I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính, thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.
2. Kĩ năng: Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 9 ( HỌC KỲ II ) Tuần 21 Tiết 101,102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới- HD chuẩn bị cho chương trình địa phương làm ở nhà. Tiết 103: Các thành phần biệt lập: Gọi- đáp, Phụ chú Tiết 104,105: Viết bài Tập làm văn số 5 TIẾT 101 - 102 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI ( Vũ Khoan ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính, thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới. 2. Kĩ năng: Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ CÂU HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Tiếng nói của văn nghệ? TRẢ LỜI: - Nội dung của tiếng nói của văn nghệ ( 3 điểm ) - Vai trò và khả năng cảm hóa của văn nghệ trong đời sống. ( 4 điểm ) - Nghệ thuật: phép phân tích.(3 đ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - GV gọi HS đọc chú thích và nhấn mạnh những ý chính về tác giả. HỎI: Văn bản viết năm nào? Được in trong tập nào? - GV gọi HS đọc văn bản. HỎI: Văn bản chia mấy phần? Nêu nội dung của trừng phần? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích. HỎI: Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trong của hành trang là con người? HỎI: Tác giả cho biết bối cảnh của thế giới hiện nay như thế nào? HỎI: Trong bối cảnh như vậy, tác giả phân tích nước ta hiện nay cần có những nhiệm vụ gì? Tiết 102 HỎI: Tác giả nêu ra con người Việt Nam có những điểm mạnh nào? HỎI: Theo tác giả, con người Việt Nam có những điểm yếu nào? HỎI: Tác giả nêu ra những điểm yếu với thái độ như thế nào? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết. HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập. HỎI: Em nhận thấy bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào? - HS đọc chú thích. - HS trả lời dựa vào chú thích. - HS đọc văn bản. - Chia 3 phần: + Phần 1: Từ đầu -> nổi trội => Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị của bản thân con người. + Phần 2: Tiếp đó -> của nó => Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước. + Phần 3: Phần còn lại => Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. - Vì con người là động lực phát triển của lịch sử và con người đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. - Bối cảnh của thế giới hiện nay: Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thọai. - Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tiếp cận với nền kinh tế tri thức. - Điểm mạnh: g minh, cần cù, có tinh thần đoàn kết. - Điểm yếu: Kém kĩ năng thực hành, chưa có thói quen làm việc khẩn trương, quen bao cấp, có tính đố kị. - Thái độ phê phán nghiêm túc. - HS trả lời dựa vào ghi nhớ. - HS trả lời theo suy nghĩ. I- TÌM HIỂU CHUNG 1- TÁC GIẢ Vũ Khoan là phó thủ tướng chính phủ. 2- TÁC PHẨM Văn bản viết năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của tri thức. 3- ĐỌC VÀ CHIA BỐ CỤC Chia 3 phần: - Phần 1: Từ đầu -> nổi trội => Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị của bản thân con người. - Phần 2: Tiếp đó -> của nó => Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước. - Phần 3: Phần còn lại => Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam. II- PHÂN TÍCH 1- CHUẨN BỊ HÀNH TRANG LÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA BẢN THÂN CON NGƯỜI - Con người là động lực của lịch sử. - Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển con người có vai trò quan trọng. 2- BỐI CẢNH THẾ GIỚI HIỆN NAY VÀ NHỮNG MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NẶNG NỀ CỦA NƯỚC TA - Thế giới: Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại; sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế. - Nhiệm vụ của nước ta hiện nay: + Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp. + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Tiếp cận với nền kinh tế tri thức. 3- NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM - Điểm mạnh: + Thông minh, nhạy bén với cái mới. + Cần cù sáng tạo. + Có tinh thần đoàn kết. + Có bản tính thích ứng nhanh. - Điểm yếu: + Kém kĩ năng thực hành. + Chưa có thói quen làm việc với cường độ cao. + Có tính đố kị nhau trong làm ăn. + Có tính kì thị trong kinh doanh, có thói quen bao cấp. => Tác giả phê phán những điểm yếu của con người Việt Nam. III- TỔNG KẾT * GHI NHỚ: ( SGK ) IV- LUYỆN TẬP CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN ( HD HS LÀM Ở NHÀ ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: -Giúp HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đó. - Viết bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình bằng các hình thức nghị luận. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài... II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm các hiện tượng ở địa phương. - GV cho HS thảo luận nhóm để nêu các hiện tượng đáng biểu dương hoặc cần phê phán ở địa phương. - GV nhận xét, tổng hợp những kết quả đúng của HS và ghi bảng. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV cho HS chọn một trong các hiện tượng vừa nêu để lập dàn bài. - HS thảo luận nhóm 5 phút và báo cáo kết quả cho GV. - HS chọn và lập dàn bài. I- CÁC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG 1- NHỮNG HIỆN TƯỢNG ĐÁNG KHEN - Phong trào làm kinh tế gia đình. - Phong trào làm sạch đẹp đường phố. 2- NHỮNG VIỆC LÀM CẦN BỊ PHÊ PHÁN - Đánh cờ bạc ăn tiền. - Tệ nạn ma túy. - Việc vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. II- LUYỆN TẬP HS chọn một trong các hiện tượng vừa nêu để lập dàn bài. 4- CỦNG CỐ : Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? 5. DẶN DÒ: HS học bài, soạn bài Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾT 103 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP ( Tiếp theo ) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS nhận biết hai thành phần biệt lập: gọi – đáp và phụ chú. - Cho HS nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần. 2. Kĩ năng: Giúp HS biết đặt câu có thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIỆN: SGK, giáo án. 2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- KIỂM TRA BÀI CŨ CÂU HỎI: Thế nào là thành phần tình thái và cảm thán? Cho ví dụ. TRẢ LỜI: - Nêu đúng khái niệm về thành phần tình thái và cảm thán. ( 5 điểm ) - Nêu được 1 ví dụ về thành phần tình thái, 1 ví dụ về thành phần cảm thán ( 5 điểm ) 3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần gọi – đáp. - GV goị HS đọc ví dụ ở SGK. HỎI: Trong các từ in đậm, từ nào dùng để gọi? Từ nào dùng để đáp? HỎI: Các từ in đậm có tham gia vào diễn đạt sự việc trong câu không? HỎI: Thế nào là thành phần gọi – đáp? HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần phụ chú. - GV gọi HS đọc ví dụ ở SGK. HỎI: Các cụm từ in đậm chú thích cho phần nào trong câu? - GV nhấn mạnh: Các cụm từ in đậm là phần phụ chú. HỎI: Thế nào là phần phụ chú? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập. HỎI: Hãy tìm thành phần gọi – đáp ở bài tập 1,2 ? HỎI: Tìm phần phụ chú trong các đoạn trích và cho biết sự liên quan của nó đối các phần trước nó ở bài tập 3,4? - GV hướng dẫn HS viết đoạn văn. - HS đọc ví dụ ở SGK. - này -> gọi - thưa ông -> đáp - Không. - HS trả lời dựa vào ghi nhớ. - HS đọc ví dụ ở SGK. - và cũng là đứa con duy nhất của anh => chú thích cho đứa con gái đầu lòng - tôi nghĩ vậy => chú thích cho cụm C-V1 và nêu lí do cho cụm C-V2 -> Nêu các sự việc diễn ra trong tâm trí của tác giả. - HS trả lời dựa vào ghi nhớ. - này -> gọi - vâng -> đáp - bầu ơi -> gọi - phần phụ chú: kể cả anh => giải thích cho cụm danh từ mọi người (a); các thầy giáo, các cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ => giải thích cho cụm danh từ những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này ( b); những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới => giải thích cho cụm danh từ lớp trẻ - HS viết đoạn văn. I- THÀNH PHẦN GỌI - ĐÁP 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ Xét các từ in đậm: - này -> gọi => mở đầu cuộc thoại. - thưa ông -> đáp => duy trì cuộc thoại. => Các từ in đậm không tham gia vào diễn đạt sự việc trong câu. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) II- THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ 1- TÌM HIỂU VÍ DỤ Xét cụm từ in đậm: - và cũng là đứa con duy nhất của anh => chú thích cho đứa con gái đầu lòng - tôi nghĩ vậy => chú thích cho cụm C-V1 và nêu lí do cho cụm C-V2 -> Nêu các sự việc diễn ra trong tâm trí của tác giả. => Các cụm từ in đậm là phần phụ chú. 2- GHI NHỚ: ( SGK ) III- LUYỆN TẬP BÀI TẬP 1: tìm thành phần gọi – đáp. - này -> gọi - vâng -> đáp BÀI TẬP 2: Tìm thành phần gọi – đáp. - gọi: bầu ơi - Không có từ đáp. BÀI TẬP 3 , 4: Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng của nó. a-kể cả anh => giải thích cho cụm danh từ mọi người ( dấu ngang và dấu phẩy ) b- các thầy giáo, các cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ => giải thích cho cụm danh từ những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này ( 2 dấu ngang ) c- những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới => giải thích cho cụm danh từ lớp trẻ ( 2 dấu ngang ) d- có ai ngờ => nêu lên thái độ của người nói trước sự vật hay sự việc. ( dấu ngoặc đơn ) BÀI TẬP 5: Viết đoạn văn. 4 - CỦNG CỐ : Thế nào là thành phần Gọi – Đáp? Cho VD. 5 – DẶN DÒ: HS học bài, chuẩn bị bài Liên kết câu và liên kết đoạn. IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾT 104-105 BÀI VIẾT SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I- MỤC TIÊU BÀI HỌC Cho HS vận dụng những kiến thức đã học để làm bài theo yêu cầu của đề. II- CHUẨN BỊ 1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra. 2- HỌC SINH: Giấy kiểm tra. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- ỔN ĐỊNH LỚP 2- TỔ CHỨC CHO HS KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - GV chép đề bài lên bảng. - GV thu bài làm của HS. HS chép đề bài vào giấy kiểm tra và làm bài. - HS nộp bài. ĐỀ BÀI: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường phố và những nơi công cộng. Em hãy viết một bài văn nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng đó. ĐÁP ÁN * Mở bài ( 2 điểm ) Giới thiệu chung về hiện tượng vứt rác ra đường và những nơi công cộng. * Thân bài ( 6 điểm ) - Nêu những biểu hiện vứt rác bừa bãi. ( 3 điểm ) - Liên hệ thực tế, phân tích, đánh giá những tác hại của việc vứt rác bừa bãi.( 3 điểm ) * Kết bài ( 2 điểm ) Đưa ra lời khuyên bảo vệ môi trường, rút ra bài học cho bản thân. 4. CỦNG CỐ : Thu bài, đếm số bài, số tờ. 5. DẶN DÒ: HS chuẩn bị bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí IV. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ký duyệt tuần 21
Tài liệu đính kèm: