TẬP ĐỌC
Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.(SGK/tr55).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời kể và lời của nhân vật.
- Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt.
+ Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
- Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng ông nằm. ra khỏi nhà” (SGK/tr55).
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài Gà Trống và Cáo
HS TLCH, nhận xét bạn đọc- GV nhận xét cho điểm.
Sáng: Tuần 6 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010. Chào cờ Tập đọc Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.(SGK/tr55). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời kể và lời của nhân vật. - Đọc hiểu: +Từ : dằn vặt. + Nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của mình. - Giáo dục ý thức học tập, sống có ý thức trách nhiệm với mọi người. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Bước vào phòng ông nằm... ra khỏi nhà” (SGK/tr55). 3.Hoạt động dạy học chủ yếu : A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài Gà Trống và Cáo HS TLCH, nhận xét bạn đọc- GV nhận xét cho điểm. B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : b, Nội dung chính: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.( đọc 3 lần) ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK) GV đọc mẫu toàn bài. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Cho HS đọc bài- Trả lời câu hỏi SGK.( Giúp HS tìm ý của mỗi đoạn) ý1: An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông. ý2: Chuyện xảy ra khi An-đrây-ca về nhà. ý 3 : An-đrây-ca tự dằn vặt mình. - GV nêu câu hỏi gợi ý giúp HS tìm ý nghĩa của bài. - HS nhắc lại ý nghĩa . HĐ3: Luyện đọc lại. Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài. HS bình chọn giọng đọc hay. C. Củng cố, dặn dò: - Em học tập được điều gì ở cậu béAn-đrây-ca? - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài :Chị em tôi. Chiều: Tiếng việt ( ôn ) Luyện đọc diễn cảm bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. 1. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS , đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn, xúc động, thể hiện sự ân hận , dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời kể và lời của nhân vật, đọc phân vai. - HS nhớ lại nội dung bài đọc. - Giáo dục ý thức luyện đọc, sống trung thực, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người, nghiêm khắc với bản thân. 2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ2 : Định hướng nội dung: Luyện đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành luyện đọc: GV cho HS yếu đọc lại từ khó, câu khó, HSKG đọc lại toàn bài nâng cao yêu cầu đọc diễn cảm. Với HS trung bình: chỉ yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đã học. HSKG đọc diễn cảm toàn bài, đọc phân vai. - Phân tích những diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây-ca thể hiện qua lời nói cà hành động? HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS nêu lại tên bài , cách đọc (đã nêu ở tuần bài học ngày thứ hai). HS thực hành luyện đọc theo yêu cầu của GV. VD : Từ : An-đrây-ca, khóc nấc lên, hoảng hốt, cứu nổi......Câu hội thoại : - Không,/ con không có lỗi.// Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.// Ông đã mất/ từ lúc con vừa ra khỏi nhà.// ( Giọng người mẹ dịu dàng, an ủi). HS thực hành bắt phiếu đọc bài, đoạn bài, TLCH. HS thực hành luyện đọc theo cặp, đọc phân vai: người dẫn truyện, người mẹ, An-đrây-ca. VD : An-đrây-ca là một cậu bé ngây thơ: bạn rủ đá bóng, quên lời mẹ dặn.... 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Luyện đọc thêm ở Sáng: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 Luỵên từ và câu. Tiết 11: Danh từ chung và danh từ riêng (SGK tr/57). 1.Mục tiêu: - HS nhận biết danh từ chung, danh từ riêng dựa theo dấu hiệu và ý nghĩa của chúng. - Rèn kĩ năng xác định và viết đúng danh từ chung, danh từ riêng. - Giáo dục ý thức học tập, biết tôn trọng mọi người qua cách viết tên riêng của người. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 /tr 57. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Danh từ gì? choVD? HS nhắc lại kiến thức đã học. VD : áo, mẹ, học sinh, Thuý... B.Nội dung chính: a, Giới thiệu bài: (Từ phần KT). b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định và thực hành các yêu cầu trong phần nhận xét. I – Nhận xét : GV cho HS đọc thông tin phần nhận xét , tìm các từ chỉ sự vật theo nghĩa, phân tích sự khác nhau về nghĩa của các cặp từ : sông/ Cửu Long; vua/ Lê Lợi. -Nhận xét cách viết: Cách viết các từ trên có gì khác nhau? II – Ghi nhớ : SGK/tr 57. III- Luyện tập : Bài 1 : Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: GV cho HS ghi theo cột DTC, DTR. - Nhận xét cách viết các danh từ chung, danh từ riêng có trong bài? Bài 2 : Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp. Họ và tên các bạn là DTC hay DTR ? Vì sao? HSKG có thể viết nhiều hơn trong cùng thời gian làm bài HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành. HS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét, tìm các từ theo nghĩa : a, sông; b, Cửu Long; c, vua; d, Lê Lợi. a, sông : tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn (viết thường) Cửu Long : tên riêng của một dòng sông. (viết hoa)....(tương tự). HS đọc, nhắc lại, tìm ví dụ minh hoạ. HS đọc đoạn văn, ghi các DTC, DTR vào VBT, chữa bài trên bảng. VD : DTC : núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh , nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa. DTR : Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. HS viết và giới thiệu về tên bạn của mình Họ và tên người là DTR của một người cụ thể, phải viết hoa họ, tên, tên đệm. VD : Phạm Văn Thạch, Đặng Phương Thảo.... C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt danh từ chung, danh từ riêng? Cho VD minh hoạ. - Nhận xét giờ học.- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Trung thực- Tự trọng. Chính tả (Nghe -Viết) Tiết 6: Người viết truyện thật thà.(SGK tr 56) 1-Mục tiêu: - HS nghe-viết đúng, trình bày đẹp bài Người viết truyện thật thà. - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. 2.Chuẩn bị: Sổ tay chính tả của HS. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết từ : Lao xao. leng keng, lời giải, tấm lòng B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nôi dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết, tìm hiểu lại nội dung. - Nêu nội dung mẩu truyện? GV hướng dẫn HS viết từ khó( dựa vào nghĩa của từ hoặc dựa vào phương thức tạo từ). GV hướng dẫn học sinh cách trình bày. GV đọc chính tả cho HS viết, mỗi bộ phận câu đọc hai lượt. GV đọc cho HS soát lỗi. GV chấm 7- 8 bài. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , viết lại những chữ sai trong bài, sửa lỗi trong sổ tay chính tả. Bài 3a: GV cho HS thi tìm từ theo nhóm. HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào phương thức ghép. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả. - Ban – dắc là một nhà văn viết truyện nổi tiếng.. ông là người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối. Từ : + Pháp , Ban-dắc : tên riêng nước ngoài. HS viết hoa mỗi chữ đầu câu, lùi vào đầu dòng một ô khi bắt đầu đoạn. HS viết bài. HS soát lỗi. HS đổi vở soát lỗi. HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. VD : (viết) chuyện : Sửa lại là (viết) truyện. a, suôn sẻ, sỗ sàng, se sẽ... b, xôn xao, xì xào, xinh xắn... C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài. - Chuẩn bị bài : Gà Trống và Cáo. Chiều: Tiếng việt ( ôn) Luyện tập : Danh từ. 1. Mục tiêu : - Củng cố kiến thức về danh từ : Danh từ là những từ chỉ : người, vật, hiện tượng, đơn vị hoặc khái niệm. ệưèn kĩ năng nhận biết được danh từ trong câu, đặt câu với danh từ. - Giáo dục ý thức tự giác học tập. 2. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn văn. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học. HĐ2 : Định hướng nội dung: - Danh từ là gì? - Vận dụng các kiến thức đã học , xác định danh từ trong câu, đoạn, đặt câu, viết đoạn với danh từ cho trước. HĐ3 :Tổ chức cho HS thực hành . Bài 1 : Tìm 5 danh từ cho mỗi nhóm : + Danh từ chỉ người. + Danh từ chỉ vật. + Danh từ chỉ hiện tượng. + Danh từ chỉ khái niệm. + Danh từ chỉ đơn vị. Bài 2 : Đặt câu với một danh từ thuộc mỗi nhóm trên. ( GV cho HS nêu miệng, nhận xét câu về nghĩa và ngữ pháp). Bài 3 : Xác định các danh từ có trong đoạn văn sau, phân loại danh từ theo nhóm đối tượng. ( bảng phụ). Bài 4 : Viết một đoạn văn nói về mái trường thân yêu của em. Chỉ rõ danh từ có trong đoạn văn em vừa viết. (HSTB - yếu có thể chỉ cần đặt câu, HSKG viết thành đoạn văn). HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. - Danh từ là từ chỉ người, sự vật... VD : danh từ chỉ người : mẹ, thầy giáo.... HS thực hành theo yêu cầu của GV, chữa bài. HS làm theo nhóm tiếp sức: - cô giáo, bố, thầy thuốc.... - cái quạt, đèn bin... - mưa , nắng, gió, bão, sấm... - đạo đức, nhân cách, lối sống... - con, cây, rặng, dãy... VD : Cô giáo em rất hiền. - Cơn mưa ùn ùn kéo đến làm bà con tất tả chạy mưa. VD : Mấy chú nhái bén nhảy loạn xạ trên khóm lá khoai. Bác cua đồng giương đôi mắt lồi, khua khua cái càng ra chiều thôi đừng nhảy nữa. Chị châu chấu tò mò dừng lại trên cọng cỏ, nhìn xem lớp học nhái đang làm gì? Cả một khoảng ao sôi động hẳn lên bởi vũ điệu giờ chơi của nhái bén. HS viết đoạn, đọc bài. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Ôn bài. – Chuẩn bị giờ học sau : Danh từ chung, danh từ riêng. Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010. Kể chuyện Tiết 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (SGK tr.49). 1.Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện,đoạn truyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng. - Rèn kĩ năng kể và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện. - Giáo dục lối sống trung thực, thật thà, biết tôn trọng mình và tôn trọng mọi người. 2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể lòng tự trọng. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước. HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện. B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài. GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện. GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : - Thế nào là tự trọng? - Nêu tên một số câu chuyện về lòng tự trọng đã được nghe, được đọc? GV hướng dẫn HS nói từng phần: a, Giới thiệu câu chuyện: b, Kể thành lời : + Mở đầu câu chuyện. + Diễn biến của câu chuyện. + Kết thúc câu chuyện. GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần. GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện: + Kể theo cặp. + Kể trớc lớp đoạn truyện, câu chuyện. GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể. HS đọc lại đề bài : Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc. HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện. HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn. HS kể chuyện theo cặp. HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về lòng tự trọng, tôn trọng bản thân mình và tôn trọng mọi người. HS bình chọn giọng kể hay. C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Chuẩn bị bài sau : Lời ước dưới trăng. Sáng: Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn Tiết 11: Viết thư. (Trả bài) 1. Mục tiêu: - HS nhận biết và đánh giá đúng kết quả bài viết của mình. - Rèn kĩ năng thực hành phân tích kết quả bài làm, phát hiện và sửa lỗi về cấu trúc, nội dung, cách diễn đạt.... - Giáo dục ý thức tự giác học tập, tinh thần học hỏi cầu tiến. 2. Chuẩn bị: GV hệ thống kết quả bài làm của HS. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước. B. Nội dung chính : HS nhắc lại đề bài và yêu cầu khi làm bài. a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài. b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm : c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi. GV cùng HS sửa lỗi : - Bố cục bài văn viết thư gồm mấy phần? - Nêu nội dung từng phần? GV cho HS nói lại từng phần của bức thư sau khi đã sửa lỗi. * Lỗi dùng từ : Cô thân mến! ** Lỗi ngữ pháp : Cô có khoẻ không cháu vẫn khoẻ. ***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung. d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS tiết trước). HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học. * Kết quả : Giỏi : Trung bình: Khá : Yếu: HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi. - ...ba phần : mở đầu, nội dung chính, kết thúc bức thư. - Mở đầu : Ghi thời gian, địa điểm, lòi chào đầu thư. - Cô kính yêu ( yêu quý, xa nhớ...!) - Dạo này sức khoẻ của cô thế nào? Cháu và cả nhà vẫn khoẻ...... - Mỗi đoạn văn nêu một nội dung : Đoạn văn nêu lí do, mục đích viết thư : Đoạn văn thăm hỏi, thông báo; Đoạn văn chúc mừng.... C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện Luyện từ và câu Tiết12: Mở rộng vốn từ : Trung thực - Tự trọng.(SGK/tr62) 1.Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống, mở rộng vốn từ theo chủ điểm Măng mọc thẳng. - Rèn kĩ năng tìm từ, hiểu nghĩa từ, sử dụng từ,điền từ, đặt câu. - Giáo dục lối sống trung thực, biết tôn trọng mình và mọi người. 2.Chuẩn bị: Bảng nhóm ghi bài 3/tr 63. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Hệ thống lại một số từ đã học thuộc chủ đề Trung thực-Tự trọng. Đặt câu với từ vừa nêu. HS nhắc lại kiến thức đã học. VD : thật thà, trung thực, tự trọng... Trung thực là đức tính quý của con người. B.Nội dung chính: HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện yêu cầu bài tập. GV cho HS đọc, xác định nội dung , yêu cầu của bài tập, thực hành. HĐ2 : Tổ chức chữa bài tập. Bài 1: Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau: GV cho HS đọc bài đã điền, nêu nội dung bài? - Em hiểu nghĩa của từ tự kiêu....là gì?( HSKG). Bài 2 : Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau: HS kiểm tra bằng cách hỏi lại nghĩa của từ. Bài 3 + 4 : Xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung ( Kết hợp đặt câu). GV cho HS thi theo nhóm, xếp từ đúng, nhanh. HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thực hành. HS đọc lần 1 định hướng ; đọc lần 2 điền từ ; đọc lại lần 3 kiểm tra từ đã điền, tìm hiểu nội dung bài. Thứ tự từ cần điền : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. Tự kiêu : kiêu căng, tự đánh giá mình cao hơn người khác. Nội dung bài : Cậu học trò ngoan. VD : Trung thành : một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó.... a, Trung có nghĩa là “ ở giữa” : trung thu, trung bình, trung tâm. b, Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên. C. Củng cố, dặn dò: - Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Chiều : TIếng việt( ÔN ) Luyện tập: Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng 1.Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống, mở rộng vốn từ theo chủ điểm Măng mọc thẳng. - Rèn kĩ năng thực hành, hiểu nghĩa từ, sử dụng từ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề. - Giáo dục lối sống trung thực, biết tôn trọng mình và mọi người. 2.Chuẩn bị: Nội dung ôn luyện. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học HĐ2 : GV nêu định hướng ôn tập. Hệ thống hoá các từ thuộc chủ đề : Trung thực-Tự trọng Thực hành làm các bài tập tìm từ, hiểu nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn. HĐ3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài: Bài1 : Nhớ và ghi lại các từ đã học thuộc chủ đề Trung thực-Tự trọng. Phân nhóm các từ theo yêu cầu sau: + Đồng nghĩa với trung thực, tự trọng: + Trái nghĩa với trung thực, tự trọng: - Hiểu thế nào là tự trọng (HSKG). Bài 2 : Đặt câu với ít nhất hai từ thuộc mỗi nhóm nêu trên. GV cho HS viết vào vở, 1 HS nêu từ – 1 HS đặt câu. Bài3 : Viết một đoạn văn theo chủ đề Măng mọc thẳng trong đó có sử dụng một số từ ngữ ở bài tập 2. GV chấm, chữa một số bài, tuyên dương HS có bài viết tốt, đúng chủ đề. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS định hướng nội dung nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng thực hành. VD : thẳng thắn ; chính trực.... Tô Hiến Thành là một người chính trực. Từ đồng nghĩa với trung thực, tự trọng. Từ trái nghĩa với trung thực, tự trọng. thật thà, thật tâm, trung thành, thành thật, trung nghĩa.... dối trá, lừa đảo, bịp bợm, gian lận, gian ngoan, lừa bịp.... VD : dối trá : Những lời nói dối trá của nó đã làm nố mất đi lòng tự trọng của mình. HS viết bài, đọc bài, chữa bài. HSTB-yếu có thể chỉ viết theo từng câu. HSKG viết cả bài, đọc bài minh hoạ. 4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn Tiết 12: Luyyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. 1. Mục tiêu:- HS kể được câu chuyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện, hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện. - Rèn kĩ năng thực hành xây dựng đoạn văn kể chuyện, câu văn mạch lạc, ý văn rõ ràng, ngôn ngữ kể có hình ảnh, sinh động. - Giáo dục ý thức học tập, sống trung thực , không tham lam. 2 . Chuẩn bị : Tranh minh hoạ truyện kể. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra:- Đọc lại thư chúc mừng sinh nhật. B. Bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài tập. Bài 1 : Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh , kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. GV cho HS ghi các ý truyện vào VBT, trao đổi theo cặp, trình bày trước lớp. - Hiểu thế nào là tiều phu? GV đặt câu hỏi giúp đỡ HS yếu hoàn thành cốt truyện. - Khi rìu bị văng xuống sông, thái độ của chàng trai thế nào, chàng đã nói gì? Bài 2 : Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. GV cho HS đọc phần gợi ý. GV cho HS khá giỏi nói miệng một, hai đoạn- HS TB yếu học tập cách phát triển đoạn văn. - Khi trình bày đoạn văn cần chú ý điều gì? HS yếu có thể chỉ cần viết một đoạn truyện hoàn chỉnh. HSKG có thể viết cả bài. GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh- Nêu ý nghĩa câu chuyện? HS đọc bài, nhận xét cấu trúc bức thư, nội dung. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc, phân tích đề bài thực hiện yêu cầu của giờ học. HS kể từng sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện. HS thực hành tập kể chuyện theo từng đoạn, viết lại đoạn văn kể chuyện trong vở, đổi vở giúp nhau chữa bài. - Mỗi đoạn văn trong bài kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện. - Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. HS chỉ tranh, kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - ...khuyên con ngưòi phải biết sống trung thực, không tham lam... C.Củng cố, dặn dò : - Kể chuyện cho cả nhà nghe. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị cho giờ sau: Lời ước dưới trăng . Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 7 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 7, đề ra phương hướng hoạt động tuần 8. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ. 2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Chi đội thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành chi đội. - Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập của đôi bạn cùng tiến.Tiêu biểu : Lành – Hải. * Tồn tại: - Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Giang, Hanh. - Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả, còn có hiện tượng mất trật tự. - Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm: Linh, Nguyệt. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-10 – Ngày phụ nữ Việt Nam. - Chuẩn bị tốt cho cuộc thi Đọc hay-Viết đẹp do tổ 4+5 tổ chức vào cuối tháng 10. - Tiếp tục thu, nộp các khoản quỹ đầu năm. - Thanh toán các loại quỹ với nhà trường. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Tài liệu đính kèm: