Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 4

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 4

Tiết 7: TẬP ĐỌC

 Một người chính trực(SGK/tr37).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng, đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Đọc hiểu: +Từ : chính trực, di chiếu, thái tử./tr37.

 + Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm.Trần Trung Tá.” /tr25.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin.

TLCH 2, 3, 4 trong bài.

 

doc 14 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010.
Sáng: Chào cờ
Tiết 7: Tập đọc
 Một người chính trực(SGK/tr37).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng, đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 - Đọc hiểu: +Từ : chính trực, di chiếu, thái tử....../tr37.
 + Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiền Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Một hôm....Trần Trung Tá.” /tr25.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn trong bài Người ăn xin.
TLCH 2, 3, 4 trong bài.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm, truyện mở đầu chủ diểm.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “Tô Hiến Thành....Lý Cao Tông.”
Đoạn2: “Phò tá... được”.
Đoạn3: Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Sự chính trực của Tô Hiến Thành.
- Câu hỏi 1/tr 37.
- Câu hỏi 2/tr 37
ý2: Sự ca ngợi của nhân dân.
- Câu hỏi 3/tr37.
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P).
Chú ý : nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) giữa các câu dài, phần đầu đọc vời giọng kể rõ ràng, phần sau đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm :Long Cán, Long Xưởng, bệnh nặng...)
Câu dài : Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi/ thì thần xin cử Vũ Tán Đường,/ còn hỏi người tài ba giúp nước, / thần xin cử Trần Trung Tá.//
HS đọc theo cặp lần 2, kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải/tr 37.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 37.
-...Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu...
-...cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người hầu hạ mình..
-..vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng của họ...
Mục 1.
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
GV ttổ chức cho HS đọc phân vai : Tô Hiến Thành, người dẫn truyện, thái hậu.
 C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở Tô Hiến Thành? 
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Tre Việt Nam.
.
Chiều: Tiếng việt ( Ôn )
 Luyện đọc bài: Người ăn xin, Thư thăm bạn.
1. Mục tiêu: - HS đọc to, rõ ràng hai bài đọc đã học, đọc diễn cảm, thể hiện giọng của nhân vật, giọng dẫn chuyện trong bài Người ăn xin, giọng tình cảm, xúc động khi đọc bài Thư thăm bạn.
 - HS nhớ lại nội dung bài đọc.
 - Giáo dục ý thức luyện đọc tích cực, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến mọi người..
2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2 : Định hướng nội dung: Luyện đọc bài Thư thăm bạn, Người ăn xin, nhớ lại nội dung bài
HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: 
a, Bài Thư thăm bạn.
GV cho HS yếu đọc lại từ khó, câu khó, HSKG đọc lại toàn bài nâng cao yêu cầu đọc diễn cảm.
 Với HS trung bình: chỉ yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đã học.
 Với HSKG giáo viên có thể cho các em nói về cách an ủi động viên bạn khi gặp hoạn nạn.
b, Bài Người ăn xin.
Cách tổ chức như trên.
Với HS giỏi GV có thể cho HS phân tích cách miêu tả ngoại hình nhân vật.
GV cho HS thi đọc, khuyến khích đọc phân vai, thể hiện đúng giọng đọc...
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS nêu lại tên bài , giọng đọc của từng bài (đã nêu ở tuần 3).
HS thực hành luyện đọc theo yêu cầu của GV.
VD :
Từ : Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan, lũ lụt...
Câu dài : Hồng ơi ! 
Mình hiểu /Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào/ khi ba của Hồng đã ra đi mãi mãi.// Giọng đọc trùng xuống, cảm thông, chia sẻ.
HS thực hành bắt phiếu đọc bài, đoạn bài, TLCH.
HS thực hành luyện đọc theo cặp, đọc phân vai.
VD : 
Hình ảnh ông lão ăn xin : già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt... thể hiện sự tội nghiệp, đáng thương, vẻ khắc khổ của ông lão.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện đọc thêm ở nhà
Thứ ba ngày14 tháng 9 năm 2010.
Sáng: 
Luỵên từ và câu.
 Tiết 7: Từ ghép và từ láy(SGK tr.38)
1.Mục tiêu: - HS hiểu hai cách cấu tạo chính của từ phức là từ ghép và từ láy.
- Rèn kĩ năng phân biệt từ theo cấu tạo, tìm từ, đặt câu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Chép sẵn khổ thơ /tr 38, 39 lên bảng.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Phân biệt từ đơn, từ phức, cho VD?
- Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành....VD : nơi, sao....
B.Nội dung chính:
HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện yêu cầu phần nhận xét.
GV cho HS đọc, xác định nội dung , yêu cầu của phần nhận xét, thảo luận theo nhóm, làm vào phiếu học tập (VBT), chữa bài. GV gạch chân dưới các bộ phận lặp lại.
VD : chầm chậm
*Ghi nhớ : SGK /tr39. GV chốt kiền thức cần nhớ và phân tích lại ví dụ/tr 39. Với HSKG giáo viên cho HS tự nêu ví dụ minh hoạ.
HĐ2 : Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 : GV cho HS chép các từ vào trong vở, phân loại từ ghép, từ láy.
Bài 2 : Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau: ngay, thẳng, thật.
GV cho HS làm việc theo nhóm. HSKG có thể ghi nhiều từ hơn trong cùng một khoảng thời gian.
HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hành, TLCH.
- Từ phức truyện cổ, ông cha, lặng im do những tiếng có nghĩa tạo thành.
- Từ phức thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành.
HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
VD : từ ghép : ngôi sao, vắng lạnh...
VD : từ láy : vắng vẻ (láy âm đầu v).
HS đọc đoạn văn, xác định yêu cầu bài, thực hành.
 Từ láy Từ ghép
Nô nức, mộc mạc ghi nhớ, đền thờ,
nhũn nhặn, cứng bờ bãi, tưởng nhớ
cáp.	 dẻo dai, vững chắc,
	thanh cao.
HS giải nghĩa một số từ. VD : nhũn nhặn : ôn hoà, nhã nhặn.
 C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt từ láy, từ ghép, cho VD?
 - Ôn bài.
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập về từ ghép, từ láy. 
Chính tả(Nhớ -viết)
Tiết 4:Truyện cổ nước mình.(SGK tr 38)
1-Mục tiêu:- HS nhớ-viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Truyện cổ nước mình. - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 38.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV cho HS viết bảng con từ : triển lãm, cây tre, chẳng những....
HS viết, chữa bài.
HS phân tích từ nếu bạn viết sai chính tả.
2.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn chính tả:
GV cho đọc thuộc đoạn viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- Vì sao tác giả lại yêu những câu truyện cổ?
GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai (dựa vào nghĩa hoặc phương thức ghép).
( HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra).
GV hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ sáu – tám.
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). 
GV cho HS đọc lại toàn bài, chú ý đọc đúng chính âm.
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HS đọc thuộc “ Tôi yêu truyện cổ nước tôi......ông cha của mình”, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày.
HS đọc thầm một lần.
-... những câu truyện cổ vùă nhân hậu , vừa có ý nghĩa xâu xa...
Từ : làm, lưng, lối, trước..
 VD : truyện: sự tích thật hay tưởng tượng được kể lại.
 Kể chuyện # truyện kể.
HS nghe hướng dẫn.
HS viết bài.
HS soát lỗi, báo cáo.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
*Kết quả : + ...Nhớ buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi...
+ ... Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều....
 HS đọc bài.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết sai trong bài.
 - Chuẩn bị bài nhớ viết : Những hạt thóc giống.
Chiều: Tiếng việt ( ÔN)
 Luyện tập: Từ ghép – Từ láy.
1. Mục tiêu:- Giúp HS củng cố về từ ghép, từ láy.
 - Rèn kĩ năng thực hành phân tích từ, tìm từ, xác định từ ghép, từ láy trong câu.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Nội dung ôn tập, từ điển HS.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ2 : GV nêu định hướng ôn tập.
Ôn lại khái niệm về từ láy, từ ghép, các kiểu từ láy.
Thực hành làm các bài tập xác định từ láy, từ ghép, đặ câu, viết đoạn văn.
HĐ3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : Nhớ và ghi lại một khổ thơ trong bàiTre Việt Nam. Xác định từ láy, từ ghép có trong khổ thơ.
GV cho HS đọc lại khổ thơ.Với HS yếu, có thể cho HS chép lại một khổ thơ bất kì trong bài.
Bài 2 : Dựa vào từ điển tìm 3 từ ghép, 3 từ láy .Đặt câu với một trong các từ phức đã học thuộc chủ đề nhân hậu.
GV cho HS đặt câu theo cặp, báo cáo trước lớp.
Bài4 : Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ láy, từ ghép 
HS yếu có thể chỉ yêu cầu viết câu.
HS nghe, xác định yêu cầu giừo học. 
HS định hướng nội dung nhớ lại kiến thức đã học về từ láy, từ ghép., vận dụng thực hành.
-... Từ ghép là từ do hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành....
VD : bờ sông, cánh diều...
HS đọc lại khổ thơ, viết trong vở, xác định từ láy, từ ghép.
Tre xanh, 
Xanh tự bao giờ...
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
+ Từ láy : mong manh, gầy guộc...
+ Từ ghép : hát ru, lá cành....
HSKG thực hiện thêm yêu cầu phân loại từ láy.
VD : thưa thớt, vi vu...
VD : quần áo, nhà cửa....
Gió thổi vi vu.
HS viết đoạn văn, đọc trước lớp, HS phát hiện các từ láy, từ ghép có trong bài.
 4 . Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
Sáng: Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010.
Tập đọc
	 Tiết 8: Tre Việt Nam (SGK /tr 41).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ phù hợp với cảm xúc ca ngợi cây tre Việt Nam , đọc thuộc bài thơ.
 - Đọc hiểu:+Từ : luỹ thành /tr42.
 + Nội dung: Cây tre Việt Nam tượng trưng cho con người Việt Nam.
 Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
 - Giáo dục tình cảm hướng về cội nguồn và trân trọng những truyền thống quý báu của cha ông.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài: Một người chính trực.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thà ...  tay trái của mình hoặc của bạn đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút
+ Bước 2 : làm việc theo cặp
+ Bước 3 : làm việc cả lớp
- Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình ?
- Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì ?
* GVKL : Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- GV gợi ý :
. Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ. Nêu chức năng của từng loại mạch máu
. Chỉ và nó đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ?
. Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
* GVKL : Tim luôn co bóp để đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn lớn : đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bo-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.. Vòng tuần hoàn nhỏ : đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bo-níc rồi trở về tim
c. HĐ3 : Chơi trò chơi ghép chữ vào hình
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : GV phát mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn + phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn
+ Bước 2 : Các nhóm chơi
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn bài
Sáng: Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
 Tiết 7: Cốt truyện. ( SGK/tr42)
1. Mục tiêu: – HS hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện.
- Giáo dục ý thức nhân văn trong cuộc sống qua học văn kể chuyện.
2. Chuẩn bị: Kẻ bảng phân tích lời nói gián tiếp, trực tiếp.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước.
GV cho HS đọc lại một bức thư minh hoạ
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS đọc, phân tích bức thư theo cấu trúc các phần.
 B. Dạy bài mới: 
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ học :
b, Nội dung chính: 
* Nhận xét: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, ghi kết quả vào vở bài tập, báo cáo trước lớp.
GV cho HS lên ghi lại những sự việc chính trong chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện gồm những phần nào? 
- Nêu tác dụng của từng phần?
GV cho HS phát biểu ý kiến, bổ sung.
GV chốt kiến thức đúng.
*Ghi nhớ: SGK/tr42.
GV cho HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
*Luyện tập:
Bài 1: GV cho HS đọc, xác đinh yêu cầu của đề, đọc lại từng sự việc chính của truyện, sắp xếp các sự việc thành cốt truyện.
Bài 2 : GV cho HS kể chuyện Cây khế, khuyến khích HS kể tự nhiên, ngôn ngữ sáng tạo.
HSKG kể mẫu 1, 2 lần.
HSTB yếu có thể kể lần lượt từng đoạn.
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hành theo định hướng của GV: đọc, xác định yêu cầu của mỗi câu hỏi, thảo luận và TLCH.
- Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
- Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó của mình....
- Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của câu truyện...../tr 42.
HS đọc, nhắc lại nội dung phần ghi nhớ/tr 42.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập, thực hành, chữa bài.
- Thứ tự đúng của truyện là : b - d -a- c - e- g.
HS kể truyện theo ngôn ngữ của mình.
HS KG nhận xét thêm về hành động, tích cách của nhân vật.
HS nghe, nhận xét, bổ sung nội dung, cách kể cho bạn, bình chọn người kể chuyện hay.
 C. Củng cố, dặn dò: - Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần? 
- Chuẩn bị bài sau : Viết thư. 
Luyện từ và câu
 Tiết 8: Luyện tập về từ ghép, từ láy (SGK/tr43).
1. Mục tiêu : - Bước đầu HS nhận biết được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ láy, từ ghép trong bài.
 - Rèn kĩ năng tìm từ láy, từ ghép, sắp xếp từ láy, từ ghép theo nhóm cấu tạo. 
 - Giáo dục ý thức tự giác học tập.
2.Chuẩn bị: Kẻ khung trống bài 2/ tr44.
3. Hoạt động dạyhọc chủ yếu:
A. Kiểm tra:- Phân biệt từ láy, từ ghép ? Cho VD minh hoạ?
- Từ ghép là từ do hai tiếng có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành.....
VD : mưa nắng, cơn gió, mùa thu..
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài:
 b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hành các yêu cầu trong bài, chữa bài.
Bài 1 : So sánh hai từ ghép: bánh trái ; bánh rán.
GV cho HS nêu lại nghĩa của từ, so sánh. GV nêu khái niệm về từ ghép tổng hợp, phân loại.
Bài 2 : Viết các từ sau vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép....
GV cho HS làm việc cá nhân trong VBT, chữa bài trên bảng.
GV cho HSKG giải nghĩa một số từ minh hoạ (có thể dựa vào Từ điển).
Bài 3 :Xếp các từ láy vào nhóm thích hợp.
GV cho HS nêu các từ láy, phân mhóm, giả thích lại cách phân loại từ láy.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài, thực hành, chữa bài.
HS nêu nghĩa từ(SGK/tr43).
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : Bánh trái
- Từ ghép có nghĩa phân loại :Bành rán.
HS đọc, phân tích yêu cầu đề, thực hành.
- Từ ghép tổng hợp : ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bờ bãi, hình dạng,màu sắc.
- Từ ghép phân loại : xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao.
- Từ láy có hai tiếng giống nhau cả âm dầu và phần vần là: rào rào.
 C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp.
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài: mở rộng vốn từ Trung thực -Tự trọng.
TIếng việt( Ôn )
Luyện viết đoạn “ Hôm nay...như mình” trong bài Thư thăm bạn.
1. Mục tiêu: - HS luyện viết đúng, trình bày khoa học, sạch đẹp đoạn “ Hôm nay...như mình” trong bài Thư thăm bạn.
- Rèn kĩ năng nghe – viết, phân tích các hiện tượng chính tả.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2. Chuẩn bị: Bài viết mẫu.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
 HĐ2 : Định hướng nội dung học tập
Luyện viết đoạn trích đúng chính tả, sạch đẹp
HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành luyện viết.	
GV cho HS đọc lại đoạn trích, nhớ lại nội dung bài, luyện viết từ khó, dễ lẫn.
-Tìm những chi tiết cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
GV cho HS luyện viết các từ ngữ : Cù Chính Lan, hi sinh, lũ lụt...(phân biệt nghĩa hoặc tạo từ ghép)
 VD : - Hiểu thế nào là hi sinh?
GV nhắc cách trình bày đoạn văn, viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, khoảng cách...
GV giới thiệu bài viết mẫu để HS học tập và khích lệ HS có ý thức luyện chữ, lưu ý cách trình bày đoạn trích.
GV đọc cho HS viết, soát lỗi.
GV chấm, chữa một số bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc đoạn bài.
HS phát âm lại một số từ khó :VD : Quách Tuấn Lương, lũ lụt...
HS đọc lại đoạn trích, nhận xét cách trình bày đoạn trích.
- Lương khơi gợi ở Hồng lòng tự hào về người cha dũng cảm; động viên Hồng vững tâm vượt qua nỗi đau....
Cù Chính Lan : Viết hoa vì là tên riêng của trường.
- ....quên mình , chỉ nghĩ đến kẻ khác : quên mình vì cứu người khác khỏi tử thần.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở chữa bài.
HS nêu các phương án sửa lỗi.
HS sửa lỗi các nét chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, độ rộng con chữ...
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện viết thêm ở nhà.
Sáng: Thứ sáu ngày17 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn.
Luyện tập xây dựng cốt truyện ( SGK /tr 45).
1. Mục tiêu:- HS thực hành, tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
- Rèn kĩ năng thực hành xây dựng cốt truyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2 . Chuẩn bị : Bảng viết sẵn đề bài .
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: GV cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết TLV trước.
GV cho HS kể lại câu chuyện Cây khế.
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề bài:
GV cho HS đọc, phân tích đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
GV nhắc nhở HS : Truyện kể phải có 3 nhân vật....khi kể phải có sự tưởng tượng, sáng tạo...
HĐ2 : Hướng dẫn lựa chọn chủ đề câu chuyện:
GV cho HS đọc, phân tích phần gợi ý trong bài / tr 45, nêu chủ đề câu chuyện lựa chọn.
HĐ3 : Thực hành xây dựng cốt truyện.
GV cho HS làm việc cá nhân, ghi các ý trả lời vào VBT.
GV cho HSG nói mẫu, HSTB yếu nói từng phần.
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HS kể chuyện Cây khế, nhận xét về nhân vật trong chuyện.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài.
Hãy tưởng tượng và kể vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
HS nêu chủ đề truyện kể:
VD : Em chọn chủ đề về sự hiếu thảo vì con cái phải biết hiếu thảo với bố mẹ....
HS thực hành xây dựng cốt truyện, ghi vào VBT, kể trước lớp.
HS kể theo cặp, kể trước lớp, nhận xét cách xây dựng truyện kể, ngôn ngữ truyện.
HS bình chọn truyện kể hay, ý nghĩa.
C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn kể truyện.
Tập viết ( Lớp 3)
Tuần 4: ôn chữ hoa C
I-Mục đích, yêu cầu
Củng cố cách viết chữ hoa thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng: Cửu Long: cỡ chữ nhỏ
Viết câu: 	Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 bằng cỡ chữ nhỏ
II- Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ C, L, N. Vở mẫu
II- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:3’
Viết bảng con: Bố Hạ, Bầu
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài: 1’
b- Hướng dẫn luyện viết trên bảng con: 10-12’
* GV đưa mẫu chữ hoa C
HS quan sát
Nêu cấu tạo, độ cao con chữ
GV hướng dẫn quy trình viết: chữ mẫu
GV viết bảng- HS viết bảng con
Tương tự với chữ N, L
* Luyện viết từ ứng dụng
HS đọc: Cửu Long- GV giải nghĩa
HS nhận xét độ cao các con chữ trong từ: Cửu Long
GV hướng dẫn viết liền mạch
HS viết bảng con
* Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc- GV giải nghĩa
HS nhận xét độ cao các con chữ
GV hướng dẫn viết
? Những chữ nào cần viết hoa
HS viết bảng con: Công, Nghĩa, Thái Sơn
c. Hướng dẫn HS viết vở: 15-17’
? Vở tập viết yêu cầu viết những nội dung gì
HS quan sát vở mẫu
HS viết bài
d. Chấm, chữa bài: 3-5’ (10 em)
e. Củng cố, dặn dò : 1-2’
Nhận xét kết quả chấm bài.
 Về nhà viết nốt phần còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docg.a Tuan 4.doc