Giáo án + Phân phối chương trình buổi chiều - Tuần 9

Giáo án + Phân phối chương trình buổi chiều - Tuần 9

A. Mục tiêu:

 -Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

 +Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giêngs, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+Chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy.

+Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

-Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

B. Đồ dùng dạy - học:

 - Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK .

C. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án + Phân phối chương trình buổi chiều - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BUỔI CHIỀU -- TUẦN 9
 ( Từ ngày 19 - 23 / 10 /2009 )
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
219 - 10
1
Khoa học
17
Phòng tránh tai nạn đuối nước
2
Lịch sử
Ôn tập
3
Toán
Ôn tập
421 - 10
1
Chính tả
9
NV. Thợ rèn
2
Tiếng Việt
Ôn tập
3
Toán
Ôn tập
522 - 10
1
Tập làm văn
17
Luyện tập phát triển câu chuyện
2
Tiếng Việt
Ôn tập
3
Toán
Ôn tập
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009
KHOA HỌC
BÀI DẠY : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
A. Mục tiêu: 
 -Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 +Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giêngs, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+Chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
+Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. 
-Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK .
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
H. Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
HĐ 1:Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
 *HS thảo luận cặp đôi 
H. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
H. Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
 - GV nhận xét ý kiến của HS.
- Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
HĐ 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.
*Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, trả lời các câu hỏi sau:
H. Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
H.Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
H. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
- GV nhận xét, kết luận: 
HĐ 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
*Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
-Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
-Nhóm 2: Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
-Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
- Nhóm 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?
-Nhóm 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
 3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.
HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Tiến hành thảo luận, trình bày trước lớp.
+Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. +Hình 2: Vẽ một cái giếng. 
+Hình 3: Em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. 
+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy.
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS đọc.
-HS tiến hành thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày kết quả
+Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người.
Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.
+Ởû bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ.
+ Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
Tiến hành thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. 
+Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. 
+Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ.
+Em sẽ nói với Dũng là không nên bơi ở đó. Đó là việc làm xấu vì bể bơi chưa mở cửa và rất dễ gây tai nạn vì ở đó chưa có người và phương tiện cứu hộ. 
+Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối.
-HS lắng nghe
LỊCH SỬ : ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Các hoạt động dạy - học
Bài 1: Hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là: 
a/ Chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định bắt và giết hại.
b/ Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa đền nợ nước, trả thù nhà.
c/ Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược.
Câu 2: Sau bao nhiêu năm bị đô hộ, nhân dân ta lại giành được độc lập? (Tính từ năm 179 TCN đến năm 40).
a/ 40 năm b/ 179 năm c/ 219 năm
Câu 3: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Theo em hơn 1000 năm đó tính từ năm nào?
a/ Năm 40 b/ Năm 248 c/ Năm 179TCN
Câu 4: Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là:
a/ Thống nhất giang sơn, lên ngơi hồng đế.
b/ Chấm dứt thời kì đơ hộ của phong kiến phương Bắc, mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.
c/ Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
Bài 2: Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau cho đúng:
Đất nước ....................... đúng như mong muốn của nhân dân. Dân ............... trở về quê cũ. Đồng ruộng ................... xanh tươi, người người .................. buơn bán.
Bài 3: Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo?
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: Yêu cầu HS thảo luận và khoanh tròn vào ý đúng
Gọi đại diện các nhóm đọc bài của nhóm mình
Nhận xét, chữa bài
Câu 1- b Câu 2 - c 
 Câu 3 - c Câu 4 - a
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm để được đoạn văn đúng.
Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
Gv nhận xét, chữa bài.
(Thái bình, lưu tán, trở lại, xuôi ngược)
Bài 3: Gọi một số HS nêu
Gv nhận xét, chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
TOÁN : ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Các phép tính cộng, trừ; Tính nhanh; các góc; Giải bài toán tổng -hiệu
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Các hoạt động dạy - học
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
5389 + 4055 9805 - 5967
6842 + 1359 1648 - 995
Bài 2: Tính nhanh:
a/ 325 + 1268 + 332 + 456
b/ 2547 + 1456 + 6923 - 456
Bài 3: Hình bên có: A
a/....... góc nhọn
b/....... góc tù
c/....... góc bẹt
 B D C
Bài 4: Chị hơn em 4 tuổi, biết rằng 2 năm nữa tổng số tuổi của hai chị em là 18 tuổi. Tính tuổi mỗi người hiện nay.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài
Gọi 2 bạn làm bảng
Nhận xét, chữa bài.
( )
Bài 2: Gọi HS nêu cách tính nhanh
GV hướng dẫn câu b
HS làm bài, 2 bạn làm bảng
Chữa bài
( )
Bài 3: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dùng ê ke để đo các góc.
Gọi đại diện nhóm nhận xét, chữa bài.
(5 góc nhọn, 1 góc tù , 1 góc bẹt)
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài
-Bài toán thuộc loại toán gì? Tổng - Hiệu.
-Bài toán hỏi gì? 
-Muốn tính được tuổi mỗi người hiện nay ta phải tính gì trước? Tuổi chị hoặc tuổi em 2 năm nữa.
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét, chữa bài
(18 - 4) : 2 = 7 tuổi
7 - 2 = 5 tuổi
5 + 4 = 9 tuổi
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009
ĐỊA LÍ
BÀI DẠY : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
A. Mục tiêu : Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
-Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất.
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên.
Mô tả sơ lược rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp
-Chỉ trên bản đồ và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên
B. Chuẩn bị :
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
 - Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên 
C. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên 
-Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên 
 GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài :
HĐ 3. Khai thác nước :
- Quan sát lược đồ hình 4 , hãy :
H. Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên .
H. Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
H. Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
H. Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
H. Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
H. Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
 GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan, Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí ...  trong đoạn văn trên ? Các từ láy đó là từ láy gì? (Láy âm, láy vần, láy âm và láy vần)
b, Đoạn văn trên có mấy câu?
c, Tìm danh từ có trong đoạn văn trên?
d, Tiếng có mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? Tìm những tiếng khuyết phụ âm đầu?
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV đọc bài cho HS chép.
Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
Gọi đại diện các nhóm làm bài trên bảng.
Các nhóm còn lại nhận xét
GV nhận xét, chữa bài.
(a, nhễ nhại, vui vẻ, phì phào, cúc cắc; các từ trên là từ láy âm.
b, Có 1 câu
c, người thợ, mồ hôi, tiếng, bễ, búa, tàn lửa cây bông)
d, Tiếng có 3 bộ phận: âm đầu - vần - thanh; ao ước, ăn, ở, uống, 
 3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
TOÁN : ÔN TẬP
A. Mục tiêu: kiểm tra kết quả học tập của HS về:
Viết số, xác định giá trị chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong các số đã cho. Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, thời gian.
Giải bài toán tổng -hiệu, bài toán trung bình cộng
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Các hoạt động dạy - học
A. Phần trắc nghiệm:
Trả lời câu hỏi:
1. Số Năm trăm tám mươi bảy nghìn sáu trăm linh ba viết là: ...
2. Số lớn nhất trong các số: 3579; 7539; 3597; 9753 là: ....
3. Số bé nhất trong các số : 80923; 71059; 6789; 68795 là:
4. Số nào trong các số dưới đây biểu thị 30000.
30275; 13879; 63665; 718350
5. Số thích hợp viết vào ô trống là:
Cho biết : 83576 = 80000 + 3000 + + 70 + 6
6. Số liền trước số 1000 là số :...........
7.Số liền sau số 899 là số:............
8. Biết 597	23 < 597123. chữ số cần điền vào ô trống làø...............
9. Điền số vào chỗ chấm:
 3 tấn 57 kg = ............. kg. 
10. 2 phút 10 giây = ................. giây. 
B. Phần tự luận
Bài 1: Tổng số tuổi của hai mẹ con là 48tuổi. Biết mẹ hơn con 36 tuổi. Tính tuổi mỗi người.
Bài 2: Số trung bình cộng của hai số là 35. Biết một trong hai số là 63. Tìm số kia?
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
HS tự làm bài 
GV chấm, nhận xét 
Cách đánh giá:
A. Phần trắc nghiệm: 5điểm
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
1- 587603; 2 - 9753; 3 - 6789; 
4 - 30275 5 - 500; 6 - 999; 7- 900; 8 - 0; 9 - 3057; 10 - 130
B. Phần tự luận: 5 điểm
Bài 1: 3 điểm
 (Số tuổi của mẹ là: 
(48 + 36): 2= 42 tuổi
Số tuổi của con là:
48 - 42 = 6 tuổi.)
Bài 2: 2 điểm
(Tổng của hai số là:
35 x 2 = 70
Số kia là:
70 - 63 = 7)
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
BÀI DẠY : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
A. Mục tiêu: 
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK bước đầu kể lại được câu chuyện theo hình thức tự khơng gian.
A. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ trong SGK và tranh minh hoạ Yùết Kiêu đang lặn dưới sông, đang đục thủng thuyền giặc.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại chuyện Ở vương quốc tương lai theo trình tự không gian 
-Nhận xét cách kể, câu trả lời và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:- Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai
H. Cảnh 1 có những nhân vật nào?
H. Cảnh 2 có những nhân vật nào?
H. Yết Kiêu xin cha điều gì?
H. Yết Kiêu là người như thế nào?
H. Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
H. Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
 Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu chuyện Yết kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
- Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn.
H. Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào?
H. Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
-Gọi HS giỏi chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện.
-GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2.
Tổ chức cho HS phát triển câu chuyện.
HS trao đổi, thảo luận và làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm.
Nhắc các nhóm dùng 2 câu mở đầu của từng cảnh để làm câu mở đoạn. Khi kể chuyện có thể dùng những từ ngữ để miêu tả hình dáng, nội dung nhân vật.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
+ Gọi HS kể từng đoanï truyện.
+ Nhận xét và cho điểm HS .
+ Gọi HS kể toàn chuyện.
+ Nhận xét, bình chọn HS kể đúng nội dung hay nhất và cho điểm HS .
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS vềà nhà kể lại câu chuyện.
-2 HS kể chuyện.
-Lắng nghe.
3 HS đọc theo vai.
+ Nhân vật người cha và Yết Kiêu.
+ Nhân vật Yết Kiêu và nhà vua.
+Yết Kiêu xin cha đi giết giặc.
+Yết Kiêu là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc.
+Cha Yết Kiêu tuy tuổi già, sống cô đơn, bị tàn tật nhưng có lòng yêu nước, gạt hoàn cảnh gia đình để động viên con lên đường đi đánh giặc.
+Những sự việc trong hai của truỵên được diễn ra theo trình tự thời gian.
 2 HS đọc thành tiếng.
-Câu chuyện kể theo trình tự không gian, Yết Kiêu tới kinh thành, yết kiến vua Trần Nhân Tông kể trước sự việc diễn ra ở quê giữa Yết Kiêu và cha mình.
+Đặt lời đối thoại sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép.
- Con đi giết giặc đây, cha ạ!
- Cha ơi, nước mất thì nhà tan
- Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giời dưới nước.
- Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.
Ví du: Câu Yết Kiêu nói với cha: 
- Con đi giết giặc đây, cha ạ!
+Thấy giặc Nguyên hống hách, đem quân sang xâm lượt nước ta. Yết Kiêu rất căm giận và chàng quyết định xin cha đi giết giặc.
+Giặc Nguyên sang xâm lượt nước ta. Căm thù giặc Yết Kiêu quyết định nói với cha; “Con đi giết giặc đây, cha ạ!”
-HS lắng nghe.
+ Hoạt động trong nhóm. Ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm.
-Mỗi HS kể từng đoạn chuyện.
3 HS kể toàn truyện.
TOÁN : ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS về:
Viết số, xác định giá trị chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng, thời gian. Bài toán có nội dung hình học. Giải bài toán tổng -hiệu, bài toán trung bình cộng
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Các hoạt động dạy - học
A. Phần trắc nghiệm:
Trả lời câu hỏi:
1. Số gồm bốn mươi triệu, bốn mươi nghìn và bốn mươi viết là: ...
2. Hình vuông có cạnh là 20 cm. Chu vi hình vuông đó là .............
3. Số bé nhất trong các số : 684725; 684752; 684257; 684275 là:
4. Giá trị chữ số 9 trong số 679842 là ......
5. Số thích hợp viết vào ô trống là:
Cho biết : 95730 = 90000 + 5000 + + 30
6. Hình chữ nhất có chiều dài 9 cm, chiều rộng là 7 cm. Diện tích hình chữ nhật là ............
(63 cm; 32 cm2 ; 36 cm2 ; 63 cm2)
7. Điền số vào chỗ chấm:
 3 tấn 72 kg = ............. kg. 
8. 2 phút 20 giây = ................. giây. 
B. Phần tự luận
Bài 1: Tính nhanh:
98 + 99 + 2 + 1 = 574 + 1625 + 426 - 625 =
Bài 2: Tìm X:
X x 5 = 625 X : 6 = 72
Bài 3: Tổng số tuổi của hai chị em là 24 tuổi. Biết em kém chị 4 tuổi. Tính tuổi mỗi người.
Bài 4: Số trung bình cộng của hai số là 27. Biết một trong hai số là 34. Tìm số kia?
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
HS tự làm bài 
GV chấm, nhận xét 
Cách đánh giá:
A. Phần trắc nghiệm: 4 điểm
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
1- 40040040; 2 - 80; 3 - 684257; 
4 - 9000 5 - 700; 6 - 63 cm2 7- 3072; 8 - 140; 
B. Phần tự luận: 6 điểm
Bài 1: 1 điểm
200 2000
Bài 2: 1 điểm
125 432
 Bài 3: 2 điểm
(Số tuổi của chịï là: 
(24 + 4): 2= 14 tuổi
Số tuổi của con là:
14 - 4 = 10 tuổi.)
Bài 4: 2 điểm
(Tổng của hai số là:
27 x 2 = 54
Số kia là:
54 - 34 = 20)
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Từ láy, danh từ có trong đoạn văn
B. Các hoạt động dạy - học:
Các bài tập cần làm
Các hoạt động dạy - học
Bµi 1: XÕp c¸c tõ sau thµnh 2 cét: Tõ ghÐp vµ tõ l¸y. 
ch©m chäc, chËm ch¹p, mª mÈn, mong ngãng, nhá nhĐ, mong mái, ph­¬ng h­íng, v­¬ng vÊn, t­¬i t¾n, m¶i miÕt, xa x«i, xa l¹, ph¼ng lỈng, ph¼ng phiu, m¬ méng.
Bµi 2: T×m tõ l¸y cã trong ®o¹n v¨n sau: 
a/ "§ªm vỊ khuya lỈng giã. S­¬ng phđ tr¾ng mỈt s«ng. Nh÷ng bÇy c¸ nhao lªn ®íi s­¬ng "tom tãp", lĩc ®Çu cßn lo¸ng tho¸ng dÇn dÇn tiÕng tịng to½ng x«n xao quanh m¹n thuyỊn".
b/ B¶n lµng ®· thøc giÊc. §ã ®©y, ¸nh lưa hång bËp bïng trªn c¸c bÕp. Ngoµi bê ruéng ®· cã b­íc ch©n ng­êi ®i, tiÕng nãi chuyƯn r× rÇm, tiÕng gäi nhau Ý íi. T¶ng s¸ng, vßm trêi cao xanh mªnh m«ng. Giã tõ trªn ®Ønh nĩi trµn xuèng thung lịng m¸t r­ỵi.
Bµi 3: T×m danh tõ cã trong c©u v¨n sau:
 Ngay thỊm l¨ng, m­êi t¸m c©y v¹n tuÕ t­ỵng tr­ng cho mét ®oµn qu©n danh dù ®øng trang nghiªm.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập: 
Bài 1: HS đọc đoạn văn, yêu cầu thảo luận nhóm, tìm được từ ghép, từ láy
Đại diện nhóm trả lời
(TG: mong ngóng, phương hướng, 
xa lạ; phẳng lặng)
TL: các từ còn lại)
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS tìm từ láy có trong đoạn văn 
Một số em trả lời
GV nhận xét, chữa bài
(tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao, 
bập bùng, rì rầm, í ới, mênh mông)
Bài 3: HS đọc đề
HS tìm các danh từ 
GV gọi HS đọc và nhận xét bài của bạn.
GV chấm, chữa bài
(thềm, lăng, mười tám, cây, vạn tuế, đoàn quân, )
 3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docBUOI CHIEU.doc