Giáo án Tập đọc - Cái gì quý nhất

Giáo án Tập đọc - Cái gì quý nhất

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý thức được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II. ĐDDH: + GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc. HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân

 -3HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH ở SGK. Giáo viên nhận xét, cho điểm.

2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi

HĐ1:Luyện đọc:1HS đọc bài-GV chia đoạn

- Đoạn 1 : Một hôm . sống được không ? - Đoạn 2 : Quý, Nam phân giải.

- Đoạn 3 : Phần còn lại.

- Yêu cầu3 học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn(2 lượt).

- Sửa lỗi đọc cho học sinh. Kết hợp giải nghĩa từ

- HS đọc theo cặp-1HS đọc bài

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.(Giọng kể chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật)

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Cái gì quý nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 TẬP ĐỌC 
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
SGK/84 TGDK:35’ 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý thức được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II. ĐDDH: + GV: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 -3HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH ở SGK. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
HĐ1:Luyện đọc:1HS đọc bài-GV chia đoạn	 
- Đoạn 1 : Một hôm ... sống được không ? - Đoạn 2 : Quý, Nam  phân giải.
- Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Yêu cầu3 học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn(2 lượt).
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. Kết hợp giải nghĩa từ 
- HS đọc theo cặp-1HS đọc bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.(Giọng kể chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật)
HĐ2: Tìm hiểu bài (thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm bàn).
Câu 1 : Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
	(Giáo viên ghi bảng)
	Hùng : quý nhất là lúa gạo.
	Quý : quý nhất là vàng.
	Nam : quý nhất là thì giờ.
Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3.
Câu 3 : Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? Lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa quý – Người lao động tạo ra lúa gạo, vàng bạc, nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc và thì giờ chỉ trôi qua một cách vô vị mà thôi, do đó người lao động là quý nhất.
Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe nhận xét.
Giảng từ: tranh luận – phân giải.
Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
Câu 4 : Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
Giáo viên nhận xét.Nội dung bài: Người lao động là quý nhất
HĐ3: đọc diễn cảm : 5HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. Học sinh thảo luận cách đọc diễn cảm đoạn trên bảng “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm.
Rèn đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”
3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng Dặn dò: Xem lại bài + luyện đọc diễn cảm. Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau “.
 IV/Phần bổ sung: 	
 CHÍNH TẢ 
 TIẾNG ĐÀN BA – LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ 
 SGK/85 TGDK:35’
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.ĐDDH: 	
+ GV: Giấy A 4, viết lông.
+ HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 2 nhóm học sinh thi viết tiếp sức đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uyêt
Giáo viên nhận xét.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
Hoạt động 1 : Nêu mục tiêu bài học : Phân biệt âm đầu l/ n âm cuối n/ ng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ. 
Giáo viên gợi ý học sinh nêu cách viết và trình bày bài thơ.
+ Bài có mấy khổ thơ?	 + Viết theo thể thơ nào? 	+ Những chữ nào viết hoa?
+ Viết tên loại đàn nêu trong bài thơ? 	+ Trình bày tên tác giả ra sao?
Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết của học sinh.HS viết bài. 1 học sinh đọc và soát lại bài chính tả.
Từng cặp học sinh bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả.
Giáo viên chấm một số bài chính tả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập.
Bài 2:Yêu cầu đọc bài 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai mà nhanh thế?”
HS trao đổi,tìm từ trong nhóm, viết vào giấy khổ to.HS trình bày, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 3a: Yêu cầu đọc bài 3a
Giáo viên yêu cầu các nhóm tìm nhanh các từ láy ( Trò chơi tiếp sức).Tổng kết cuộc thi, 1HS đọc lại .Cả lớp viết vào vở.
Giáo viên nhận xét.
3.Hoạt động cuối cùng
Thi đua giữa 2 dãy tìm nhanh các từ láy có âm cuối ng.
Dặn : Ôn lại và chuẩn bị bài ôn tập
IV/ Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN 
SGK/86 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1, BT2).
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. 
II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 Học sinh sửa bài tập, học sinh lần lượt đọc phần đặt câu.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
• Giáo viên nhận xét, đánh giá 
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm: Thiên nhiên”. 
Hoạt động 2: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Thiên nhiên”, biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi).
 * Bài 1: Học sinh đọc bài 1(2HS đọc nối tiếp từng đoạn). 
	* Bài 2: 2, 3 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm 
– Nhóm trao đổi, thảo luận. Học sinh ghi những từ ngữ tả bầu trời 
– Từ nào thể hiện sự so sánh – Từ nào thề hiện sự nhân hóa.
 Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem
Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc / cao hơn 
• Giáo viên gợi ý học sinh chia thành 3 cột.
• Giáo viên chốt lại:
+ Những từ thể hiện sự so sánh.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
+ Những từ ngữ khác .
 Hoạt động 3: Hiểu và viết đoạn văn nói về thiên nhiên.
 	 Bài 3: - 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
• Giáo viên gợi ý học sinh dựa vào mẫu chuyện “Bầu trời mùa thu” để viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở ( 5 câu) có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
Học sinh làm bài- HS đọc đoạn văn Cả lớp bình chọn đoạn hay nhất Giáo viên nhận xét .
• Giáo viên chốt lại.
3. Hoạt động cuối cùng Chuẩn bị: “Đại từ” Nhận xét tiết học
IV/Phần bổ sung:	
 KỂ CHUYỆN 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
SGK/87 TGDK:35’
Đề bài : Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác 
I. Mục tiêu: 
- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương (hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Yêu quê hương – đất nước từ yêu những cảnh đẹp quê hương.
II. ĐDDH: 
+ GV: Sư tầm những cảnh đẹp của địa phương.
+ HS: Sư tầm những cảnh đẹp của địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 Kể lại chuyện em đã được nghe, được đọc nói về mối quan hệ giữa con người với con người.
Giáo viên nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ).
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
v Hoạt động 1 Nêu mục đích yêu cầu của bài học
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Đề bài: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
1 học sinh đọc đề bài – Phân tích đề bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác
Học sinh lần lượt nêu cảnh đẹp đó là gì? Cảnh đẹp đó ở địa phương em hay ở nơi nào?
Học sinh lần lượt nêu lên cảnh đẹp mà em đã đến – Hoặc em có thể giới thiệu qua tranh.
vHoạt động 3: Thực hành kể chuyện.
Giáo viên sẽ xếp các em theo nhóm. Học sinh ngồi theo nhóm từng cảnh đẹp. Nhóm hội ý chọn ra 1 bạn kể chuyện.
Thảo luận theo câu hỏi a, câu hỏi b
Đại diện trình bày (đặc điểm).
Lần lượt học sinh kể lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em đã chọn (dựa vào dàn ý đã gợi ý sau khi nêu đặc điểm).
Có thể yêu cầu học sinh kể từng đoạn.
Cả lớp nhận xét (theo nội dung câu a và b). Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Giáo viên chốt lại bằng dàn ý sơ lược.
1/ Giới thiệu chuyến đi đến nơi nào? Ở đâu?
2/ Diễn biến của chuyến đi.
+ Chuẩn bị lên đường.
+ Cảnh nổi bật ở nơi đến.
+ Tả lại vẻ đẹp và sự hấp dẫn của cảnh.
+ Kể hành động của những nhân vật trong chuyến đi chơi (hào hứng, sinh hoạt).
3/ Kết thúc: Suy nghĩ và cảm xúc của em.
 3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng
 Nhận xét, tuyên dương. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học
IV/Phần bổ sung: 	
 TẬP ĐỌC	 
 ĐẤT CÀ MAU 
SGK/88 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm được bài văn; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Học sinh yêu quý thiên nhiên và sự kiên cường của người dân nơi đây 
BPHT : GV cho HS xem vị trí của Cà Mau trên bản đồ .
II. ĐDDH: + GV: Tranh phóng to “ Đất cà Mau “.
 + HS: Sưu tầm hình ảnh về về thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 GV bốc thăm số hiệu chọn bạn may mắn. Học sinh lần lượt đọc cả đoạn văn.
Học sinh đặt câu hỏi – học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
Hoạt động 1: Luyện đọc
1 HS đọc GV : Chia đoạn : 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu  nổi cơn dông - Đoạn 2: Cà Mau đất xốp . Cây đước -Đoạn 3: Còn lại 
3 học sinh lần lượt đọc từng đoạn (2lượt ).Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.Kết hợp giải nghĩa từ:
Giảng từ: phũ , mưa dông , sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát
HS đọc theo cặp
Giáo viên đọc mẫu (giong to vừa đủ nghe, chậm rãi, thể hiện niềm tự hoà, khâm phục ).
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm và cho biết mỗi đoạn tác giả miêu tả sự vật gì? GV ghi bảng 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. - Giới thiệu tranh vùng đất Cà Mau
+ Câu hỏi 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ? Em hãy hình dung cơn mưa “hối hả”hãy đặt tên cho đoạn văn này 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao ? Giới thiệu tranh về cảnh cây cối mọc thành chòm, thành rặng
+ Người dân Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ?
Giáo viên chốt- Giáo viên cho học sinh nêu ý 2.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 3: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3.( thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người)
Luyện đọc diễn cảm cả 2 đoạn.
Yêu cầu học sinh nêu ý chính cả bài.
 Hoạt động 3: đọc diễn cảm
Nêu giọng đọc. -Chậm rãi, tình cảm nhấn giọng hay kéo dài ở các từ ngữ gợi tả. GV đọc mẫu
Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng đoạn. 
Cả lớp nhận xét – Chọn giọng đọc hay nhất. Giáo viên nhận xét.
3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng Thi đua: Ai đọc diễn cảm hơn. Mỗi tổ chọn 1 bạn thi đua đọc diễn cảm.
 Chọn bạn hay nhất. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên – Yêu mến cảnh đồng quê.	 
Trình bày Nội dung bài 
IV/Phần bổ sung:	
 TẬP LÀM VĂN	 
 LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN 
SGK/89	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
-Giáo dục học sinh thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận
II. ĐDDH: + GV: Bảng phụ viết sẵn bài 3a. + HS: Giấy khổ A 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 Cho học sinh đọc đoạn Mở bài, Kết bài. - Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được cách thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi học sinh qua việc đưa những lý lẽ dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục.
 Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Cả lớp đọc thầm bài tập đọc “Cái gì quý nhất?”.5HS đọc nối tiếp.
Tổ chức thảo luận nhóm.Các bạn Hùng, Quý ,Nam tranh luận về vấn đề gì?Ý kiến mỗi người như thế nào?Mỗi bạn đưa ra lí lẻgì để bảo vệ ý kiến của mình?Thầy đã lập luận như thế nào?Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?Qua câu chuyện các bạn , em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì?
Đại diện nhóm trình bày theo ba ý song song.
Cử 1 bạn đại diện từng nhóm trình bày phần lập luận .Các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn cả lớp trao đổi ý kiến theo câu hỏi bài 1.
Giáo viên chốt lại.
 Bài 2:1HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập-Nhóm trao đổi , dóng vai các bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến của mình trong nhóm. HS trình bày – HS nhận xét. GV nhận xét , bổ sung ý kiến
 Giáo viên hướng dẫn để học sinh rõ “lý lẽ” và dẫn chứng.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
vHoạt động 2: Nắm được cách sắp xếp các điều kiện thuyết trình tranh luận về một vấn đề.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài.
Các nhóm làm việc.
Lần lượt đại diện nhóm trình bày.Khi thuyết trình, tranh luận để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
Giáo viên chốt lại.
Giáo viên nhận xét cách trình bày của từng em đại diện rèn luyện uốn nắn thêm.
3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng Học sinh tự viết bài 3a vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận (tt) ”.
Nhận xét tiết học. 	 
IV /Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ĐẠI TỪ 
SGK/ 90	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1, BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
- Có ý thức sử dụng đại từ hợp lí trong văn bản.
II. ĐDDH: 	+ GV: Viết sẵn bài tập 3 vào giấy A 4.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 - 2, 3 học sinh sửa bài tập 3. 2 học sinh nêu bài tập 4.
 Nhận xét đánh giá.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
vHoạt động 1: Nhận biết đại từ trong các đoạn thơ.
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm
Học sinh nêu – Cả lớp theo dõi.
+ Từ “nó” trong đề bài thay cho từ nào?
+ Sự thay thế đó nhằm mục đích gì?
+ Những từ in đậm trong 2 đoạn văn trên được dùng để làm gì?
+ Những từ đó được gọi là gì? • Giáo viên chốt lại.
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét.
+ Từ “vậy” được thay thế cho từ nào trong câu a?
+ Từ “thế” thay thế cho từ nào trong câu b?
• Giáo viên chốt lại:
• Những từ in đậm thay thế cho động từ, tính từ ® không bị lặp lại ® đại từ.
+ Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
vHoạt động 2: Luyện tập nhận biết đại từ trong các đoạn thơ, bước đầu biết sử dụng các đại từ thích hợp
 Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? 
Học sinh nêu – Cả lớp theo dõi.
• Giáo viên chốt lại:...biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
 Bài 2:Học sinh đọc yêu cầu bài 1.HS tự làm bài theo hướng dẫn-1HS lên bảng làm . Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai?
· Giáo viên chốt lại.
 Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài 3 và nội dung của bài.HS làm việc theo cặp- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh-GV cùng HS nhận xét , sửa chữa, kết luận lời giải đúng.
+ Động từ thích hợp thay thế.
+ Dùng từ nó thay cho từ chuột.
3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng
Nhận xét tiết học Chuẩn bị: “Ôn tập”. Học nội dung ghi nhớ . 
IV/Phần bổ sung:	
TẬP LÀM VĂN ( Dạy lớp 5A )
 LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN 
SGK/91	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Giáo dục học sinh biết vận dụng lý lẽ và hiểu biết để thuyết trình, tranh luận một cách rõ ràng, có sức thuyết phục .
II. ĐDDH: 	+ GV: Giấy khổ A 4.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân
 Điều kiện thuyết trình tranh luận về một vấn đề? Khi thuyết trình, tranh luận để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi
vHoạt động 1: Thực hiện Bài tập 1
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh biết dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện (có nội dung tranh luận) để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
 Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu học sinh nêu thuyết trình tranh luận là gì?
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật?
+ Ý kiến của em như thế nào?
+ Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật
Giáo viên chốt lại.
vHoạt động 2: Thực hiện bài tập 2
Mục tiêu : Hướng dẫn học sinh bước đầu trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng có khả năng thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng”. 
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm. Mỗi dãy đưa một ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm.
• Gợi ý: Học sinh cần chú ý nội dung thuyết trình hơn là tranh luận.
Học sinh trình bày thuyết trình ý kiến của mình một cách khách quan để khôi phục sự cần thiết của cả trăng và đèn.
Trong quá trình thuyết trình nên đưa ra lý lẽ: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra – hay chỉ có ánh sáng đèn thì nhân loại có cuộc sống như thế nào? Vì sao cả hai đều cần?
3.Hoaït ñoäng cuoái cuøng
Thi đua tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.”
Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát. - Chuẩn bị: “Ôn tập”. - Nhận xét tiết học
 IV/Phần bổ sung: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A TIẾNG VIÊT.doc