Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 17 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 17 - Phạm Văn May

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: -Giúp HS nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học ở lớp 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản đã học.

 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của nội dung phần Tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh nội dung các kiểu văn bản đã học ở các lớp trước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích tổng hợp

II- CHUẨN BỊ

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1- ỔN ĐỊNH LỚP

2- KIỂM TRA BÀI CŨ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )

3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 17 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HỌC KỲ 1)
Tuần 17
Tiết: 81-82: Ôn tập Tập làm văn (TT)
Tiết 83-84: Kiểm tra tổng hợp học kỳ 1
Tiết 85: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ
TIẾT 81-82
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN ( tiếp theo )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: -Giúp HS nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học ở lớp 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản đã học.
 - Thấy được tính kế thừa và phát triển của nội dung phần Tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh nội dung các kiểu văn bản đã học ở các lớp trước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích tổng hợp
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HỎI: Tự sự thường kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?
HỎI: Các yếu tố nghệ thuật có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
HỎI: Nêu vài trò của yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự?
HỎI: Nêu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
HỎI: Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
HỎI: Hãy tìm đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba?
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nghị luận.
- Miêu tả làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.
- Nghị luận làm cho bài văn thêm phần triết lí.
- HS trả lời dựa vào phần nội dung bài tiết 64.
- HS trả lời dựa vào tiết 50.
- HS trả lời dựa vào tiết 64.
- HS tìm trong các văn bản truyện ngắn đã học.
II- TỰ SỰ
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Tự sự kết hợp với nghị luận.
=> Các yếu tố nghệ thuật sử dụng trong văn bản tự sự góp phần làm nổi bật phương thức biểu đạt chính.
1- Vai trò của yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự: Là tái hiện lại những suy nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật ( có thể miêu tả nội tâm bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp )
VD: “ Mặt lão đột nhiên co. hu hu khóc.” ( Lão Hạc )
2- Vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự: Người kể hoặc nhân vật có thể nêu lên ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng để câu chuyện thêm phần hấp dẫn.
VD: Rằng: “ Tôi ..bà,
 nào chăng”
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
3- Vai trò và tác dụng của yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm: Nhằm khắc họa tính cách nhân vật, làm cho tác phẩn trở nên sinh động, hấp dẫn. Mặc khác tác giả cũng gửi gắm được tư tưởng, tình cảm của mình qua các đoạn đối thoại, độc thoại đó, khiến tư tưởng chủ đề của tác phẩm được nổi rõ hơn.
 4- Người kể chuyện trong văn bản tự sự:
- Ngôi thứ nhất: “ Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay.” ( Cố hương )
- Ngôi thứ ba: “ Buổi trưa hôm ấy ông Hai ở nhà một mìnhchẳng gà vặt hết.”
 ( Làng – Kim Lân )
5- So sánh điểm giống và khác của nội dung văn bản tự sự ở các lớp dưới và lớp 9: Nội dung phần văn tự sự ở lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao kiến thức và kĩ năng văn bản tự sự đã học ở các lớp dưới.
- Ở lớp 6 chỉ tiếp xúc với văn tự sự qua các nội dung: sự việc, nhân vật, chủ đề, lời văn, đoạn văn, ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Ở lớp 9 được học sâu hơn về yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thọai.
 4- CỦNG CỐ – DẶN DÒ
 HS học bài chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
IV. Rút kinh nghiệm
..
TIẾT 83-84 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra theo yêu câu của đề bài.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra.
2- HỌC SINH: Giấy kiểm tra.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- TỔ CHỨC CHO HS KIỂM TRA
* HOẠT ĐỘNG 1: GV phát đề cho HS
 ĐỀ BÀI: 
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
 Học sinh chọn và ghi ra giấy kiểm tra một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
* Sử dụng thông tin A, B, C, D để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.
	A. Văn bản “Aùnh trăng” của Nguyễn Duy
	B. Văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
	C. Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
	D. Văn bản “ Cố hương” của Lỗ Tấn
1. Văn bản nào là truyện trung đại Việt Nam?
2. Văn bản nào là truyện hiện đại Việt Nam?
3. Văn bản nào là thơ hiện đại Việt Nam?
4. Văn bản nào là truyện nước ngoài?
5. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào năm nào?
	A. 1948	B. 1958	C. 1968	D. 1978
6. Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào? 
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa A- So sánh và nhân hóa B- Ẩn dụ và hoán dụ
	 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” C- Nói quá và liệt kê D- Chơi chữ và điệp từ
7. Dòng nào nói đầy đủ nhất về tính cách nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân?
A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.
B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
C. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
8. Chủ đề văn bản nhật dụng nào không được học ở Ngữ văn 9, tập một?
A. Vấn đề môi trường.	 
B. Vấn đề chiến tranh và hòa bình.
C. Vấn đề quyền sống còn của con người. 
D. Vấn đề hội nhập và bảo về bản sắc văn hóa dân tộc.
9. Thành ngữ “ nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
	C. Phương châm cách thức	D. Phương châm quan hệ
10. Từ “ đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	A- Đầu súng trăng treo B- Đầu non cuối bể
	C- Đầu bạc răng long D- Đầu sóng ngọn gió
11. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà”ø của Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của ai?	A- Ông Sáu B- Bé Thu C- Người bạn ông Sáu D- Tác giả
12. Cho biết các thành ngữ sau thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa?
	A- ếch ngồi đáy giếng B- đầu voi đuôi chuột C- nuôi ong tay áo
II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
 Hãy kể về một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với người bạn thân. ( Có sử dụng nghị luận và miêu tả nội tâm )
HOẠT ĐỘNG 2: GV thu bài.
ĐÁP ÁN 
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) 
 Học sinh làm đúng một câu 0,25 điểm.
CÂU 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
C
B
A
D
A
A
D
A
B
C
C
B
II- PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
 * Học sinh phải đạt những yêu cầu sau:
 - Bài văn thể hiện rõ yêu cầu của đề: Kỉ niệm phải gắn bó với người bạn thân của người viết; kỉ niệm phải có ý nghĩa, phải xúc động và đáng nhớ. Người kể phải là người trong cuộc, có chứng kiến câu chuyện.
 - Bài văn phải thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm chân thật của người viết.
 - Bài viết phải thể hiện sự kết hợp kĩ năng nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 * Biểu điểm:
 - Điểm 7: Bài làm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Lời văn sáng sủa sinh động, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 6 - 6,5: Bài làm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Lời văn sáng sủa sinh động, Có thể mắc 1 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 5 – 5,5: Bài làm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Lời văn sáng sủa sinh động, Có thể mắc 2 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 4 – 4,5: Bài làm phải đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Có thể mắc 3 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 3 – 3,5: Bài làm phải đáp ứng được một nữa các yêu cầu trên. Có thể mắc từ 4 đến 5 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 2 – 2,5: Bài làm phải đáp ứng được một nữa các yêu cầu trên. Có thể mắc từ 6 đến 7 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Điểm 0,5 – 1,5: Bài làm cơ bản chưa đạt các yêu cầu trên. Nội dung còn sơ sài, mắc từ 8 lỗi diễn đạt và lỗi chính tả trở lên.
 - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
TIẾT 85
 NHỮNG ĐỪA TRẺ ( Hướng dẫn đọc thêm )
( Go-rơ-ki )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS biết rung cảm trước tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn bản tự sự và học tập viết văn bản tự theo ngôi thgứ nhất.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIỀN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ ( Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiếu chung.
- GV gọi HS đọc văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
HỎI: Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
HỎI: Tìm những câu văn thể hiện sự nhận xét của A-li-ô-sa?
Cho biết nghệ thuật của các đoạn văn đó?
HỎI: Hãy tìm yếu tố cổ tích của văn bản?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
- GV cho HS nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS đọc văn bản.
- A-li-ô-sa: mất bố, nghèo khổ.
- Ba đứa trẻ: mất mẹ, sống với dì ghẻ, con nhà quý tộc.
- “ Chúng ngồi sát vào nhau như. gà con.” -> So sánh.
- Kể về mụ dì ghẻ -> liên tưởng đến mụ phù thủy.
- Kể về người mẹ thật nhưng lạc vào thế giới cổ tích.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- TÁC GIẢ ( SGK )
2- TÁC PHẨM ( SGK )
3- ĐỌC – CHÚ THÍCH
II- PHÂN TÍCH
1- NHỮNG ĐỨA TRẺ SỐNG THIẾU TÌNH THƯƠNG
- A-li-ô-sa: mất bố, nghèo khổ.
- Ba đứa trẻ: mất mẹ, sống với dì ghẻ, con nhà quý tộc.
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ:
A-li-ô-sa cứu thằng em bị té xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau => tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
2- NHỮNG QUAN SÁT CỦA NHÂN VẬT A-LI-Ô-SA
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện: “ Chúng ngồi sát vào nhau như. gà con.” -> So sánh. 
=> Sự sợ hãi.
- Khi đại tá bất chợt xuất hiện:
“ Chúng lặng lẽ bước đi.con ngỗng” -> So sánh 
3- YẾU TỐ CỔ TÍCH CỦA VĂN BẢN
- Kể về mụ dì ghẻ -> liên tưởng đến mụ phù thủy.
- Kể về người mẹ thật nhưng lạc vào thế giới cổ tích.
=> Yếu tố cổ tích làm chuyện đầy chất thơ.
III- TỔNG KẾT
* GHI NHỚ ( SGK )
 4- CỦNG CỐ
 - Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
 - Nêu nội dung chính của văn bản.
 5- DẶN DÒ: HS học bài, chuẩn bị tập làm thơ tám chữ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ký duyệt tuần 17

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc