Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014

Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014

I. KTBC:

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện tập :

Bài 1

 - GV vẽ hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

 ? So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?

 ? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?

 Bài 2

 - Nêu tên đường cao của hình tam giác ABC? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?

 - Hỏi tương tự với đường cao CB.

 * GV kết luận: (SGV)

 ? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?

 Bài 3

 - HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, nêu rõ từng bước vẽ của mình.

 - GV nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 17 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sáng Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Toán
BÀI 46: LUYỆN TẬP.
A. Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố về:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
B. Đồ dùng dạy học :
- GV : Giáo án, SGK + thước thẳng và êke
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC: 
II. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
 - GV vẽ hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. 
 ? So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 ? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2
 - Nêu tên đường cao của hình tam giác ABC? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 - Hỏi tương tự với đường cao CB. 
 * GV kết luận: (SGV)
 ? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3
 - HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, nêu rõ từng bước vẽ của mình. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4
 - HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. 
 - GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD. 
 - HS xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N. 
? Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
 - Nêu tên các cạnh song song với AB. 
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS theo dõi nhận xét. 
- HS nghe. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. 
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. 
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. 
+ 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. 
- Là AB và CB. 
- Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. 
- HS trả lời tương tự như trên. 
- Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. 
- HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ. 
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào VBT. 
- HS vừa vẽ trên bảng vừa nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS thực hiện yêu cầu. 
- ABCD, ABNM, MNCD. 
- Các cạnh song song với AB là MN, DC. 
- HS cả lớp tiếp thu. 
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
A. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (trả lời câu hỏi về nội dung bài).
- Hệ thống nội dung, nhân vật của bài thuộc chủ điểm thương người như thể thương thân
- Tìm đúng giọng và đọc diễn cảm các đoạn văn hay.
B. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
C. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. kiểm tra.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) Kiểm tra tập đọc và HTL
 - Kể trên các bài tập đọc và HTL đã học từ đầu năm học?
 - Đưa ra phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
b) Bài tập 2
 - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
 - Kể tên bài TĐ là truyện kể ở tuần 1, 2, 3?
 - GV ghi bảng: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 Người ăn xin. 
 - GV treo bảng phụ: 
- Tên bài? Tác giả? Nội dung chính? Nhân vật?
c) Bài tập 3 (làm miệng)
 - GV nêu yêu cầu
 - Đoạn văn nào đọc giọng thiết tha ?
 - Đoạn văn nào đọc giọng thảm thiết ?
 - Đoạn văn nào đọc giọng mạnh mẽ?
 - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
III. củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò và giao bài về ôn tập
- Hs đưa đồ dùng học tập để GV kiểm tra
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
 - Học sinh lần lượt bốc thăm phiếu
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - Học sinh trả lời( 10 em lần lượt kiểm tra)
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - 1-2 em trả lời
 - Học sinh nêu tên các truyện 
 - Học sinh đọc yêu cầu, làm bài 
 - 1 em chữa trên bảng phụ
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - Tìm giọng đọc phù hợp
 - Đoạn cuối truyện: Người ăn xin.
 - Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ..
 - Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn Nhện
 - Mỗi tổ cử 1 em đọc
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Toán
BÀI 47: LUYỆN TẬP CHUNG.
A. Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số; áp dụng tính chất gioa hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ; tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
B. Đồ dùng dạy học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
II. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu 
 2) Bài mớiHướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Gọi HS làm bài
+ Nhận xét – Cho điểm.
* Bài 2 :
+ Bài tập Y/C chúng ta làm gì ?
+Vận dụng những tính chất nào đề làm bài ?
+ Nhận xét, chữa bài, cho điểm.
* Bài 3 :
+ Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào ?
+ Độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu ?
- Y/C HS vẽ hình vuông IBHC.
+ cạnh DH vuông góc với những cạnh nào ?
+ Tính chu vi của hình chữ nhật AIHD.
* Bài 4 : Hướng dẫn HS phân tích đề.
+ Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì ?
+ Vậy có tính được chiều dại, chiều rộng của hình chữ nhật không ? Dựa vào đâu để tính ?
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm.
III. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài tập trong vở bài tập 
 - 1 HS chữa bài trong vở bài tập
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc Y/C , tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Tính chất giao hoán và thính chất kết hợp của phép cộng.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS đọc thầm đề bài, quan sát hình trong SGK.
- Có chung cạnh BC.
- Độ dài là 3cm.
- HS vẽ hình nêu các bước vẽ.
- Cạnh DH vuông góc với AD, DC, IH.
- Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là : 
 3 x 2 = 6(cm)
Chu vi của hình chữ nhật AIHD là :
 (6 + 3) x 2 = 18(cm)
- HS đọc đề bài và phân tích đề bài, tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là :
( 16 – 4 ) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là :
4 + 6 = 10 (cm)
Diện tích của hình chứ nhật đó là :
10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 cm2
Chính tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
A. Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả (Tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút) Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngặc kép trong bài CT. 
- GD HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. 
B. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ. 
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học. 
2. HD viết chính tả:
- GV đọc bài Lời hứa. 
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ. 
- HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. 
- Khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép. 
- Đọc chính tả cho HS viết. 
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả. 
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận. 
a. Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
b. Vì sao trời đã tối, em không về?
c. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát phiếu cho nhóm 4 HS. Làm xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe. 
- Đọc phần Chú giải trong SGK. 
- Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. 
+ Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn. 
+ Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay. 
+ Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé. 
+ Không được
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- HS trao đổi hoàn thành phiếu. 
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I(TIẾT 3)
A. Mục tiêu
- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.
B. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ kẻ sẵn lời giải bài tập 1, 2; Phiếu học tập học sinh tự chuẩn bị
- HS: SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy bài học
1. Giới thiệu bài: 
- GV ghi tên các chủ điểm lên bảng lớp
2. Bài mới; Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận theo chủ đề: 
 + Mở rộng vốn từ nhân hậu đoàn kết
 + Mở rộng vốn từ trung thực tự trọng
 + Mở rộng vốn từ ước mơ
 - GV nhận xét
Bài tập 2
 - GV treo bảng phụ liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ 
 - GV ghi nhanh lên bảng
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng
 - Yêu cầu học sinh đặt câu, tập sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3
 - GV yêu cầu học sinh dùng phiếu học tập 
 - Gọi học sinh chữa bài
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
III. Củng cố, dặn dò
- Dấu hai cấm có tác dụng gì?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ
- Nêu 3 chủ điểm 
 - Đọc tên giáo viên đã ghi
 - Tổ 1(nhóm 1)
 - Tổ 2(nhóm 2)
 - Tổ 3(nhóm 3)
 - Học sinh thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào phiếu, đại diện lên trình bày.
- 1 em đọc yêu cầu
 - 2 em đọc thành ngữ, tục ngữ
 - Học sinh suy nghĩ, chọn thành ngữ, tục ngữ để đặt câu, đọc câu vừa đặt
 - Lớp nhận xét
 - Học sinh sử dụng thành ngữ, tục ngữ
 - Học sinh đọc yêu cầu
 - Dùng phiếu học tập làm việc cá nhân
 - 1 em chữa bài trên bảng
 - Lớp nhận xét
Khoa học
BÀI 19: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (TIẾT 2 )
A. Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý
B. Đồ dùng dạy học
-GV: Phiếu ghi tên thức ăn đồ uống của học sinh trong tuần
- HS : Tranh ản ... êu
- Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ
- Rèn kĩ năng xác định từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết; phiếu bài tập viết nội dung bài 2, 3, 4
- Hs: SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở BT của Hs
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới - Luyện tập
Bài tập 1; 2
 - GV phát phiếu bài tập 
 - Treo bảng phụ (vẽ mô hình)
+ Tiếng chỉ có vần và thanh?
+ Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh?
Bài tập 3
 - GV nhắc học sinh mở SGK trang 27, 38
 + Thế nào là từ đơn?
 + Thế nào là từ láy?
 + Thế nào là từ ghép?
 - GV phát phiếu
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng
 * Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió,
 * Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng.
 * Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
Bài tập 4
 - GV nhắc học sinh xem bài trang 52, 93
 + Thế nào là danh từ?
 + Thế nào là động từ?
 - GV phát phiếu
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
III. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- HS lấy vở BT
 - Học sinh đọc đoạn văn bài 1
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 2
 - Đọc thầm, thảo luận theo cặp
 - Làm bài vào phiếu
 - 1 em chữa bảng phụ
 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Học sinh mở sách
 - 1 em trả lời 
 - 1 em trả lời
 - 1-2 em nêu
 - Trao đổi theo nhóm
 - Tìm và ghi các từ vào phiếu
 - 1 em đọc
 - Học sinh làm bài đúng vào vở 
 - Đọc yêu cầu
 - Mở sách xem lại bài 
 - 1-2 em trả lời
 - 1-2 em trả lời
 - Nhận phiếu, làm bài cá nhận vào phiếu
 - Đổi phiếu chữa bài
 - 1 em đọc bài làm 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Khoa học
BÀI 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
A. Mục tiêu: HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm CM nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
B. Đồ dùng dạy học
 - GV : Hình vẽ trang 42, 43 SGK 
 - HS : Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo nhóm
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế ?
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) HĐ1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước
* Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất của nước. Phân biệt nước với các chất
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - Chia nhóm
B2: Làm việc theo nhóm
- Cốc nào đựng nước? Cốc nào đựng sữa?
- Làm thế nào để bạn biết điều đó?
B3: Làm việc cả lớp
- GV ghi các ý kiến của HS lên bảng.
- Những tính chất của nước?
KL: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không mùi, không vị.
b) HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước
 * Mục tiêu: HS hiểu khái niệm " hình dạng nhất định". Biết dự đoán, nêu cách tiến hành
 * Cách tiến hành
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - GV yêu cầu các nhóm mang chai lọ có hình dạng khác nhau
- Khi ta thay đổi vị trí của chai, hình dạng của chúng có thay đổi không?
+ KL: Chai, cốc là vật có hình dạng nhất định
B2:HĐ động nhóm
B3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét và bổ sung
c) HĐ 3: Nước chảy như thế nào?
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về ôn bài
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Lớp chia thành 3 nhóm
+ Các nhóm đem cốc đựng nước, cốc đựng sữa đã chuẩn bị ra quan sát. 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và trả lời câu hỏi:
 + Nhìn: Màu sắc khác nhau
 + Nếm: Cốc nước không có vị, cốc sữa có vị ngọt
 + Ngửi: Cốc nước không có mùi, cốc sữa có mùi của sữa.
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Vài HS nêu.
- Mỗi nhóm tập trung quan sát 1 cái chai .
+ Đặt chai ở các vị trí khác nhau
+ Không thay đổi
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước
+ Thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
+ QS và rút ra KL
KL: HS đọc trong sách.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013
Toán
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
B. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : Giáo án, SGK - Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét.
II. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
Trong giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân.
 2)Bài mới:
a) So sánh giá trị của hai biểu thức
- GV viết bảng biểu thức : 7 x 5 và 5 x 7.
- Gọi HS đứng tại chỗ tính và so sánh các cặp phép tính
- Làm tương tự với cặp 4 x 3 và 3 x 4.
- GV kết luận : Vậy hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b) Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
- GV treo bảng số.
- Y/c HS tính giá trị của a x b và b x a để điền vào bảng.
- Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
=> Ta có thể viết : a x b = b x a
+ Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
+ Khi đổi chỗ các thừa số của tích
 a x b cho nhau thì ta được tích nào.
+ Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
+ Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó thể nào ?
- GV kết luận ghi bảng.
c) Luyện tập, thực hành :
* Bài 1 :
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- GV viết bảng :
 4 x 6 = 6 x . Yêu cầu Hs điền vào ô trống.
- Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
- Giải thích vì sao lại điền được các số đó.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét cho điểm HS
* Bài 2 :
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm vào vở nháp.
- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra
- Nhận xét chữa bài và cho điểm
* Bài 3 :
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- GV viết bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
- Em làm thế nào để biết 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm
* Bài 4 :
- Yêu cầu Hs nêu yêu cầu đề bài
- Y/c học sinh suy nghĩ và tự làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Qua bài em có nhận xét gì ?
- Nhận xét chữa bài và cho điểm
III. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
 - Về làm bài tập trong vở bài tập. 
58123 x 5 = 290615
14578 x 6 = 87468
- HS ghi đầu bài vào vở
+ 7 x 5 = 35 ; 5 x 7 = 35 
Vậy : 7 x 5 = 5 x 7 
+ 3 x 4 = 12 ; 4 x 3 = 12 
Vậy : 3 x 4 = 4 x 3 .
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- 3 học sinh lên bảng
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
- Từng HS nêu so sánh các giá trị của biểu thức mình vừa làm.
- Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
- Học sinh đọc : a x b = b x a.
- Hai tích đều có thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Ta được tích b x a .
- Giá trị của biểu thức a x b không thay đổi.
- Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- 2 – 3 học sinh nhắc lại.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Hs suy nghĩ, làm vào vở.
- Vì khi đổi chỗ các thừa số của 1 tích thì tích đó không đổi.
- 2 học sinh lên bảng.
b) 3 x 5 = 5 x 3
 207 x 7 = 7 x 207 2 138 x 9 = 9 x 2 138
- Hs làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
- Hs tự làm bài vào vở, gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm.
+ 4 x 2 145 = ( 2 100 + 45 ) x 4 
vì 2 biểu thức cùng có 1 thừa số là 4 còn 2145 = 2100 + 45 . Vậy theo tính chất giáo hoán thì hai biểu thức này bằng nhau.
a) a x 1 = 1 x a = a b) a x 0 = 0 x a = 0
+ 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó.
+ 0 nhân với bất kì số nào cũng cho ta kết quả là 0.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỀ CỦA NHÀ TRƯỜNG
Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỀ CỦA NHÀ TRƯỜNG
Sinh hoạt lớp tuần 10
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 10 từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Xây dựng kế hoạch tuần 11.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt
 + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
 + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Khuyết diểm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Kế hoạch tuần tới:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc