Nha học đường (tiết 1)
TẠI SAO CHẢI RĂNG
I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu được lợi ích của của việc chải răng để phòng bệnh sâu răng.
- HS thực hiện súc miệng đều đặn.
- GDGHS có thói quen trong việc chăm sóc và phòng bệnh sâu răng.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào?
- Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất?
3. Bài mới:
*GV cho HS xem tranh và hỏi :
Trong tranh bạn nhỏ đang cầm gì trên tay / (bàn chải +kem )
Bạn ấy sắp làm gì ? (sắp chải răng )
Em có biết chảy răng để làm gì không ?(lấy thức ăn bám quanh răng ra )
*GV cho HS xem 1 cái chén dơ và hỏi
Nếu để chén dơ thì điều gì sẽ xảy ra ?(Thức ăn bám trong chén bị ôi ,thiu bị kiến ruồi đậu vào )
Để chén không bị dơ ta cần làm gì ?( cần Phải rửa sạch )
Vậy khi ăn ,thức ăn bám vào răng lâu ngày sẽ bị sâu răng và viêm nướu ,muốn tránh sâu răng ta cần làm gì ?(chải răng thường xuyên sau khi ăn
Nha học đường (tiết 1) TẠI SAO CHẢI RĂNG I/ MỤC TIÊU: - HS hiểu được lợi ích của của việc chải răng để phòng bệnh sâu răng. - HS thực hiện súc miệng đều đặn. - GDGHS có thói quen trong việc chăm sóc và phòng bệnh sâu răng. II/ CHUẨN BỊ: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào? - Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất? 3. Bài mới: *GV cho HS xem tranh và hỏi : Trong tranh bạn nhỏ đang cầm gì trên tay / (bàn chải +kem ) Bạn ấy sắp làm gì ? (sắp chải răng ) Em có biết chảy răng để làm gì không ?(lấy thức ăn bám quanh răng ra ) *GV cho HS xem 1 cái chén dơ và hỏi Nếu để chén dơ thì điều gì sẽ xảy ra ?(Thức ăn bám trong chén bị ôi ,thiu bị kiến ruồi đậu vào ) Để chén không bị dơ ta cần làm gì ?( cần Phải rửa sạch ) Vậy khi ăn ,thức ăn bám vào răng lâu ngày sẽ bị sâu răng và viêm nướu ,muốn tránh sâu răng ta cần làm gì ?(chải răng thường xuyên sau khi ăn 4/ Củng cố: Hướng dẫn HS đọc đọan thơ : “Em có hàm răng trắng tinh Nên ăn nhai kỹ và cười thật xinh Cô bảo rằng nhờ em răng tốt Đó là vì em siêng chải răng 5/ Dặn dò :Thực hiện chải răng sau khi ăn Nha học đường (tiết 2) KHI NÀO CHẢI RĂNG I/ MỤC TIÊU: - HS hiểu được lợi ích của của việc chải răng để phòng bệnh sâu răng. - HS thực hiện súc miệng đều đặn. - GDGHS có thói quen chải răng sau khi ăn . II/ CHUẨN BỊ: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào? - Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất? 3. Bài mới: *GV cho HS xem tranh và hỏi : Trong tranh bạn nhỏ đang làm gì ? (Bạn ấy đang chải răng Bạn ấy chải răng khi nào ? (sau khi ăn xong ) GV hỏi : thường ngày em chải răng khi nào ? (HS tự trả lời ) GV kết luận :Phải chải răng thường xuyên ,nhất là sau khi ăn và sau khi ngủ thức dậy 4/Củng cố: Lần chải răng nào là quan trọng nhất ? Hướng dẫn đọc câu thơ “Với bàn chải trong tay Với bàn chải xinh xinh Em chải răng một mình Em chải răng một mình Thêm một lớp kem thơm Sau mỗi bữa ăn xong Em chải răng đều tay Em chải răng thật chăm “ 5/Dặn dò : Thực hiện chải răng hằng ngày sau khi ăn xong Nha học đường (tiết 3) SÚC MIỆNG VỚI FLUOR I/ MỤC TIÊU: - HS hiểu được lợi ích của Fluor nói chung là súc miệng với Fluor nói riêng trong việc phòng bệnh sâu răng. - HS thực hiện súc miệng với Fluor đều đặn. - GDGHS có thói quen trong việc chăm sóc và phòng bệnh sâu răng. II/ CHUẨN BỊ: III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Mỗi ngày em thường chải răng mấy lần vào lúc nào? - Theo em lần chảy răng nào là quan trọng nhất? 3. Bài mới: - GV giải thích sơ qua nguyên nhân gây sâu răng: Thức ăn sau khi ăn xong nếu không chải răng, thức ăn bám trên răng, nướu bị vi khuẩn trong miệng lên men thành axit làm tan rã răng, gây lỗ sâu răng. - Muốn men răng không bị tan rã gây lỗ sâu răng em nên làm gì? (chải răng thường xuyên). - GV nêu tác dụng của Fluor và nói lợi ích của Fluor trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng: Fluor làm thay đổi men răng, giúp răng cứng chắc hơn trước sự tấn công của axít, Fluor làm giới hạn sự tạo mảng bám, ức chế hoạt động vi khuẩn trong mảng bám. - GV hướng dẫn cách súc miệng với Fluor khi súc miệng với Fluor em phải ngậm từ 2 ® 3 phút để thuốc ngấm vào răng, sau khi súc miệng với Fluor các em không được ăn uống gì trong vòng 30 phút. 4. Củng cố: - Em súc miệng với Fluor để làm gì? - Khi súc miệng có Fluor các em phải ngậm trong thời gian bao lâu? 5. Dặn dò – nhận xét: - Thực hiện súc với Fluor đều đặn và đúng theo hướng dẫn. Nha học đường (tiết 4) PHƯƠNG PHÁP CHẢI RĂNG - THỰC HÀNH I/ MỤC TIÊU: - HS nắm được phương pháp chải răng để phòng bệnh sâu răng - HS thực hành chải răng đúng phương pháp. - GDHS: Thực hiện chải răng hằng ngày đúng phương pháp đã học. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Mô hình răng, bàn chải. - HS: Bàn chải. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Súc miệng với Fluor để làm gì? Khi súc miệng với Fluor em cần nhớ điều gì? 3. Bài mới: - GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học. + Mỗi ngày ta nên súc miệng chải răng mấy lần, vào lúc nào? + Ta thường dùng đồ dùng gì để chải răng? (Bàn chải kem đánh răng). - GV cho HS quan sát mô hình hàm răng và giới thiệu mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. - GV giới thiệu phương pháp chải răng cách cầm bàn chải, cách đặt lông bàn chải, cách chải (chải mặt ngoài, chải mặt trong, chải mặt nhai, chải hàm trên trước hàm dưới sau). - GV chải sau đó cho học sinh thực hành chải. 4. Củng cố: - Nêu cách chải răng đúng phương pháp? - Đọc câu thơ: “Mẹ mua cho em một bàn chải xinh Cùng anh chị em đánh răng một mình Đánh mặt ngoài rồi đánh mặt trong Đánh hàm trên rồi đánh hàm dưới Đánh mặt nhai lui tới vài lần Em chải răng nên răng em trắng tinh”. 5. Dặn dò – nhận xét: - Thực hiện chải răng đúng mỗi ngày.
Tài liệu đính kèm: