Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Giúp HS thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đềbảo vệ, chăm sóc trẻ em.

II- CHUẨN BỊ:

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1- ỔN ĐỊNH LỚP:

2- KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
TIẾT 11-12
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đềbảo vệ, chăm sóc trẻ em.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình? 
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV HỎI: Cho biết xuất xứ của văn bản?
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu các chú thích ở SGK.
GV HỎI: Văn bản trên gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
GV HỎI: Ở đầu phần một của bản tuyên bố nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới hiện nay ra sao?
GV HỎI: Giải thích chế độ a-pác-thai?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh trong phần này?
GV HỎI: Theo em, những thực trạng đó ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống trẻ em?
GV HỎI: Hãy giải thích các từ công ước, quân bị?
GV HỎI: Việc chăm sóc bảo vệ trẻ em trên thế giới hiện nay đang có những thuận lợi gì?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh ở phần này?
GV HỎI: Những thuận lợi đó có ý nghĩa gì cho việc chăm sóc và phát triển của trẻ em?
GV HỎI: Bản tuyên bố đã nêu ra các nhiệm vụ gì cần phải thực hiện để bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
GV HỎI: Em có nhận xét gì về nghệ thuật thuyết minh ở đoạn này?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV HỎI: Nêu nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản?
GV: Chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập.
GV HỎI: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với trẻ em hiện nay?
HS TRẢ LỜI: Văn bản trích Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp vào ngày 30-9-1990 tại Niu Oóc.
HS: Đọc văn bản.
HS TRẢ LỜI: Gồm 3 phần:
- Phần 1: Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống và hiểm họa.
- Phần 2: Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Phần 3: Nhiệm vụ: Nêu những nhiệm vụ cụ thể.
HS TRẢ LỜI: 
- Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược và chiếm đóng của nước ngoài.
- Trẻ em chịu thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch,mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
HS TRẢ LỜI: Là chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan tồn tại ở Nam Phi.
HS TRẢ LỜI: Dùng lí lẽ và minh họa, luận cứ liệt kê.
HS TRẢ LỜI: Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trẻ em.
HS: Trả lời theo chú thích ở SGK.
HS TRẢ LỜI: 
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này.
- Đã có công ước về quyền của trẻ em => cơ sở để tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
- Phong trào giải trừ quân bị được đảy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn chuyển sang phục vụ các mục tiêu phúc lợi xã hội.
HS TRẢ LỜI: Giải thích kết hợp với chứng minh.
HS TRẢ LỜI: Tạo cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước về bảo vệ trẻ em được thực hiện.
HS TRẢ LỜI: 
- Quan tâm đến đời sống vật chất dinh dưỡng của cho trẻ em => giãm tử vong.
- Vai trò của phụ nữ được tăng cường, trai gái bình đẳng, củng cố gia đình, xây dựng nhà trường và xã hội, kuyến khích trẻ em tham gia hoạt động văn hóa.
HS TRẢ LỜI: Các nhiệm vụ nêu ra cụ thể, toàn diện. Chỉ ra nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế đối với việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.
HS: Trả lời dựa vào phần ghi nhớ.
HS: Phát biểu ý kiến theo suy nghĩ.
I- TÌM HIỂU CHUNG:
1- XUẤT XỨ:
 Văn bản trích Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp vào ngày 30-9-1990 tại Niu Oóc.
2- ĐỌC- CHÚ THÍCH:
a- ĐỌC:
b- CHÚ THÍCH: ( SGK )
3- BỐ CỤC:
 Gồm 3 phần:
- Phần 1: Sự thách thức: Thực trạng cuộc sống và hiểm họa.
- Phần 2: Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi bảo vệ chăm sóc trẻ em.
- Phần 3: Nhiệm vụ: Nêu những nhiệm vụ cụ thể.
II- PHÂN TÍCH:
1- SỰ THÁCH THỨC:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược và chiếm đóng của nước ngoài.
- Trẻ em chịu thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch,mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
* Bằng những lí lẽ, chứng cứ liệt kê ngắn gọn nhưng nêu lên khá cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống trẻ em.
2- CƠ HỘI:
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này.
- Đã có công ước về quyền của trẻ em => cơ sở để tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
- Phong trào giải trừ quân bị được đảy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn chuyển sang phục vụ các mục tiêu phúc lợi xã hội.
* Bằng cách giải thích, chứng minh cho người đọc thấy được những cơ hội khả quan đảm bảo cho công ước về bảo vệ trẻ em được thực hiện.
3- NHIỆM VỤ:
- Quan tâm đến đời sống vật chất dinh dưỡng của cho trẻ em => giãm tử vong.
- Vai trò của phụ nữ được tăng cường, trai gái bình đẳng, củng cố gia đình, xây dựng nhà trường và xã hội, kuyến khích trẻ em tham gia hoạt động văn hóa.
* Các nhiệm vụ nêu ra cụ thể, toàn diện. Chỉ ra nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế đối với việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.
III- TỔNG KẾT:
* GHI NHỚ:
IV- LUYỆN TẬP:
 Phát biểu ý kiến về sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với trẻ em hiện nay?
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, soạn bài Các phương châmhội thoại.
TIẾT 13 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
 - Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi được tuân thủ.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: SGK. Giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP:
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Nêu các phương châm hội thoại đã học?
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
GV: Gọi HS đọc ví dụ.
GV HỎI: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
GV HỎI: Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
GV: Chốt lại ghi nhớ ở SGK. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
GV: Gọi HS đọc ví dụ ở SGK.
GV HỎI: Phân tích các ví dụ trên và cho biết tình huống hội thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
GV: Lưu ý cho HS những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV: Gọi HS đọc bài tập 1.
GV HỎI: Câu trả lời của bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Hãy giải thích?
GV HỎI: Thái độ của các nhân vật đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ các phương châm ấy có lí do nào chính đáng không? Vì sao?
HS: Đọc ví dụ.
HS TRẢ LỜI: Chàng rể làm một việc gây phiền hà đến người khác.
HS TRẢ LỜI: Để tuân thủ các phương châm hội thoại người ta phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
HS: Đọc ví dụ ở SGK.
HS TRẢ LỜI: 
a- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được câu hỏi của An
=> vi phạm phương châm về chất.
b- Bác sĩ không nói sự thật về bệnh của bệnh nhân vì lý do riêng => vi phạm phương châm về chất ( có thể chấp nhận được )
c- Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng vì nó không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng.
HS TRẢ LỜI: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức, vì một đứa bé 5 tuổi không nhận biét được Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng.
 HS TRẢ LỜI: Các nhân vật không tuân thủ phương châm lịch sự.
I- QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ:
 Truyện cười: Chào hỏi
 =>Chàng rể làm một việc gây phiền hà đến người khác.
 * Để tuân thủ các phương châm hội thoại người ta phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2- GHI NHỚ: ( SGK )
II- NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
1- TÌM HIỂU VÍ DỤ: ( SGK )
a- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được câu hỏi của An
=> vi phạm phương châm về chất.
b- Bác sĩ không nói sự thật về bệnh của bệnh nhân vì lý do riêng => vi phạm phương châm về chất ( có thể chấp nhận được )
c- Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng vì nó không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng.
* GHI NHỚ: ( SGK )
III- LUYỆN TẬP:
 BÀI TẬP 1:
 Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức, vì một đứa bé 5 tuổi không nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng.
 BÀI TẬP 2:
 Các nhân vật không tuân thủ phương châm lịch sự.
 5- CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
 HS học bài, chuẩn bị viết bài văn thuyết minh 2 tiết.
TIẾT 14 -15
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 Cho HS viết một bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề bài.
II- CHUẨN BỊ:
1- GIÁO VIÊN: Đề kiểm tra.
2- HỌC SINH: Giấy kiểm tra.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1- ỔN ĐỊNH LỚP: 
2- TỔ CHỨC CHO HỌC SINH KIỂM TRA:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: GV ghi đề kiểm tra lên bảng.
GV: Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
HOẠT ĐỘNG 2: Thu bài làm của HS.
HS: Chép đề vào giấy kiểm tra và tiến hành làm bài.
 ĐỀ:
 Viết bài thuyết minh về cây hoa sen ở quê hương em.
 ĐÁP ÁN:
 * MỞ BÀI: ( 2 điểm )
 Giới thiệu chung về cây hoa sen và sự gắn bó với quê hương.
 * THÂN BÀI: ( 6 điểm )
 - Thuyết minh về hình dáng, màu sắc, nơi sinh sống và cách trồng sen. ( có kết hợp với yếu tố miêu tả ) ( 1 điểm )
 - Thuyết minh về tác dụng của cây sen: ( 2,5 điểm )
 + Trồng sen thu được lợi nhuận về kinh tế. ( 0,5 điểm )
 + Ngó sen dùng để chế biến thức ăn. ( 0,5 điểm )
 + Hạt sen dùng để làm mức, nấu chè. ( 0,5 điểm )
 + Lá sen dùng để gói thức ăn. ( 0,5 điểm )
 + Hoa sen có vẻ đẹp tự nhiên có thể trang trí làm đẹp thêm cho ngôi nhà. ( 0,5 điểm )
 - Giá trị tinh thần của cây sen đối với con người Việt Nam. ( 1 điểm )
 - Cây sen còn là biểu tượng cho ý chí kiên định, bền vững của con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. ( 1,5 điểm )
 * KẾT BÀI: ( 2 điểm )
 Tình cảm của con người đối với cây hoa sen.
 3- CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
 HS soạn văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
 Tổ trưởng kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc