I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch,trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
- Phát hiện được những lời nói,cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn;bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
-Thể hiện sự cảm thông: Biết cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
-Xác định gíá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân từ đó biết giúp đỡ người khác.
-Tự nhận thức về bản thân: hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh.
II/ CHUẨN BỊ
Học sinh: SGK , đọc trước bài.
Giáo viên: SGK,Giáo án
- Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh Dế Mèn .Nhà Trò,truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- Băng giấy viết đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc ‘’Năm trước Vặt cánh ăn thịt em”
Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy ......./......./.......... TUẦN : 01 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 01 BÀI: : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU: - Đọc rành mạch,trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công. - Phát hiện được những lời nói,cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn;bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: -Thể hiện sự cảm thông: Biết cảm thông với hoàn cảnh của người khác. -Xác định gíá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân từ đó biết giúp đỡ người khác. -Tự nhận thức về bản thân: hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh. II/ CHUẨN BỊ Học sinh: SGK , đọc trước bài. Giáo viên: SGK,Giáo án - Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh ảnh Dế Mèn .Nhà Trò,truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Băng giấy viết đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc ‘’Năm trước Vặt cánh ăn thịt em” III. PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC : -Hỏi – đáp -Thảo luận nhóm -Đóng vai (đọc theo vai) IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4.( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều). 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Khám phá: - Cho HS quan sát tranh Nhà Trò,truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Trong tranh có những ai? - Nội dung tranh nói lên điều gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. b. Kết nối: b. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện ) +Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò ) +Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò ) Đoạn 4: Phần còn lại (lời Nhà Trò ) +Kết hợp giải nghĩa từ: ngắn chùn chùn (rất ngắn, trông khó coi ), cô đơn (một mình lặng lẽ.) GV nhận xét, hướng dẫn sửa lỗi cho HS (phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi.) - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn c. Tìm hiểu bài: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? (Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội.) HS đọc thầm đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp như thế nào? HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Những cử chỉ và lời nói nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra; hành động bảo vệ che chở : dắt Nhà Trò đi.) HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? c. Thực hành: d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.(Đọc chậm đoạn tả hình dáng, lời kể NhàTrò với giọng đáng thương, giọng Dế Mèn giọng mạnh mẽ) - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc (Nhìn bảng phụ) -Một vài HS thi đọc diễn cảm (GV theo dõi, uốn nắn, sửa chữa.) - HS quan sát. -Học sinh đọc 2-3 lượt. - Học sinh đọc. - HS đọc phần giải nghĩa. - Học sinh đọc. -Các nhóm đọc thầm. - Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và 1 HS khác trả lời - nhận xét - 4 học sinh đọc 4. Vận dụng: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? 5. Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị đọc tiếp theo của câu chuyện sẽ được học trong tuần 2. Điều chỉnh, bổ sung. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy ......./......./.......... TUẦN : 01 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 02 BÀI: : MẸ ỐM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài: - Biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm - Hiểu ND của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm .(trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.) * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: -Thể hiện sự cảm thông: Biết cảm thông với nỗi dau của người thân. -Xác định gíá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân từ đó biết giúp đỡ mẹ. -Tự nhận thức về bản thân: hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh. II/ CHUẨN BỊ Học sinh: SGK , đọc trước bài. Giáo viên: SGK,Giáo án Tranh minh hoa nội dung bài học trong SGK. Vật thực một cơi trầu. Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn hs đọc. III. PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC : -Trải nghiệm -Trình bày ý kiến cá nhân IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc nối tiếp toàn bài và trả lời nội dung bài đọc. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Khám phá: Hôm nay các em sẽ được học bài Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa. Đây là bài nói lên tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng sâu nặng hơn cả là tình cảm của con đối với mẹ. b. Kết nối: HS nối tiếp nhau đọc toàn bài HS đọc phần chú giải. GV giải thích thêm một số từ như Truyện Kiều (truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều.) - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn * Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. Những câu thơ sau muốn nói điều gì? Lá trầu khô giữa khơi trầu Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? HS đọc toàn bài thơ và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Mong mẹ chóng khoẻ: Con mong mẹ khoẻ dần dần Không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có sướng gì, Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca. Mẹ có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ: Mẹ là đất nước tháng ngày cho con. c. Thực hành: * Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + Dùng bảng phụ chọn khổ 4 và 5 để HS đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. - Hs thực hiện Các nhóm đọc thầm. 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời 3 học sinh đọc - HS khá, giỏi 4. Vận dụng: - Em đã làm những việc gì chăm sóc ông bà, cha mẹ khi bị ốm. - HS nêu ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.) 5. Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Điều chỉnh, bổ sung. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy ......./......./.......... TUẦN : 02 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 03 BÀI: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TT) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế mèn. (trả lời các câu hỏi trong SGK) * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: -Thể hiện sự cảm thông: Biết cảm thông bênh vực các em nhỏ. -Xác định gíá trị: có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân từ đó biết giúp đỡ người khác. -Tự nhận thức về bản thân: hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh minh hoa nội dung bài học trong SGK.Giấy khổ to(hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc. - Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. III. PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC : -Hỏi – đáp -Thảo luận nhóm -Đóng vai (đọc theo vai) IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Một HS đọc bài thơ Mẹ ốm và trả lời nội dung bài đọc. Một HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và nêu ý nghĩa truyện. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Khám phá: Bài học các em học tiếp hôm nay sẽ cho chúng ta thấy cách Dế Mèn hành động để trấn áp bọn nhện, giúp Nhà Trò b. Kết nối: * Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS ) Đoạn 1: Bốn dòng đầu (trận mai phục của bọn nhện ) Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo (Dế Mèn ra oai với bọn nhện ) Đoạn 3: Phần còn lại (Kết thúc câu chuyện ) +Kết hợp giải nghĩa từ: - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn * Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. Tìm hiểu đoạn 1: Trận địa mai phục của bọn nhện như thế nào? Tìm hiểu đoạn 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ sức mạnh quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.) Tìm hiểu đoạn 3: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện ra lẽ phải? Dế Mèn kết luận và đe doạ: Thật đáng xấu hổ, có phá hết vòng vây hay không? Bọn nhện đã hành động như thế nào? YC HS đặt danh hiệu cho Dế Mèn? c. Thực hành: *Hướng dẫn đọc diễn cảm: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. (Có khen ngợi và giúp đỡ HS đọc chưa đúng.) + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (Từ trong hốc đá..vòng vây đi không.) - GV đọc mẫu (diễn cảm ) -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. - Một hai học sinh đọc cả bài. Học sinh đọc 2 lượt mỗi lượt 3 học sinh đọc. - Học sinh luyện đọc theo cặp. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. - HS trao đổi câu hỏi 4 để đặt danh hiệu cho Dế Mèn? (hiệp sĩ.) 3 học sinh đọc -HS đọc -HS đọc HS khá, giỏi 4. Vận dụng: - Nêu ... đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài? Câu : Nếu chúng mình có phép lạ. Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì? Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? Khổ 1: cây mau lớn để cho quả. Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khô 3: trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. - Hãy giải thích ý nghĩa của những câu nói sau: Ước “không còn mùa đông” Ước “hóa trái bom thành quả ngọt” - Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ? Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. -Học sinh thi đọc thuộc lòng. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Lắng nghe Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS trả lời. 4 học sinh đọc Học sinh đọc - HS nhận xét -phát biểu - HS đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu HS đọc HS thực hiện HS luyện đọc HS khá, giỏi HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ. 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa của bài thơ (Ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn.) 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh Điều chỉnh, bổ sung. . Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy ......./......./.......... TUẦN : 08 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 16 BÀI: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc rành mạch, trôi chảy ; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng). - Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm đế ước mơ của cậu bé Lái, làm cho câu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. (trả lời được các CH trong SGK) - Biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. II – CHUẨN BỊ Tranh minh học trong SGK.-Đọc trước bài ở nhà. III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và TLCH trong SGK. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Giới thiệu bài: Đôi giày ba ta màu xanh. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi. +Đoạn 2: đoạn còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: ba ta, vận đông, cột. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn Đọc và tìm hiểu đoạn 1: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Nhân vật “tôi ” là ai? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? - Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp? - Tại sao tác giả lại chọn cáh đó - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận được đôi giày? d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời. – nhận xét - HS trả lời Hoạt động nhóm đôi Đại diện nhóm trả lời – nhận xét 3 HS Lắng nghe - HS thi đọc – nhận xét -HS khá, giỏi 4. Củng cố: - Em có nhận xét gì về chị phụ trách Đội. 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Thưa chuyện với mẹ Điều chỉnh, bổ sung. Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN : 09 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 17 BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc rành mạch, trôi chảy ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu ND: Cương mơ ước thành thợ rèn để kiếm sống nên thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (Trả lời được các CH trong SGK) - Yêu thích môn học. * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Thương lượng (thương lượng giữa mẹ Cương và Cương) Giao tiếp Lắng nghe tích cực (Lắng nghe lời nói của người khác) II – CHUẨN BỊ Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông. SGK, đọc trước bài. III. PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC : Đóng vai-Trình bày 1 phút-Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin IV - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Khám phá : Qua những bài đã học: “Nếu chúng mình có phép lạ”, “Đôi giày ba ta màu xanh”, các em thấy rằng ai cũng có những ước mơ. Qua bài học hôm nay, các em sẽ được biết ứơc mơ của bạn Cương. Đó là ước mơ gì? Chúng ta cùng tìm hiểu. => Ghi tựa. b. Kết nối: b. Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến một nghề để kiếm sống. +Đoạn 2: phần còn lại. +Kết hợp giải nghĩa từ: cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ? Cương thương mẹ vất vả, muốn tìm một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. - Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương là dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. - Yêu cầu HS đọc toàn bài - Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con? +Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. +Cử chị của mẹ: Xoa đầu Cương khi thấy Cương rất thương mẹ. +Cử chỉ của Cương : Mẹ nêu lí do phản đối, em nắm tay mẹ, nói thiết tha c. Thực hành: * Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: : “Cương thấy nghèn nghẹn .. đốt cây bông.” - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. - HS đọc theo cặp - HS đọc lại bài. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS đọc đoạn 1. Học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời. HS đọc toàn bài Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng.Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dễ dàng, âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái. - 3 học sinh đọc theo cách phân vai. - HS đọc – nhận xét HS đọc Từng cặp thi – nhận xét HS khá, giỏi 4. Củng cố: - Ý nghĩa của bài? (Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng. ) 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Điều ước của vua Mi-đát Điều chỉnh, bổ sung. Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN : 09 MÔN : TẬP ĐỌC TIẾT: 18 BÀI: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc rành mạch, trôi chảy ; Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi- đát, lời phán oai vệ của thần Đi- ô- ni- dốt). - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại lợi ích cho con ngừơi. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). - Ham thích môn học. II – CHUẨN BỊ - Tranh minh học trong SGK. III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Thưa chuyện với me và trả lời câu hỏi trong SGK. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn nữa. +Đoạn 2: tiếp theo đến để cho tôi được sống. +Đoạn 3: phần còn lại. +Kết hợp giải nghĩa từ: khủng khiếp, phán. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài giọng phân biệt lời nhân vật. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Vua Mi đát xin thần Đi ô dốt điều gì? +Làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng. - Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? +Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là ngưới sung sướng nhất trên đời . Tại sao vua Mi đát lại xin thần Đi –ô- ni - dốt lấy lại điều ước? +Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì, tất cả thức ăn, thức uống của nhà vua khi đụng vào đều biến thành vàng. - Vua Mi đát đã hiểu điều gì? - Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Mi đát..ước muốn tham lam” - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. - Học sinh đọc 2-3 lượt. - Học sinh đọc. - HS nêu nghĩa từ - nhận xét - HS đọc - HS đọc - Lắng nghe Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS đọc đoạn 1 HS đọc đoạn 2 - HS đọc đoạn 3 - HS trả lời tự do 3 học sinh đọc theo cách phân vai. - Lắng nghe Đọc theo cặp-nhận xét - HS khá, giỏi - HS khá, giỏi 4. Củng cố: - Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? (Người nào có lòng tham vô đáy như nhà vua Mi - đát thì không bao giờ hạnh phúc...) 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập, Ông trạng thả diều Điều chỉnh, bổ sung.
Tài liệu đính kèm: