tính: 3+ và hỏi HS thực hiện phép cộng này như thế nào?
- GV cho HS làm tương tự các phần a, b, c.
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi kiểm tra kết quả.
Bài 2: GV cho HS tính:
 + + và + + 
- GV phát biểu tính chất két hợp của phép cộng phân số.
Bài 3: GV gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, tính nữa chu vi hình chữ nhật.
- Cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- GV chữa bài.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Phép trừ phân số.
* Hoạt động của học sinh
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Phải viết số 3 dưới dạng phân số 3= 
Vậy: 3 += += += 
Viết gọn:3 += += 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nói kết quả, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nêu cách làm và kết quả.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 24:
Tiết 116: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
 II. Đồ dùng dạy học:
Mỗi HS chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo.
 III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động của GV
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- GV viết lên bảng: + ; + ; gọi HS nói cách làm, tính và nêu kết quả.
HĐ2: Thực hành trên băng giấy
- GV cho HS lấy 2 băng giấy đã chuẩn bị, dùng thước chia mỗi băng thành 6 phần bằng nhau. Lấy 1 băng, cắt lấy 5 phần và hỏi: Có bao nhiêu phần của băng giấy? (có băng giấy).
- GV cho HS cắt lấy từ băng giấy, đặt phần còn lại lên băng giấy nguyên. Nhận xét phần còn lại bằng bao nhiêu phần băng giấy?
- GV: Có băng giấy, cắt đi băng giấy, còn băng giấy.
HĐ2: Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số
- GV ghi lên bảng:
Tính: - = ?
- GV gợi ý từ cách làm với băng giấy, hãy thực hiện phép trừ để được kết quả . 
- GV hỏi: Muốn kiểm tra phép trừ ta làm thế nào?
H: Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta làm như thế nào?
HĐ3: Thực hành
Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách trừ hai phân số cùng mẫu số. Cho HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 1 HS nói cách làm và kết quả.
Bài 2: GV viết phép trừ: - rồi hỏi HS: Có thể đưa hai phân số trên về hai phân số có cùng mẫu số được không, bằng cách nào?
- GV cho HS tự làm các phần b, c, d vào vở.
Bài 3: GV nêu câu hỏi:
Trong các lần thi đấu thể thao, thường có các loại huy chương gì để trao giải cho các vận động viên?
- GV cho HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán. Cho HS tự làm vào vở.
- GV gọi HS nêu cách làm và kết quả. Gọi HS khác nhận xét kết quả của bạn.
- GV ghi lời giải lên bảng.
HĐ tiếp nối:
Bài sau: Phép trừ phân số (tt).
* Hoạt động của học sinh
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp cùng làm, nhận xét kết quả và cách làm của bạn.
- HS trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện, so sánh và trả lời: Còn băng giấy.
- HS nêu: - = = 
- Thử lại bằng phép cộng: + = .
- HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số, HS nhắc lại quy tắc trừ hai phân số cùng mẫu số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Có thể rút gọn trước khi trừ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an mon Toan(2).doc