Giáo án Tập đọc 4 - Trường Tiểu học Long Hậu 3

Giáo án Tập đọc 4 - Trường Tiểu học Long Hậu 3

Tập đọc (Tiết 1 )

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I - MỤC TIÊU:

-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn)

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu.

-Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát vui.

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4.( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều).

 

doc 131 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4 - Trường Tiểu học Long Hậu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tập đọc (Tiết 1 ) 
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 
I - MỤC TIÊU:
-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trò, Dế Mèn)
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu. 
-Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. 
Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4.( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều).
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 
b. Luyện đọc: 
+Nhận xét, hướng dẫn sửa lỗi cho HS (phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi.)
+Kết hợp giải nghĩa từ: ngắn chùn chùn (rất ngắn, trông khó coi ), cô đơn (một mình lặng lẽ.) 
- GV đọc diễn cảm : giọng chậm rãi.
c. Tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1 ý nói gì ?
+ YC HS đọc thầm đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
* Đoạn 2 ý nói gì?
+YC HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào?
* Đoạn 3 nói gì?
+YC HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Những cử chỉ và lời nói nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
+ YC HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
* Đoạn 4 nói gì?
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói lên điều gì?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.(Đọc chậm đoạn tả hình dáng, lời kể NhàTrò với giọng đáng thương, giọng Dế Mèn giọng mạnh mẽ):Năm trước...kẻ yếu
	- GV đọc mẫu
	- GV theo dõi, uốn nắn, sửa chữa.
 -Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 - Nhận xét,sửa chữa.
+HS khá giỏi đọc toàn bài, xem tranh SGK
+HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài 
+Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện ) 
+Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò ) 
+Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò ) 
+ Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của NhàTrò )
-Học sinh đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1 
+ Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
+Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.)
* Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của Nhà Trò.
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt
* Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp.
+Lời nói của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm.
+Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ che chở : dắt Nhà Trò đi.
+HS trả lời
* Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
-Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
.
-Từng cặp HS luyện đọc (Nhìn bảng phụ)
-Một vài HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét,chọn bạn tốt.
4. Củng cố: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?
5. Tổng kết dặn dò: 
 Nhận xét tiết học.
 Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
 Chuẩn bị bài tiếp theo Mẹ ốm.
 THỨ TƯ 	 Tập đọc (Tiết 2)
MẸ ỐM 
I - MỤC TIÊU:
+Đọc rành mạch ,rõ ràng; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
+Hiểu ND của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lởi câu 1,2,3;thuộc ít nhất 1 khổ thơ.)
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4 và 5 cần hướng dẫn đọc diễn cảm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS ĐỌC NỐI TIẾP TOÀN BÀI DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BÀI ĐỌC.
GV nhận xét.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học bài Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa. Đây là bài nói lên tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng sâu nặng hơn cả là tình cảm của con đối với mẹ. 
b. Luyện đọc: 
+ Sửa lỗi phát âm, nghỉ hơi đúng
+
+GV giải thích thêm một số từ như Truyện Kiều (truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều.)
- GV đọc diễn cảm giọng nhẹ nhàng, tình cảm. c. Tìm hiểu bài:
+Khổ 1,2: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì:Lá trầu khô...sớm trưa
+Khổ 3: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với người mẹ được thể hiện qua những câu thơ nào?
+Khổ 4,5,6,7:Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ được bộc lộ qua những chi tiết nào ?
+ Mẹ có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ như thế nào ?. 
* Hãy tìm nội dung bài thơ ?
 d.Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Dùng bảng phụ chọn khổ 4 và 5 để HS đọc diễn cảm.
	- GV đọc mẫu
-Tổ chức thi đọc diễn cảm .
 +Tổ chức thi đọc thuộc lòng .
+HS khá giỏi đọc toàn bài,xem tranh SGK
+HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
-Khổ 1,2: giọng trầm, buồn
-Khổ 3: giọng lo lắng
-Khổ 4,5:giọng vui
-Khổ 6,7:giọng thiết tha
+HS đọc phần chú giải.
+HS luyện đọc theo cặp.
+ 1,2 HS đọc.
Các nhóm đọc thầm,trả lời
+ Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm.
+Cô bác xóm làng đến thăm; Người cho trứng, người cho cam; Anh y sĩ đã mang thuốc vào
+Cả đời đi nắng đi sương...tập đi
Vì con...nếp nhăn,mẹ vui con có quản gì;ngâm thơ,kể chuyện,múa ca,con mong mẹ khỏe
+Mẹ là đất nước,tháng ngày của con.
*Vài HS nêu ND.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm
- Nhẩm HTL từng khổ,cả bài.
4. Củng cố: HS nêu ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.)
5. Tổng kết dặn dò: 
 Nhận xét tiết học.
 Về học thuộc lòng bài thơ .
 Chuẩn bị phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 
 THỨ HAI Tập đọc (Tiết 3 )
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾP THEO)
I - MỤC TIÊU:
+Đọc rành mạch , trôi chảy ,giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
+. Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh( trả lời CH 1,2,3 .HSkhá giỏi CH 4).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh học nội dung bài học.
Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Một HS đọc bài thơ Mẹ ốm và trả lời nội dung bài đọc.
Một HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và nêu ý nghĩa truyện.GV nhận xét phần KT.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Bài học các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò
b. Luyện đọc:
+Sửa lỗi phát âm , giọng đọc câu hỏi , câu cảm .
-Giải nghĩa TN ( nếu có)
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ Tìm hiểu đoạn 1: Trận địa mai phục của bọn nhện như thế nào? 
* Tìm ý 1 ?
+ Tìm hiểu đoạn 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
(
 * Tìm ý 2 ?
+ Tìm hiểu đoạn 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
 * Tìm ý 3 ?
+HS trao đổi câu hỏi 4 để đặt danh hiệu cho Dế Mèn? 
 + Nêu ND bài ?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (Từ trong hốc đá..vòng vây đi không.)
 - GV đọc mẫu (diễn cảm )
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
-HS khá giỏi đọc toàn bài,xem tranh SGK .
+HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
+Đoạn 1: Bốn dòng đầu (trận mai phục của bọn nhện )
+Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện )
+Đoạn 3: Phần còn lại (Kết thúc câu chuyện )
-Đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
+(Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong hang đá với dáng vẻ hung dữ )
* Trận địa mai phục của bọn nhện .
+ Lời lẽ rất oai, giọng thách thức: muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn mày, ta.
Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn raoai bằng hành động tỏ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.)
* Dế Mèn ra oai với bọn nhện .
+Dế Mèn phân tích bằng cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ , không quân tử , rất đáng xấu hổ ; đồng thời đe dọa chúng .
* Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải .
+ Dành cho HS khá giỏi .
 Hiệp sĩ .
+Vài HS nêu .
HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
Các nhóm đọc thầm.
+ Từng cặp HS luyện đọc 
+ Vài HS thi đọc diễn cảm .	-
4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
5. To ... á giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
+ Ở nhà vua – quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm. 
+ Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở . 
+ Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi , cuống quá nên đứt giải rút .
- Vì những chuyện ấy ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh : trong buổi thiết triều nghiêm trang , nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm , quan coi vườn ngự uyển đang giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo , chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút . 
- Nhìn thẳng vào sự thật , phát hiện những chuyện mâu thuẫn , bất ngờ , trái ngược với cặp mắt vui vẻ .
- Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ , tươi tỉnh , hoa nở , chim hót , những tia nắng mặt trời nhảy múa , sỏi đá reo vang dưới những bánh xe . 
- HS luyện đọc diễn cảm , đọc phân vai .
- Nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Con chim chiền chiện .
Tập đọc (Tiết 66) Tuần : 33
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai, ba khổ thơ).
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , đoạn trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2 )
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Bài thơ con chim chiền chiện miêu tả hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay lượn , ca hát giữa bầu trời cao rộng . Bài thơ gợi cho người đọc những cảm giác như thế nào ?
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? 
- Tìm những từ ngữ và chi tiết vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ? 
- Mỗi khổ thơ trong bài có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện . Em hãy tìm những câu thơ đó ? 
- Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào ?
=> Nêu đại ý của bài ? Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV HD học sinh đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ. Giọng đọc hồn nhiên , vui tươi , chú ý ngắt giọng các khổ thơ.
.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ . 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa , giữa một không gian rất cao , rất rộng .
- Con chim chiền chiện bay lượn rất tự do : 
+ Lúc sà xuống cánh đồng .
+ Lúc vút lên cao . 
- Chim bay lượn tự do nên Lòng chim vui nhiều , hót không biết mỏi 
+ Khổ 1 : Khúc hát ngọt ngào . 
+ Khổ 2 : Tiếng hót lonh lanh 
 Như cành sương khói .
+ Khổ 3 : Chim ơi , chim nói 
 Chuyện chi , chuyện chi ? 
+ Khổ 4 : Tiếng ngọc trong veo 
 Chim gieo từng chuỗi. 
+ Khổ 5 : Đồng quê chan chứa 
 Những lời chim ca.
+ Khổ 6 : Chỉ còn tiếng hót 
 Làm xanh da trời .
- cuộc sống rất thanh bình , hạnh phúc . 
- cuộc sống rất vui , rất hạnh phúc . 
làm em thấy yêu cuộc sống , yêu những người xung quanh .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm va học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị : Ai có tính hài hước , người đó sẽ sống lâu hơn
Tập Đọc ( Tiết 67 ) Tuần : 34
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I - MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khốt.
- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : HS đọc bài Con chim chiền chiện.
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần.
+Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu.
+Đoạn 3: Còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị. 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? 
 - Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
 - Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 - Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 
 - Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
 - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? 
 - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
=> ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Tiếng cười .mạch máu.
- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm .
- Chuẩn bị : “Aên mầm đá”
Tập đọc ( Tiết 68 ) Tuần : 34
ĂN “MẦM ĐÁ”
I - MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hĩm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thơng minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ
HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học.
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong.
+Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu.
+Đoạn 4: phần còn lại. 
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
 - Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào?
Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? 
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
=> Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thơng minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.
 d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thấy chiếc lọ .vừa miệng đâu ạ.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
 - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn.
- Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm.
 - Chúa không được ăn món mầm đá, vì thực ra không hề có món đó.
- Là người thông minh ..
- GV đọc mẫu
- Từng cặp HS luyện đọc 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Học sinh đọc 
4. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm .
- Chuẩn bị : “Ôn tập”
.
ÔN THI CUỐI HỌC KÌ II
Tuần 35
-------------------------------------------------
Từ tiết 1- tiết 8 : Theo sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc