TẬP ĐỌC :
Tiết 27 : CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung bài : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.Trả lời các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài TĐ SGK/135.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa bài TĐ và hỏi. Tuổi thơ ai trong chúng ta cũng có rất nhiều đồ chơi. Mỗi đồ chơi đều có một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng. Bài tập đọc hôm nay các em sẽ làm quen với Chú Đất Nung.
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 TẬP ĐỌC : Tiết 27 : CHÚ ĐẤT NUNG I. MỤC TIÊU : - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). - Hiểu nội dung bài : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.Trả lời các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa bài TĐ SGK/135. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : BÀI CŨ: Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài. * GV nhận xét, ghi điểm. B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Treo tranh minh họa bài TĐ và hỏi. Tuổi thơ ai trong chúng ta cũng có rất nhiều đồ chơi. Mỗi đồ chơi đều có một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng. Bài tập đọc hôm nay các em sẽ làm quen với Chú Đất Nung. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC a) Luyện đọc - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). - Gọi HS giải nghĩa từ ở phần chú giải. - Tìm và luyện đọc câu khó: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu. Chú bé ngạc nhiên / hỏi lại. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. + Đoạn 1 : Tết Trung thu ... đi chăn trâu. + Đoạn 2 : Cu Chắt ... lọ thủy tinh. + Đoạn 3 : Còn một mình ... đến hết. - YC HS luyện đọc theo cặp HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. b) Tìm hiểu bài - YC HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi. - HS đọc thầmvà trả lời câu hỏi. + Cu Chắt có những đồ chơi nào ? + Cu Chắt có các đồ chơi : một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. + Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ? - Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son và một bên là chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy. + Chàng kị sĩ cưỡi ngựa tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp Tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu. - YC HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? + Cu Chắt cắt đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng. + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau ntn ? + Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. - Chuyện gì sẽ xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình ? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại. - 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Vì sao chú bé Đất lại ra đi ? + Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. + Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? + Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm. + Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ? + Ông chê chú nhát. + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ? + Theo em, hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? Vì sao ? + Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát. + Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích. - HS phát biểu. - Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng : Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. - Lắng nghe. - Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ? - Tượng trưng cho gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. c) Đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm). - 4 HS đọc truyện theo vai. - Luyện đọc diễn cảm đoạn: Ông hòn Rấm cườichú thành Đất Nung. - HS luyện đọc theo nhóm 3 HS. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét và cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : Nêu nội dung bài? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? Bài sau : Chú đất nung (tt) ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: