Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Phạm Văn May

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói dối với đời sống con người.

-Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Sgk, Ga, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy

 2. Học sinh: Xem và soạn bài trước khi lên lớp

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Giới thiệu bài mới:

Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Vì vậy nội dung tiếng nói và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất học tập; Hôm nay Thầy sẽ giúp các em nhận thấy rõ điều này qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.

 

doc 13 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1779Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 20 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 (HKII)
Tuần 20
Tiết 96,97: Tiếng nói của văn nghệ
Tiết 98: Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán
Tiết 99: Nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Tiết 96,97:
 Nguyễn Đình Thi
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
-Hiểu được nội dung tiếng nói của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nói dối với đời sống con người.
-Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Sgk, Ga, tham khảo tư liệu khác có liên quan đến bài dạy
	2. Học sinh: Xem và soạn bài trước khi lên lớp
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ thuật mới đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Vì vậy nội dung tiếng nói và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi gắn với đời sống phong phú sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất học tập; Hôm nay Thầy sẽ giúp các em nhận thấy rõ điều này qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: 
-Cho HS đọc chú thích * SGK
-Cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?
- Văn bản "TNCVN" được viết vào năm nào ? rút ra từ đâu?
* Hoạt động 2
- Đọc mẫu 1 đoạn và hướng dẫn HS đọc tiếp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK.
- Tìm bố cục của Văn bản?
* Hoạt động 3 
- Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm của bài?
-Nội dung Tiếng nói của văn nghệ(phản ánh,thể hiện) là gì?
 Tiết 97
- Nêu suy nghĩ và nhận xét?
? Tại sao con người cần Tiếng nói của văn nghệ?
 ? Nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao? (thảo luận).
?Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng đến vậy?
* Hoạt động 4
?Em hiểu như thế nào câu: “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả”?
 Giảng thêm:
. Văn nghệ là thứ tuyên truyền không tuyên truyền:
-Tác phẩm văn nghệ bao giờ cũng có ý nghĩa, tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó à hướng con người đến một lẽ sống một cách nghĩ đúng đắn, nhân đạo.
-Tác phẩm không phải là một cuộc diễn thuyết là sự minh họa cho tư tưởng chính trị. Nó không tuyên truyền, răn dạy một cách lộ liễu, khô khan.
 Nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả:
-Văn nghệ tuyên truyền đó là sự sống con người, là môi trạng thái cảm xúc tình cảm phong phú của con người trong cuộc sống sinh động.
-Nó lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta thông qua con đường tình cảm giúp chúng ta được sống với cuộc đời phong phú, với chính mình à Tự nhận thức và tự hoàn thiện mình. Với con đường này, tiếng nói của văn nghệ đi vào chúng ta một cách tự nhiên nhất, sâu sắc và thấm thía nhất.
? Nêu nhận xét về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
-Bố cục chặt chẽ, hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế để khẳng định, thuyết phục tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.
-Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt giàu nhiệt hứng.
*Cho HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 5: 
- Hướng dẫn HS luyện tập theo SGK. 
- Đọc chú thích * SGK.
- Dựa vào chú thích * SGK trình bày.
- Sáng tác 1948. In trong cuốn "Mấy vấn đề văn học" - 1956.
- Nghe và thực hiện theo yêu cầu
- Bố cục 3 phần
 Từ “Tác phẩm ... xung quanh” à Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
  Từ “Nguyễn Du ... trang giấy” à Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đố với cuộc sống con người.
 Từ “Nếu bảo văn nghệ ...cho xã hội”à Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.
- Tự tóm tắt:
+ Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả t/cảm
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh
-Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cái nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình à đó chính là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
-Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét của nghệ sĩ à mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng chúng ta đã rất quen thuộc.
-Là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem
-Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách số phận con người, thế giới bên trong của con người.
-Văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
-Giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình.
-Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, lời nói văn nghệ là sợi dây buộc họ với cuộc đời thường với tất cả sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.
-Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho đời cứ tươi à giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả, cực nhọc
-Cuộc sống đơn điệu, khó khăn đầy sự đau khổ, buồn chán, thiếu sự rung cảm và ước mơ trong cuộc sống.
-Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
-Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui nỗi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh động thường ngày. Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan trừu tượng mà lắng sâu thấm hòa vào những cảm xúc, nỗi niềm. Từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
-Khi tác động bằng nội dung, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình à Văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc.
- Tự trình bày
- Lắng nghe.
- Dựa vào SGK nêu.
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê Hà Nội.
- Tham gia tổ chức văn hóa cứu quốc 1943.
- Là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên từ 1958
2. Tác phẩm
- "Tiếng nói của văn nghệ" là tiểu luận được viết năm 1948, in trong cuốn "Mấy vấn đề văn học" - 1956.
II. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc: SGK
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: 3 phần
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Hệ thống luận điểm
Các luận điểm vừa có sự giải thích cho nhau vừa nối tiếp nhau 1 cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của nghệ thuật.
1.Nội dung tiếng nói của văn nghệ
- Muốn nói một điều gì mới mẻ, muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
- Là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người
- Văn nghệ giúp cho con người được sống đầy dủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài
- Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho đời cứ tươi.
4. Sức mạnh cảm hóa kỳ diệu của văn nghệ đối với con người
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
-Văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người.
- Mở rộng khả năng của tâm hồn... giải phóng... xây dựng con người. Làm cho con người tự xây dựng được.
III.Tổng kết: 
Ghi nhớ 19/ SGK.
IV.Luyện tập:
4. Củng cố
- Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
- Tiếng nói của vă nghệ có cần thiết đến đời sống con người hay không?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, nắm được nội dung bài học .Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK.
-Làm bài luyện tập.
-Chuẩn bị bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
IV. Rút Kinh Nghiệm
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Tiết 98: 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được 2 TP biệt lập: Tình thái, cảm thán.
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng: Biết đặt câu có TP tình thái, cảm thán.
II. CHUẨN BỊ
1. Gv: Sgk, ga, bảng phụ
2. Học sinh: Sgk, xem bài trước ở nhà
II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là đề ngữ? Cho ví dụ.
-Nêu những dấu hiệu phân biệt đề ngữ với chủ ngữ của câu?
3.Giới thiệu bài mới:
Trong một câu, các bộ phanä có vai trò (chức năng) không đồng đều như nhau. Có những bộ phận trực tiếp diễn đạt sự việc của câu. Nhưng cũng có các bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, chúng chỉ được dùng để nêu lên thái độ của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Những bộ phận này được gọi là phần biệt lập. Để hiểu hơn về vấn đề này .
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Phần tình thái
-Cho HS đọc các ví dụ a, b, c/ SGK trang 19.
?Những từ ngữ “Chắc, có lẽ, thật may mắn” là nhận định của người nói đối với sự việc hay là bản thân chúng diễn đạt sự việc?
*GV giảng thêm:
 Chắc: Việc được nói đến có phần đáng tin cậy nhiều hơn.
 Có lẽ: việc được nói đến chưa thật đáng tin cậy, có thể không phải là như vậy.
  Thật may mắn: Đánh giá việc được nói đến là một dịp thuận lợi.
?Nếu không có những từ ngữ đó thì sự việc của câu có khác không?
?Thế nào là phần tình thái?
*Hoạt động 2: Phần cảm thán.
-Cho HS đọc và tìm hiểu các ví dụ a, b/ SGK trang 20.
?Các từ ngữ “Ồ, trời ơi” có dùng để chỉ đồ vật hay sự việc gì không?
?Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người ta nói kêu “Ồ, trời ơi”?
?Các từ ngữ này có dùng để gọi ai không?
?Thế nào là từ cảm thán?
- Cho HS Rút ra ghi nhớ?
*Hoạt động 3: Luyện tập.
-Cho HS làm các bái tập SGK theo yêu cầu từ thấp đến nâng cao.
? Sắp xếp các từ BT2 theo thứ tự tăng dần độ tin cậy hay độ chắc chắn?
- Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại.
-Nhận định của người nói đối với dự việc.
-Chúng không tham gia vào diễn đạt sự việc.
- Nghe
- Không có gì thay đổi.
- Rút ra từ SGK
-Không.
-Nhờ phần câu phía sau à giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.
-Không dùng để gọi ai cả, để giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình.
- Rút ra từ SGK.
-Rút ra ghi nhớ SGK.
1. -Tình thái: ó lẽ, hình như, chả nhe
 - cảm thán: Chao ôi
- Thảo luận sắp xếp theo yêu cầu bài tập
- Thực hiện
I. Thành phần tình thái
1.Đọc các câu
2. Tìm hiểu:
a.Chắc
b.Có lẽ
c.Thật may mắn.
à Diễn đạt thái độ của người nói
à Phần tình thái
* Khái niệm: SGK
II. Thành Phần cảm thán:
1. Đọc VD
2. Tìm hiểu
a.Ồ
b.Trời ơi
à Bộc lộ hiện tượng tâm lý, không chỉ sự vật hay sự việc.
à Phần cảm thán 
* Khái niệm: SGK
@ Ghi nhớ: trang 20/ SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
- TP biệt lập tình thái: Có lẽ, hình như, chả nhẽ (a,c,đ).
- TP cảm thán: Chao ôi (b)
Bài tập 2
dường như (văn viết) hình như / có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.
4. Củng cố: Thế nào là thành phần tình thái, cảm thán? Cho VD.
5. Dặn dò: 
-Học thuộc lòng ghi nhớ.
-Làm các bài tập còn lại SGK.
-Chuẩn bị bài “Các TP biệt lập TT”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 99:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG , ĐỜI SỐNG 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được 1 hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống:bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tập cảm nhận, phân tích các sự việc
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Sgk, ga,bảng phụ, 
2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1: 
- Đọc văn bản.
? Bài văn bình luận hiện tượng gì trong đời sống? 
? Em có nhận xét gì về vấn đề được đưa ra bình luận?
? Trước hiện tượng này, tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình ra sao?
? Thế nào là bình luận một hiện tượng, một sự việc trong đời sống?
? “Lời hẹn” là bài văn bình luận, các em hãy chia dàn ý của bài.
*Đọc lại đoạn mở bài.
? Mở bài giới thiệu vấn đề gì?
*Thân bài: đọc từ “Ai chả có.. không sai lời”.
? Để làm rõ vấn đề, tác giả đã làm những việc gì?
? Nêu những cái đúng, cái lợi của việc đúng hẹn như thế nào?
? Việc sai hẹn có những tác hại gì?
? Tác giả bày tỏ thái độ ra sao, nêu được tư tưởng gì sâu xa?
*Đọc phần kết bài.
? Hiện tượng sai hẹn có phù hợp với cuộc sống không?
-Khó chấp nhận, phải khẩn trương, luôn đúng giờ, đúng hẹn.
? Nhận xét về ý kiến này?
-Nếu ý nghĩa khái quát về sự việc, hiện tượng sai hẹn.
-Cho HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Luyện tập.
-Bài tập bình luận về hiện tượng văn nghệ.
-Chú ý: không sử dụng nguyên lý để suy ra, mà từ kinh nghiệm à rút ra nhận định quan điểm. 
- Đọc
-Hiện tượng sai hẹn.
-Đây là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống xã hội, là một hiện tượng của con người.
-Nêu những tác hại của việc sai hẹn và bày tỏ thái độ phản đối.
- Tự trình bày
Chia ra 3 phần:
+MB: Từ đầu... khó sửa.
+TB: Ai chả có.. không sai lời.
+KB: Tác phong.. không đúng hẹn được.
-Bình luận nạn sai hẹn.
-Vạch ra những đúng sai, lợi hại của việc sai hẹn.
-Tính giờ nào làm việc nào, gặp ai để khỏi lỡ việc, không để thì giờ lang bang.
-Quen sai hẹn – xe lửa, máy bay nó phải dừng lại chờ mình không nhỉ?
-Xem hát – đến chậm nhà hát không thể chờ.
-Lỡ công việc, coi thường lời hẹn, không tôn trọng người khác, không biết quý thời giờ, kẻ bất tín
-Người tự trọng, tôn trọng người khác đã hẹn không sai lời.
-Đọc ghi nhớ:
- Thảo luận làm bài.
I.Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 
1.Đọc: Văn bản: "Bệnh lề mề". 
2. Tìm hiểu: 
Bình luận hiện tượng sai hẹn.
-Nhận thức rõ hiện tượng.
-Nêu tác hại.
-Bày tỏ thái độ.
=> Bình luận một hiện tượng, sự việc trong đời sống.
3.Dàn bài chung của bài văn nghị luận:
Mở bài: Bình luận nạn sai hẹn.
Thân bài:
*Lợi:
-Phải tính giở nào làm việc nào, gặp ai: để khỏi lỡ việc.
-Không để thì giờ lang bang.
-Xem hát: đến chậm nhà rạp không thể chờ.
*Hại:
-Lỡ công việc, không tôn trọng người khác, không quý thời giờ, kẻ bất tín.
Bày tỏ thái độ:
-Người tự trọng, biết tôn trọng, đã hẹn ai không sai lời.
Kết bài:
-Coi thường thì giờ là khó chấp nhận.
-Phải khẩn trương, đúng giờ, đúng hẹn.
*Ghi nhớ.
II.Luyện tập.
1.Thảo luận: Các sự việc, hiện tượng các vấn đề đáng khen, chê.
2. Hiện tượng HS hút thuốc lá ở Hà Nội
4. Củng cố: Thế nào 1à 1 sự việc, hiện tượng đời sống?
5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem trước bài sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT 
SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Tiết 100
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết làm bài bình luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, GA, .
2. HS: SGK, xem trước bài ở nhà
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là bình luận một hiện tượng , sự việc trong đời sống.
-Nêu dàn bài chung của bài bình luận một sự việc, hiện tượng.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: 
Đọc các đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
? Hãy chỉ ra các điểm giống nhau.
* Hoạt động 2
- Cho HS đọc bài Phạm Văn Nghĩa, sgk.
? Đề thuộc loại nào?
? Đề nêu sự việc, hiện tượng gì? Nêu như thế nào?
? vì sao thành đoàn TPHCM lại phát động phong trào học tập và làm theo Nghĩa?
- Cho HS thảo luận và lập dàn ý.
- Hướng dẫn HS viết bài.
- Lần lượt gọi HS trình bày bài viết của mình.
- GV-HS nhận xét - sữa chữa.
- Cho HS rút ra ghi nhớ
- Đọc 4 đề bài SGK nêu.
- Đều là văn nghị luận ( nêu một sự việc, hiện tượng).
- Đoạn 1: gương HS nghèo vượt khó.
- Đoạn 2: chất độc màu da cam Mĩ rải xuống Việt Nam.
- Đoạn 3: trò chơi điện tử.
- Đoạn 4: tấm gương Nguyễn Hiền.
- 1 HS đọc.
- Nghị luận
- Đọc bài.
- Nghị luận
-phạm Văn Nghĩa
- Học yêu cha mẹ, học lao động
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Viết bài.
-Trình bày bài viết.
- Nhận xét - sửa chữa.
- Rút ra ghi nhớ
I. Đề bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống
1.Đọc các đề bài
2. Tìm hiểu đề bài
4 đề đều có nhiệm vụ viết bài nghị luận 
II. Cách làm
1.Đọc bài "Phạm Văn Nghĩa"
2. Tìm hiểu
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ việc đồng áng
- biết kết hợp học với hành
- Biết sáng tạo (tời kéo nước).
b. Lập dàn ý
* MB: Giới thiệu PVN .
* TB: 
-Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
-Đánh giá việc làm của Nghĩa
-Đánh giá ý nghĩa việc phát động PT học tập theo Nghĩa
* KB: 
- Khái quát ý nghĩa của tấm gương Nghĩa
- Rút ra bài học cho bản thân.
c. Viết bài:
d. Đọc bài-sửa chữa
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố: Cho HS làm dàn ý (đề 4-SGK). Làm tương tự như dàn bài đã làm.
5. Dặn dò: 
-Về nhà viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh (đã lập dàn ý) 
- Xem lại phần chương trình địa phương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ký duyệt tuần 20

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc