Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 7: Trận bóng dưới lòng đường - Trường TH Minh Đạo

Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 7: Trận bóng dưới lòng đường - Trường TH Minh Đạo

I/ Mục tiêu :

A. TẬP ĐỌC

1. Kiến thức : Nắm được nghĩa của các từ mới: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương . Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa của chuyện :

(Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng)

2. Kỹ năng : Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: dẫn bóng, ngần ngừ, sững lại, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới . Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật. Bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

3. Thái độ : Có ý thức tôn trọng luật giao thông. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 7: Trận bóng dưới lòng đường - Trường TH Minh Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH ĐẠO
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn:TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN / TUẦN 7 
Tiết :
Bài : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
 	Ngày thực hiện :______/_____/2004
I/ Mục tiêu :
A. TẬP ĐỌC
Kiến thức : Nắm được nghĩa của các từ mới: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa của chuyện :
(Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng)
Kỹ năng : Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng: dẫn bóng, ngần ngừ, sững lại, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật. Bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
Thái độ : Có ý thức tôn trọng luật giao thông. Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.
B. KỂ CHUYỆN
1. Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của
 một nhân vật. 
Kỹ năng : Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
Thái độ Có ý thức tôn trọng luật giao thông. Không được chơi bóng dưới lòng đường
 vì dễ gây tai nạn.
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Học sinh : SGK
III/ Các hoạt động dạy và học :
Khởi động: (1’) Hát 
Kiểm tra bài cũ : (5’) Gọi 4 HS đọc thuộc lòng một đoạn của bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét bài. 
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
Giới thiệu bài : Qua tranh minh họa trong SGK, GV giới thiệu bài tập đọc : “Trận bóng dưới lòng đường”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
 GV đọc mẫu : Chú ý giọng đọc thể hiện giọng nhanh, dồn dập : Đoạn 1, 2 và nhịp chậm hơn : đoạn 3. Nhấn giọng các từ gợi tả.
a) Luyện đọc từng câu :
- GV mời học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm).
- Mời HS nhận xét. 
- GV ghi các từ HS nêu lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng chuẩn.
- Tiến hành tương tự với những câu còn lại.
b) Luyện đọc từng đoạn :
- Bài này chia làm mấy đoạn ?
Đoạn 1 : “Trận đấu  tán loạn”.
Đoạn 2 : “Nhưng  bỏ chạy”.
Đoạn 3 : “Từ một  cháu xin lỗi cụ”.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi ở câu có nhiều dấu phẩy.
- HS 1 đọc đoạn 1 :
- Kết hợp giải nghĩa từ : Cánh phải, cầu thủ, đối phương, húi cua. 
- HS 2 đọc đoạn 2:
- Đính bảng phụ ghi câu dài, hướng dẫn HS nghỉ hơi giữa các cụm từ.
- “Quả bóng vút lên/, nhưng lại đi chệch lên vỉa hè/ và đập vào đầu 1 cụ già//”
- 1 HS lên bảng sổ dọc, ngắt nhịp. 
- Giải nghĩa từ “khung thành”.
- GV nhận xét, khen nhóm có cách ngắt hơi đúng.
 - HS 3 đọc đoạn 3
+ Các em lưu ý câu văn : “Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế//”
- Mời 1 HS lên bảng ngắt nhịp.
Hướng dẫn đọc đoạn 1:
Khi đọc cần thể hiện nhấn giọng các từ: cướp, bấm nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần ngừ, dốc bóng, chúi, sững lại. 
- GV tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2).
c) Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3 trong 3 phút.
- GV quan sát từng nhóm.
- Cho HS thi đọc giữa các nhóm.
Mời các nhóm tham gia đọc.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
a) Đoạn 1 : 
- Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
GV nhận xét và chốt ý : Quang mãi mê đá bóng suýt nữa tông vào xe máy, bác đi xe nổi nóng làm cho cả bọn sợ chỉ được 1 lúc, và chuyện gì xảy ra ở đoạn 2. Cô mời 1 bạn đọc đoạn 2. 
b) Đoạn 2 : 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ?
- Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
GV nhận xét và chốt ý : Khi gây ra tai nạn cả bọn trẻ đều bỏ chạy hết, chỉ còn Quang ở lại và Quang ân hận điều gì ? 
c) Đoạn 3 :
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
GV nhận xét và chốt ý : Quang hối hận khi mình gây ra tai nạn cho ông cụ, nào ngờ người bị tai nạn chính là ông của mình. 
- Vậy câu chuyện này khuyên em điều gì ?
GV nhận xét, chốt ý và ghi ý chính của bài lên bảng. : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn cho chính mình và cho người qua đường. Người lớn cũng như trẻ em đều phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng .
Trò chơi giữa giờ
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- Gọi 3 HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc diễn cảm đoạn 4 : Đọc đúng câu cảm : “Thật là quá quắt!” (giọng bực bội). “Ông ơi! // cụ ơi! // Cháu xin lỗi cụ.// (lời nói ngắt quãng, cảm động)
- Đọc theo vai. (HS đứng tại chỗ đọc)
* Tổ chức thi đọc truyện theo vai. 
GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay sau mỗi lần đọc.
 Hoạt động 4 : Kể chuyện
GV giao nhiệm vụ : 
Trong phần kể chuyện hôm nay, mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện và kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
Hướng dẫn kể :
* Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
+ Kể đoạn 1 : Theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
 + Đoạn 2 : Theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi.
 + Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.
- Hướng dẫn HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập “nhập vai” một nhân vật để kể chuyện.
- Một HS kể mẫu 1 đoạn theo lời 1 nhân vật.
- Mời 3, 4 HS thi kể. 
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện.
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi do phát âm.
- HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa rõ, chưa chính xác.
- HS luyện đọc từ.
- HS trả lời.
- 3 HS đọc. Nhận xét.
- HS luyện đọc câu.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét 
- HS nêu phần chú giải.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách ngắt nghỉ hơi (dùng bút chì làm dấu trong sách)
- HS đọc lại câu văn trên bảng.
- HS nêu phần chú giải. 
- HS tập đặt câu với 
“ khung thành”.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc và nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách ngắt nghỉ hơi.
- Một HS lên sổ dọc thể hiện cách ngắt hơi trên - 
HS nhận xét. 
- Đại diện nhóm đọc câu.
- Vài HS đọc lại câu. Nhận xét
- HS xung phong đọc.
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc. (Mỗi em đọc một đoạn). HS nghe bạn đọc và góp ý.
- HS tham gia. 
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- HS nhắc lại ý chính của bài.
- 3 HS đọc. 
- Đọc theo nhóm (HS tự phân vai và đọc).
- Các nhóm thi đua đọc hay.
- HS quan sát và nêu nội dung tranh.
- HS nhẩm kể chuyện.
- HS tập kể chuyện.
- HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- HS tham gia. 
- Nhận xét. 
- HS tập kể.
SGK
SGK
Bảng phụ.
Bảng phụ.
Củng cố: (2’) GV hỏi : Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? - Em đã học tập được
điều gì từ câu chuyện ?
 - GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: (1’) + Bài tập : Về nhà đọc lại bài nhiều lần. 
 + Chuẩn bị : Xem trước bài “Lừa và ngựa”.
Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_khoi_3_tuan_7_tran_bong_duoi_long.doc