Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 12

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 12

CHÀO CỜ

TẬP ĐỌC

Tiết 21:“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (SGK/tr 115).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng khâm phục.

- Đọc hiểu: + Từ : trắng tay, độc chiếm./tr 115.

+ Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.

- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.

TLCH 2, 3 trong bài.

HSKG đọc bài.

HS TLCH, nhận xét bạn đọc

 

doc 14 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 5/11/2010
Ngày dạy : Thứ hai/ 8/ 11/2010
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 21:“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi (SGK/tr 115).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm toàn bài giọng khâm phục.
- Đọc hiểu: + Từ : trắng tay, độc chiếm.../tr 115.
+ Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng.
- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: - Đọc bài đã học.
TLCH 2, 3 trong bài.
HSKG đọc bài.
HS TLCH, nhận xét bạn đọc
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : (qua tranh)
b, Nội dung chính:
 HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK /tr 115. 
Đoạn 1 : “Bưởi mồ côi...ăn học”
Đoạn 2 : “Năm 21 tuổi...không nản trí”
Đoạn 3 : “Bạch Thái Bưởi..Trưng Nhị”
Đoạn 4 : phần còn lại.
GV đọc minh hoạ.
*Giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
- Câu hỏi 1/tr 116.
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có ý chí?
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
- Câu hỏi 2/tr 116.
( GV cho HS thảo luận )
- Câu hỏi 3/tr 116.
- Câu hỏi 4/tr 116 
- Nêu ý nghĩa của bài học
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS luyện đọc lại theo đoạn, đọc toàn bài.
Đoạn 3 đọc hơi nhanh, đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái
HS bình chọn giọng đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Biết vượt khó vươn lên.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Có chí thì nên
Tiếng việt ( ôn )
Luyện tập : Tính từ
1.Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống kiến thức đã học về tính từ, vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập xác định tính từ, đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng tính từ. 
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Sách bài tập trắc nghiệm 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: ( kết hợp trong lúc ôn luyện ).
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
B.Nội dung chính:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung luyện.
- Tính từ là những từ như thế nào? Cho VD minh hoạ.
- Vận dụng thực hành các bài tập xác định tính từ, đặt câu, viết đoạn văn có tính từ.
HĐ3 : Tổ chức thực hiện các yêu cầu, chữa bài.
Bài 1 : Đọc bài Trung thu độc lập.
- Ghi lại các tính từ có trong đoạn văn đó.
Bài 2 : Đặt câu với các tính từ là từ láy có trong bài đọc trên.
GV cho HS làm trong vở, chữa bài (nêu miệng).
Bài 3 : Viết những tính từ sau vào từng cột cho phù hợp ( Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 /tr 63).
GV cho HS đặt câu với một trong các từ trên (làm miệng).
Bài 4 : Viết tính từ miêu tả sự vật :
Cái bút, cái nón, cái quạt, quả cam...
HSKG viết một đoạn văn miêu tả một trong các sự vật trên, chỉ rõ tính từ có trong bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, thực hành.
- ..từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật , của hoạt động, của trạng thái...
VD : hồng hồng ( màu sắc)
VD : Mẹ em mua cho em một chiếc váy có màu hồng hồng.
HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành, chữa bài.
HS đọc thầm bài đọc.
 **Tính từ có trong bài là : sáng, man mác, vằng vặc, tươi đẹp, phấp phới , lớn, chi chít, cao thẳm, vàng thơm, bát ngát, to lớn, vui tươi.
HS làm trong vở luyện Tiếng Việt.
VD : Trăng mùa thu sáng vằng vặc.
Trên bầu trời đêm, những chùm sao chi chít lấp lánh, lung linh.
 VD : a, Tính từ chỉ màu sắc : xanh biếc, xám xịt..
b,...chỉ hình dáng : tròn xoe, cao lớn....
c, ...chỉ tính chất, phẩm chất : lỏng lẻo, mênh mông...
HS làm trong vở, nêu ý kiến của mình :
VD : cái bút : thon tròn (hình dáng), xanh sẫm (màu)....
Cái nón : tròn, duyên dáng...
Cái quạt : mỏng mảnh, mềm mại, duyên
C. Củng cố, dặn dò: - HS nêu các tính từ theo cặp. – HS đặt câu có tính từ đó. VD : hồng hào : Em bé có nước da mịn màng, hồng hào.
- Nhận xét giờ học. 
Ngày soạn: /6/11/2010
Ngày dạy: Thứ ba/9/11/2010 
Luỵên từ và câu.
Tiết 21:	 Mở rộng vốn từ : ý chí – Nghị lực (SGK tr/118).
1.Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Rèn kĩ năng thực hành, giải nghĩa từ, tìm từ , đặt câu, hiểu nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của một số tục ngữ.
- Giáo dục ý thức học tập, biết vượt khó vươn lên.
2.Chuẩn bị: Bảng nhóm cho bài tập 1.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Tính từ là những từ như thế nào? Cho VD minh hoạ?
-...từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái... VD : xanh
B.Nội dung chính:
a, Giới thiệu bài: (qua chủ điểm đang học).
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 118.
Bài 1 : Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm trong bảng:
GV đưa bảng nhóm cho hai nhóm HS, HS còn lại làm trong VBT, cùng chữa bài.
GV giới thiệu nhóm từ đồng nghĩa.
(HS KG nêu ý hiểu về từ đồng nghĩa)
Bài 2 : GV cho HS làm việc cá nhân 1 – 2 phút, cho HS tham gia thi theo hình thức trắc nghiệm.
( HS KG đặt câu với một trong các từ có trong bài)
Bài 3 : Chọn từ điền vào ô trống.
GV cho HS làm việc cá nhân, chữa bài, điền từ theo thứ tự ô trống, đọc toàn bài.
Bài 4 : Mỗi câu tục ngữ sau khuyên ta điều gì?
GV cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
HSKG có thể đặt câu vói mỗi câu tục ngữ trên để hiểu nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định và thực hiện các yêu cầu trong bài.
Chí có nghĩa là rất, hết sức...
chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ, theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
** Đáp án : ý b.
HS KG hiểu thêm nghĩa các nghĩa khác .
a , kiên trì ; c, kiên cố ; d, chí tình, chí nghĩa.
VD : Nhà tôi ở rất kiên cố.
HS đọc lần 1 để định hướng, đọc lần 2 theo từng câu để điền từ (đọc thầm), đọc lần 3 sau khi đã hoàn chỉnh bài tập điền từ (đọc trước lớp).
... nghị lực...nản chí...quyết tâm...kiên nhẫn..quyết chí..nguyện vọng..
HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi:
VD : a, Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả, người phải được thử
thách trong gian nan mới biết nghị lực, tài năng....
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế, những tấm gương giàu ý chí, nghị
lực vươn lên.
 - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Tính từ ( tiếp)
Chính tả (Nghe -viết)
Tiết 11 : Người chiến sĩ giàu nghị lực (SGK tr 116)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp đoạn bài Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu n/l.
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
- Lê Duy ứng là một người như thế nào?
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ).
 Từ : Sài Gòn, Lê Duy ứng, triển lãm, trân trọng.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
GV đọc cho HS viết bài .
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm và điền những chữ còn bỏ trống để hoàn chỉnh bài .
GV cho HS đọc lần 1 để định hướng, đọc lần hai điền từ, đọc hoàn chỉnh bài.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
-..là một thương binh nặng, một hoạ sĩ tài ba...
HS viết từ trên bảng lớp, bảng con, giải nghĩa từ.
- Viết hoa chữ Sài Gòn, Lê Duy ứng vì là danh từ riêng.
- Chữ bắt đầu câu mới.
HS viết bài.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
 * Đáp án: Trung Quốc...chín mươi...trái núi...chắn ngang ...chê cười...chết...cháu..chắt...truyền nhau..chẳng thể...trời..trái núi.
HS đọc lại bài.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Người chiến sĩ giàu nghị lực.
Tiếng việt ( ôn )
Luyện viết : Có chí thì nên
1. Mục tiêu: - HS luyện viết đúng, trình bày khoa học, sạch đẹp các câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên.
 - Rèn kĩ năng nhớ – viết, phân tích các hiện tượng chính tả, viết chữ đều đẹp , trình bày đoạn bài sạch sẽ, khoa học.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Chuẩn bị: Bài viết mẫu, từ điển Tiếng Việt tham khảo.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ2 : Định hướng nội dung học tập:
- Luyện viết bài Có chí thì nên đúng chính tả, sạch đẹp
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành luyện viết.	
GV cho HS đọc thuộc lại bài, nhớ lại nội dung các câu tục ngữ, luyện viết từ khó, dễ lẫn.
- Câu tục ngữ nào khuyên ta không nản lòng trước khó khăn?
GV cho HS luyện viết các từ ngữ : nên, lện, nền, rã... (phân biệt nghĩa, từ loại hoặc tạo từ ghép
VD : - Hiểu thế nào là rã?
GV nhắc cách trình bày bài viết, nhớ, viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, khoảng cách...
GV giới thiệu bài viết mẫu để HS học tập và khích lệ HS có ý thức luyện chữ, lu ý cách trình bày các câu tục ngữ.
GV đôn đốc, nhắc nhở HS tự giác viết bài, viết cẩn thận, sạch đẹp.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn bài.
HS phát âm lại một số từ, ngữ khó
VD : lận tròn vành, chạch, nền..
HS đọc thuộc bài, đọc thầm, nhận xét cách trình bày từng câu tục ngữ.
VD : - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Thua keo này, bày keo khác....
HS luyện viết từ khó, dễ lẫn vào bảng con, trên bảng lớp.
HS có thể giải nghĩa từ theo Từ điển Tiếng Việt
-...buông rơi
HS quan sát, học tập bài viết đẹp.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở chữa bài.
HS nêu các phương án sửa lỗi.
HS sửa lỗi các nét chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, độ rộng con chữ...
4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 7/11/2010
Ngày dạy:Thứ tư/ 10/ 11/ 2010
Kể chuyện
Tiết 11: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (SGK/ tr 119).
1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về người có nghị lực.
- Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết sống có nghị lực, vượt khó vươn lên.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề .
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyệ ... SGK/tr 122. 
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
- Tìm đoạn kết bài của truyện?
GV cho HS đọc lại đoạn kết bài, đọc đoạn kết bài cùng với lời nhận xét , đánh giá SGK/ tr 122.
GV cho HS thảo luận , so sánh hai cách kết bài trên?
*Gợi ý : - Cách kết bài trong hai trường hợp trên có gì khác nhau?
**GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 122
II- Ghi nhớ : SGK /tr 122.
III – Thực hành :
Bài 1 : Đọc các đoạn kết bài sau và cho biết đó là những cách kết bài nào?
GV cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn kết bài, nêu ý kiến về cách kết bài của mỗi đoạn, chỉ rõ điều đó bằng các câu chữ trong đoạn.
Bài 2 : GV cho HS đọc thầm nội dung câu chuyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca, tìm và viết lại đoạn kết bài, nhận xét về kiểu kết bài trong câu chuyện.
- Liên hệ ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
Bài 3 : Viết lại phần kết bài của mỗi câu chuyện trên theo cách kết bài mở rộng.
GV cho HS KG nói mẫu cách kết bài theo kiểu mở rộng.
GV cho HS làm trong VBT, 2 HS làm trên bảng nhóm, cùng chữa bài.
HS TB – yếu có thể chọn một trong hai câu chuyện trên.
HS nhắc lại nội dung đã học, đọc đoạn mở bài minh hoạ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc lại truyện Ông Trạng thả diều, đọc thầm, thực hiện yêu cầu bài tập.
-“Thế rồi vua mở khoa thi...nước Nam ta”
HS đọc hai đoạn kết bài, thảo luận, so sánh về cách kết bài.
- Cách thứ nhất ở bài 1 : kết bài không mở rộng : chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- Cách thứ hai ở bài 3 : kết bài mở rộng : đoạn kết lại trở thành một đoạn của thân bài, có lời đánh giá, nhận xét thêm về câu chuyện.
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, thực hành.
- Kết bài mở rộng: b, c, d, e
- Kết bài không mở rộng: a
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV, đọc và phân tích cách kết bài.
* Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca : “Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy...ít năm nữa”
** Một người chính trực : “Tô Hiến Thành tâu .....Trần Trung Tá”
-...sự nghiêm khắc với bản thân, sống chính trực, ngay thẳng...
HS thực hành theo yêu cầu của GV, 2 HS KG viết vào bảng nhóm để chữa bài.
VD : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em : tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
C.Củng cố, dặn dò :- Phân biệt kết bài theo cách mở rộng và không mở rộng?
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Kể chuyện.
Luyện từ và câu
Tiết 22: Tính từ (tiếp - SGK tr/ 123).
1.Mục tiêu: - HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất.
- HS biết sử dụng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất khi tạo từ, đặt câu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn trong phần nhận xét.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Chấm, chữa bài tiết trước. 
GV cho HS đặt một câu miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa ..., xác định tính từ có trong câu.
HS đổi vở kiểm tra, báo cáo.
HS nhắc lại kiến thức đã học.
VD : - Hoa hồng đẹp , một vẻ đẹp cao sang, quý phái.
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu phần nhận xét SGK/tr 123.
GV cùng HS xây dựng nội dung bài học.
GV cho HS tìm và gạch chân dưới các tính từ có trong bài (phấn màu).
- Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong câu khác nhau như thế nào?
(Tương tự vói yêu cầu bài tập 2).
- Trong các câu dưới đây, ý nghĩa, mức độ được thể hiện bằng cách nào?
GV chốt ý, nêu nội dung cần ghi nhớ SGK/tr 111.
II- Ghi nhớ : SGK /tr 123.
III – Thực hành :
Bài 1 : Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điển, tích chất ( được in nghiêng ) trong đoạn văn....
 GV cho HS đọc đoạn văn, nêu yêu cầu của bài tập, gạch chân dưới từ chỉ mức độ của đặc điểm , tính chất.
HS KG nêu giá trị nghệ thuật miêu tả khi sử dụng các tính từ chỉ mức độ đó.
Bài 2 : Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau : đỏ, cao, vui.
Bài 3 : Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được ở bài tập 2 ( GV cho HS làm bài tập 3 kết hợp với bài tập 2)
GV cho 1 HS tìm từ – 1 HS nêu phương thức tạo từ – 1 HS đặt câu. 
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc các câu có trong bài, đọc thầm, thực hiện yêu cầu trong VBT, gạch chân dưới các tính từ có trong các câu văn miêu tả, HS thực hiện trên bảng phụ.
a, trắng (từ đơn) - mức độ trung bình ; b, trăng trắng (từ láy) - mức độ thấp ; c, trắng tinh (từ ghép) - mức độ cao.
a, thêm từ rất ; b, tạo ra phép so sánh bằng cách thêm từ hơn (so sánh hơn , kém) ; c, tạo ra phép so sánh bằng cách thêm từ nhất ( so sánh tuyệt đối)
HS đọc , nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
HS đọc, xác định yêu cầu giờ học, thực hành.
- thơm đậm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc (tạo từ ghép)
- rất xa, thơm lắm (thêm từ).
- đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn (tạo ra phép so sánh hơn – kém).
HS thực hành tìm từ, HS KG nêu rõ phương thức tạo ra mức độ của đặc điểm , tính chất.
VD : đỏ : đo đỏ ( tạo từ láy) , đỏ chói ( tạo từ ghép)....
Vui : rất vui ( thêm từ)...
Cao : cao chót vót ( tạo từ ghép)
VD : Mặt trời đỏ chói.
C. Củng cố, dặn dò: - Nêu các cách tạo ra mức độ của tính từ chỉ đặc điểm, tính chất? Cho VD minh hoạ?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : ý chí – Nghị lực
TIếng việt( ôn )
 Luyện tập : Mở bài trong bài văn kể chuyện
1. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống kiến thức đã học về các cách mở bài trong bài văn kể chuyện : Mở bài gián tiếp, mở bài trực tiếp.
- Rèn kĩ năng thực hành xác định đoạn mở bài, viết lại đoạn mở bài theo cách mở bài trực tiếp, gián tiếp.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, yêu môn học.
2. Chuẩn bị : Bảng nhóm.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ2 : Định hướng nội dung ôn tập
- Nêu các cách mở bài trong bài văn kể chuyện? Cho VD minh hoạ.
- So sánh hai cách mở bài đó.
- Vận dụng kiến thức đã học , thực hành viết đoạn mở bài cho bài văn kể chuyện.
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 1 : Đọc và ghi lại đoạn mở bài trong bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Những hạt thóc giống.
GV cho HS làm việc cá nhân, nêu đoạn mở bài sau khi đã tìm và ghi lại trong vở luyện Tiếng Việt buổi chiều.
- Nhận xét cách mở bài của các đoạn mở bài trên?
- Vì sao ?
Bài 2 : Viết lại các mở bài trên theo cách mở bài gián tiếp?
HS KG nói mẫu 1, 2 lần.
Củng cố cách mở bài gián tiếp.
GV cho HS KG viết vào bảng nhóm, chữa bài.
HS TB – yếu có thể chỉ cần viết lại một hoặc hai đoạn mở bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành.
- Mở bài trực tiếp . VD : đoạn mở bài trong bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca : “An-đrây-ca lên 9 tuổi...nên rất yếu” - Mở bài gián tiếp . VD : đoạn mở bài trong bài tập 3 phần nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 1 /tr 113 : “Trong muôn loài...câu chuyện ấy”
...................
- Dế mèn bênh vực kẻ yếu : “Một hôm , qua vùng ....đá cuội”. 
- Người ăn xin : “Lúc ấy, ...trước mặt tôi”
- Những hạt thóc giống: “Ngày xưa có một ông vua...bị trừng phạt”
-...mở bài theo cách mở bài trực tiếp.
... kể ngay sự việc mở đầu câu chuyện.
HS thực hành viết đoạn mở bài cho truyện.
VD : Tôi rất yêu nhân vật Dế Mèn bởi những nghĩa cử cao đẹp của cậu. Sẵn sàng bất chấp hiểm nguy , bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh ....đó là tính cách nghĩa hiệp của cậu. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Dế Mèn đã làm gì để bảo vệ chị Nhà Trò?......
4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Ôn bài. Chuẩn bị bài : Kết bài trong bài văn kể chuyện (ôn)
Ngày soạn: 7/11/2010
Ngày dạy:Thứ sáu 12/ 11/ 2010
Tập làm văn
Tiết 22:	Kể chuyện (Kiểm tra viết).
1. Mục tiêu:- HS biết đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện qua bài đã đọc.
- Rèn kĩ năng thực hành, kể chuyện đảm bảo nội dung , thể hiện đúng vai nhân vật trong truyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, tính kỉ luật, nghiên túc trong giờ kiểm tra.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra, tổ chức cho HS đọc , phân tích đề bài và những điều cần chú ý khi đóng vai nhân vật kể lại truyện.
HĐ2 : GV tổ chức cho HS viết bài, GV đôn đốc, nhắc nhở HS trong quá trình làm bài nghiêm túc.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành làm bài kiểm tra.
** Đề bài : Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của câu bé An-đrây-ca.
* Kể bằng lời của cậu bé An-đrây-ca, thể hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật.....
C.Củng cố, dặn dò :- Nhận xét tinh thần và thái độ của HS trong giờ kiểm tra.-- Chuẩn bị bài sau :Trả bài.
Sinh hoạt
 Kiểm điểm hoạt động tuần 12
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của Chi đội tuần 12, đề ra phương hướng hoạt động tuần 13.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng Chi đội vững mạnh .
2. Nội dung: 
a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập , thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : 
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như :
 b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Chuẩn bị tốt cho việc kiểm tra VSCĐ toàn trường.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Tổ chức đọc sách thư viện tốt, phát huy tinh thàn tự quản, tính tự giác,
tích cực trong học tập, tham gia hoạt động đoàn đội. 
- Tham gia làm báo tường, trang trí lớp.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc