I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- KIẾN THỨC:
- Giúp HS hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác thuật: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2- GIÁO DỤC:
Giáo dục HS ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân.
3- KỸ NĂNG:
Rèn luyện HS về cách sử dụng nghệ thuật trong văn bản nghị luận.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
TUẦN 2 TIẾT 6-7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ HÒA BÌNH ( Mác-két ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- KIẾN THỨC: - Giúp HS hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác thuật: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 2- GIÁO DỤC: Giáo dục HS ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân. 3- KỸ NĂNG: Rèn luyện HS về cách sử dụng nghệ thuật trong văn bản nghị luận. II- CHUẨN BỊ: 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- ỔN ĐỊNH LỚP: 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh? 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. GV HỎI: Hãy nêu những nét chính về tác giả Mác-két? GV HỎI: Hãy nêu xuất xứ của văn bản? GV: Gọi 2 HS đọc văn bản. GV HỎI: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào?Thuộc loại văn bản gì? GV HỎI: Hãy xác định luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản. GV HỎI: Ở đoạn đầu, tác giả nêu ra những chứng cứ nào để nói về sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân? GV HỎI: E m có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận ở đoạn này? GV HỎI: Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để làm sáng tỏ luận cứ trên? GV HỎI: Em hãy cho biết, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn văn này? GV HỎI: Nghệ thuật so sánh trong đoạn văn này có tác dụng gì? GV HỎI: Hãy tìm những chứng cứ để làm sáng tỏ luận cứ trên? GV HỎI: Phần kết bài nêu vấn đề gì? GV HỎI: Trước nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, thái độ của tác giả như thế nào? GV HỎI: Tác giả đề nghị điều gì? Ý nghĩa của việc đề nghị đó? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết. GV HỎI: Nêu nội dung chính và nghệ thuật của văn bản? HOẠT ĐÔNG 4: Hướng dẫn luyện tập. GV: Cho HS sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh về chiến tranh. HS TRẢ LỜI: Mác-két sinh 1928 là nhà văn của Cô-lôm-bi-a. Ông nổi tiếng về tiểu thuyết và truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Ông nhận giải Nô-ben văn học năm 1982. HS TRẢ LỜI: Văn bản trích từ bài tham luận trong cuộc họp giữa các nguyên thủ quốc gia lần 2 tại Mê-hi-cô. HS: Đọc văn bản. HS TRẢ LỜI: Phương thức nghị luận, loại văn bản nhật dụng. HS TRẢ LỜI: * Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa khủng kiếp đe dọa loài người. Vì vậy, phải đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân để bảo vêï hòa bình thế giới. * luận cứ: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Cuộc sống tốt đẹp của loài người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa. - Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, với tự nhiên và sự tiến hóa. - Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân bảo vệ hòa bình thế giới. HS TRẢ LỜI: Ngày 8 – 8 – 1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh; 4 tấn thuốc nổ có thể hủy diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời. HS TRẢ LỜI: Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng HS TRẢ LỜI: - 100 tỉ đô la cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo nhất thế giới bằng chi phí của 100 máy bayB. 1B và 7000 tên lửa vượt đại châu của Mĩ. - Chương trình phòng bệnh trong 14 năm sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bị sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu Phi chỉ bằng 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. - Số tiền cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng trên thế giới chỉ bằng 149 tên lửa MX. - Tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm bằng tiền 27 tên lửa MX. - Xóa nạn mù chữ thế giới bằng tiền 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. HS TRẢ LỜI: So sánh. HS TRẢ LỜI: Thấy được tính chất phi lí và sự tốn kém của chạy đua vũ trang. HS TRẢ LỜI: Phải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, phải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát được và mới chết vì yêu; chỉ cần bấm nút một cái là cả quá trình phát triển của tự nhiên trở lại điểm xuất phát. HS TRẢ LỜI: Kêu gọi ngăn chặn chiến tranh hạt nhân bảo vệ hào bình thế giới. HS TRẢ LỜI: Đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân. HS TRẢ LỜI: Sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hòa bình => lên án thế lực hiếu chiến. HS: Trả lời dựa vào phần ghi nhớ. I- TÌM HIỂU CHUNG: 1- TÁC GIẢ: Mác-két, nhà văn cô-lôm-bi-a, ông nổi tiếng về tiểu thuyết và truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Năm 1982 ông được giải thưởng Nô-ben về văn học. 2- XUẤT XỨ : Văn bản trích từ bài tham luận của Mác-két trong cuộc họp với các nguyên thủ quốc gia về việc Kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ hòa bình thế giới tại Mê-hi-cô. 3- ĐỌC – CHÚ THÍCH: a- ĐỌC: ( SGK ) b- CHÚ THÍCH: ( SGK ) 4- BỐ CỤC: * Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là hiểm họa khủng khiếp đe dọa loài người. Vì vậy, phải chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hòa bình thế giới. * Luận cứ: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. - Cuộc sống của loài người bị chiến tranh hạt nhân đe dọa. - Chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí loài người, ngược với tự nhiên và sự tiến hóa. - Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân bảo vệ hòa bình thế giới. II- PHÂN TÍCH: 1- NGUY CƠ CHIẾN TRANH HẠT NHÂN. - Ngày 8 – 8 – 1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.=> hiện thực khủng khiếp của nguy cơ hạt nhân. - 4 tấn thuốc nổ có thể hủy diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời.=> tính toán cụ thể về sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. * Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề. 2- CHIẾN TRANH HẠT NHÂN LÀM MẤT ĐI CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP CỦA CON NGƯỜI. - 100 tỉ đô la cứu 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới bằng chi phí của 100 máy bay B.1B và 7000 tên lửa vượt đai châu của Mĩ. - Phòng bệnh cho hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em nghèo chỉ bằng 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ. - Số tiền cứu 575 triệu thiếu dinh dưỡng trên thế giới bằng 149 tên lửa MX. - Tiền nông cụ cho các nước nghèo bằng 27 tên lửa MX. - Xóa nạn mù chữ thế giới bằng tiền 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. * Bằng cách so sánh tác giả cho người đọc thấy được sự tốn kém phi lí của chạy đua vũ trang. Chiến tranh hạt nhân đã cướp đi nhiều điều kiện cải thiện đời sống cho con người. 3- CHIẾN TRANH HẠT NHÂN ĐI NGƯỢC LẠI LÍ TRÍ CON NGƯỜI, PHẢN LẠI SỰ TIẾN HÓA CỦA TỰ NHIÊN. - 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hồng mới nở => Dẫn chứng khoa học về địa chất và về sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. - Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa => phản với tự nhiên, phản với sự tiến hóa. 4- NHIỆM VỤ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH HẠT NHÂN CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH. - Thái độ của tác giả: Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - Đề nghị của tác giả: sự có mặt của chúng ta là sự khởi đầu cho tiếng nói những người đang bênh vực bảo vệ hòa bình => lên án thế lực hiếu chiến. III- TỔNG KẾT: * GHI NHỚ: ( SGK ) IV- LUYỆN TẬP: 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS học bài, soạn bài Các phương châm hội thoại. TIẾT 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp theo ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- KIẾN THỨC: - Giúp HS nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. - Cho HS biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp. 2- GIÁO DỤC: Giáo dục HS thái độ tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp. 3- KĨ NĂNG: Rèn luyện HS kĩ năng sử dụng từ ngữ trong văn bản nói và viết. II- CHUẨN BỊ: 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- ỔN ĐỊNH LỚP: 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kể các phương châm hội thoại đã học? Cho ví dụ về sự vi phạm các phương châm hội thoại đó? 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ. GV: Gọi HS đọc ví du. GV HỎI: Thành ngữ này nêu cuộc đối thoại giữa ai với ai? GV HỎI: Nói gà, nói vịt ở đây nghĩa là gì? GV HỎI: Hãy nêu một tình huống hội thoại tương tự như vậy? GV HỎI: Qua đó em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? GV: Chốt lại ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức. GV: Gọi HS đọc ví dụ. GV HỎI: Nói dây cà ra dây muống là nói thế nào? GV HỎI: Nói lúng búng như ngậm hột thị là nói như thế nào? GV HỎI: Có thể hiểu câu ở ví dụ 2 theo mấy cách? GV HỎI: Qua 2 ví dụ trên, cần rút ra bài học gì trong giao tiếp? GV:Chốt lại ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm lịch sự. GV: Gọi HS đọc ví dụ. GV HỎI: Vì sao 2 nhân vật trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? GV HỎI: Qua ví dụ em rút được điều gì trong giao tiếp? GV: Chốt lại ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập. GV HỎI: Các câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 1 khuyên chúng ta điều gì? GV HỎI: Phép tu từ nào đã học liên quan đến phương châm lịch sự? GV HỎI: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống? HS: Đọc ví dụ. HS TRẢ LỜI: Ông, bà. HS TRẢ LỜI: Mỗi người nói một đằng không khớp nhau HS TRẢ LỜI: - Nằm lùi vào! - Làm gì có hào nào. - đồ điếc. -Tôi có tiếc gì đâu. => Ông nói gà, bà nói vịt. HS TRẢ LỜI: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. HS: Đọc ví dụ. HS TRẢ LỜI: Cách nói từ cái này kéo sang cái kia một cách dài dòng. HS TRẢ LỜI: Cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch. HS TRẢ LỜI: Có thể hiểu theo 2 cách: - Cách 1: Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. -Cách 2: Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của những người nào đó về truyện ngắn của ông ấy. HS TRẢ LỜI: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. HS: Đọc ví dụ. HS TRẢ LỜI: Cái 2 nhân vật đều nhận được là tình cảm. HS TRẢ LỜI: Cần tế nhị và tôn trọng người khác. HS TRẢ LỜI: Khuyên dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. HS TRẢ LỜI: Nói giảm, nói tránh. HS TRẢ LỜI: a- nói mát => P.C lịch sự b- nói hớt => P.C lịch sực- nói móc=> P.C lịch sự d- nói leo=> P.C lịch sự e- nói ra đầu ra đũa => P.C cách thức. I- PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ: 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ: Thành ngữ: Ông nói gà,bà nói vịt. => Mỗi người nói một đằng không khớp nhau. * Trong giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) II- PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC: 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ: a- VÍ DỤ 1: - Thành ngữ: Dây cà ra dây muống. => Cách nói từ cái này kéo sang cái kia một cách dài dòng. - Thành ngữ: Lúng búng như ngậm hột thị. => Nói ấp úng không thành lời, không rành mạch. b-VÍ DỤ 2: Câu: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. => Hiểu theo 2 cách: - Cách 1: Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho nhận định thì câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. - Cách 2: Nếu của ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn thì câu có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của những người nào đó về truyện ngắn của ông ấy * Trong giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) III- PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ: 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ: Truyện: Người ăn xin 2 nhân vật đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho. => Trong giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) IV- LUYỆN TẬP: BÀI TẬP 1: Khuyên dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. BÀI TẬP 2: Phép tu từ liên quan đến phương châm lịch sự: Nói giảm, nói tránh. BÀI TẬP 3: a- nói mát => P.C lịch sự b- nói hớt => P.C lịch sự c- nói móc=> P.C lịch sự d- nói leo=> P.C lịch sự e- nói ra đầu ra đũa => P.C cách thức. 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS học bài, làm bài tập 4-5 và soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. TIẾT 9 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- KIẾN THỨC: Giúp HS hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tảthì văn bản mới hay. 2- GIÁO DỤC: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài văn thuyết minh. 3- KỸ NĂNG: Rèn luyện HS kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. II- CHUẨN BỊ: 1- GIÁO VIÊN: SGK,giáo án, các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- ỔN ĐỊNH LỚP: 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp? Trong văn bản thuyết minh thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. GV: Gọi HS đọc văn bản. GV HỎI: Hãy giải thích nhan đề văn bản? GV HỎI: Hãy tìm những câu văn thuyết minh tiêu biểu về đặc điểm của cây chuối? Và cho biết nó thuyết minh về điều gì? GV HỎI: Hãy tìm những câu văn miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của nó? GV HỎI: Các yếu tố miêu tả có tát dụng gì trong văn bản thuyết minh? GV: Nhấn mạnh lại các ý chính trong ghi nhớ ở SGK. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập. GV: Cho HS thảo luận nhóm bài tập 1 HS: Đọc văn bản. HS TRẢ LỜI: Văn bản nói về vai trò và tác dụng của cây chuối trong đời sống Việt Nam. HS TRẢ LỜI: Các câu văn thuyết minh. - Đoạn 1: Cây chuối ưa nướccháu lũ.=> thuyết minh về hình dáng, sự phát triển của cây chuối. - Đoạn 2: Cây chuối là thức ănquả. => thuyết minh về công dụng chung của cây chuối. - Đoạn 3: Nào chuối hương, chuối ngự,chuối chín làm bữa ăn sáng, trưa,chiều, tối; chuối xanh dùng trong món ăn hàng ngày, làm vật thờ cúng. => thuyết minh về vai trò và tác dụng của quả chuối HS TRẢ LỜI: - Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng. - Gốc chuối tròn như đầu người. => Miêu tả rõ về hình dáng cây chuối, làm cho câu văn thêm sinh động. HS TRẢ LỜI: Làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn HS: Thảo luận nhóm điền yếu tố miêu tả vào phần thuyết minh đã cho ở bài tập 1. - Thân cây chuối có hình dáng thẳng đứng như những chiếc cột sơn màu xanh. - Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió. I- TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1- VĂN BẢN: CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM - Nhan đề của văn bản: Nói về vai trò và tác dụng của cây chuối trong đời sống Việt Nam . - Các câu văn thuyết minh. + Đoạn 1: Cây chuối ưa nướccháu lũ.=> thuyết minh về hình dáng, sự phát triển của cây chuối. + Đoạn 2: Cây chuối là thức ănquả. => thuyết minh về công dụng chung của cây chuối. + Đoạn 3: Nào chuối hương, chuối ngự,chuối chín làm bữa ăn sáng, trưa,chiều, tối; chuối xanh dùng trong món ăn hàng ngày, làm vật thờ cúng. => thuyết minh về vai trò và tác dụng của quả chuối. - Các câu văn miêu tả: + Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng. + Gốc chuối tròn như đầu người. => Miêu tả rõ về hình dáng cây chuối, làm cho câu văn thêm sinh động. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) II- LUYỆN TẬP: BÀI TẬP 1: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng đứng như những chiếc cột sơn màu xanh. - Lá chuối tươi như chiếc quạt phẩy nhẹ theo làn gió. Ø 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS học bài, làm bài tập 2-3, soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. TIẾT 10 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. II- CHUẨN BỊ: 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK,tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- ỔN ĐỊNH LỚP: 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. GV HỎI: Đề yêu cầu vấn đề gì? GV: Cho HS đọc bài văn tham khảo ở SGK. GV: Cho HS thảo luận lập dàn ý. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập. GV: Cho HS viết các đoạn văn theo gợi ý ở phần dàn bài. HS TRẢ LỜI: Đề yêu cầu thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. HS: Đọc văn bản. HS: Thảo luận nhóm lập dàn ý. - Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. - Thân bài: + Con trâu trong nghề làm ruộng. + Con trâu trong lễ hội, đình đám. + Con trâu – nguồn cung cấp thực phẩm. + Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. - Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. HS: Viết các đoạn văn. ĐỀ: Con trâu ở làng quê Việt Nam. * TÌM HIỂU ĐỀ: Đề yêu cầu thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. * DÀN BÀI: - Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. - Thân bài: + Con trâu trong nghề làm ruộng. + Con trâu trong lễ hội, đình đám. + Con trâu – nguồn cung cấp thực phẩm. + Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. - Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. * LUYỆN TẬP: 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS soạn bài Tuyên bố thế giớitrẻ em. Tổ trưởng duyệt
Tài liệu đính kèm: