Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 8: Các em nhỏ và cụ già - Trường TH Minh Đạo

Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 8: Các em nhỏ và cụ già - Trường TH Minh Đạo

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc

1. Kiến thức : Nắm được nghĩa của các từ mới: sếu, u sầu, nghẹn ngào.

Hiểu được nội dung, ý nghĩa của chuyện : Mọi người trong một cộng đồng phải quan tâm, giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

2. Kỹ năng : Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng : sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. Biết đọc đúng các kiểu câu: câu kể và câu hỏi.

3. Thái độ : Biết quan tâm đến những người xung quanh.

B. Kể chuyện

1. Kiến thức : Dựa vào trí nhớ, kể lại câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.

2. Kỹ năng : Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn tiến câu chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

3. Thái độ : Biết quan tâm đến những người xung quanh.

 

doc 4 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc & Kể chuyện Khối 3 - Tuần 8: Các em nhỏ và cụ già - Trường TH Minh Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH ĐẠO
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN / TUẦN 8 
Tiết :
Bài : CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 	Ngày thực hiện : ______/____/2004
I/ Mục tiêu :
A. Tập đọc 
Kiến thức : Nắm được nghĩa của các từ mới: sếu, u sầu, nghẹn ngào. 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của chuyện : Mọi người trong một cộng đồng phải quan tâm, giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kỹ năng : Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng : sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. Biết đọc đúng các kiểu câu: câu kể và câu hỏi.
Thái độ : Biết quan tâm đến những người xung quanh.
B. Kể chuyện
1. Kiến thức : Dựa vào trí nhớ, kể lại câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ. 
Kỹ năng : Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, giọng kể tự nhiên phù hợp với diễn tiến câu chuyện. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
3. Thái độ : Biết quan tâm đến những người xung quanh.
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Học sinh : SGK
III/ Các hoạt động dạy và học :
Khởi động : (1’) Hát 
Kiểm tra bài cũ : (5’) Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ : “Bận”. 
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét bài.
Bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ĐDDH
1’
20’
Giới thiệu bài: Qua tranh minh họa trong SGK, GV giới thiệu bài tập đọc : “Các em nhỏ và cụ già”.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc
GV đọc mẫu : Chú ý giọng đọc thể hiện rõ giọng người dẫn chuyện, giọng ông cụ và cách đọc câu hỏi của các bạn nhỏ trong câu chuyện.
a) Luyện đọc từng câu :
- GV mời HS đọc nối tiếp nhau từng câu. 
- GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm.
- Mời HS nhận xét (khi phát hiện từ bạn đã phát âm sai).
- GV ghi các từ HS nêu lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng chuẩn.
- Tiến hành tương tự với những câu còn lại.
b) Đọc từng đoạn trước lớp :
- Bài này chia làm mấy đoạn ? (5)
+ Đoạn 1 : “Mặt trời  ríu rít”.
+ Đoạn 2 : “Bỗng các em  xem đi”.
+ Đoạn 3 : “Các em  được đâu”.
+ Đoạn 4 : “Cụ ngừng lại  lòng nhẹ hơn”
+ Đoạn 5 : “Đám trẻ  ra về”
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi ở câu có nhiều dấu phẩy.
* Yêu cầu HS 1 đọc đoạn 1 :
- Trong đoạn 1 có từ “đàn sếu” -> ghi bảng.
- “ Đàn sếu” nghĩa là gì ?
* HS 2 đọc đoạn 2 :
- Đính bảng phụ ghi câu dài, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ.
“ Bỗng các em dừng lại/ khi thấy một cụ già/ đang ngồi ở vệ cỏ ven đường” 
- GV nhận xét, khen nhóm đọc ngắt, nghỉ hơi đúng.
- GV giải nghĩa từ “u sầu” 
* HS 3 đọc đoạn 3
* HS 4 đọc đoạn 4
- GV giải nghĩa từ “nghẹn ngào”
Hướng dẫn đọc đoạn 2: Các câu hỏi của các bạn nhỏ khi đọc cần đọc cao giọng.
- GV tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp lần thứ 2.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm :
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 5 trong 3 phút.
- GV quan sát từng nhóm. 
d) Thi đọc giữa các nhóm :
Mời các nhóm tham gia đọc.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
a) Đoạn 1 và 2: 
- Các bạn nhỏ đi đâu ?
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
GV nhận xét và chốt ý : Khi thấy nét mặt ông cụ u sầu, các bạn nhỏ muốn giúp đỡ ông cụ. Vậy các bạn giúp đỡ ông cụ bằng cách nào, cô mời 1 bạn đọc đoạn 3 và 4. 
b) Đoạn 3 và 4: 
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
GV nhận xét và chốt ý : Ông cụ cảm thấy rất vui vì nỗi buồn của ông cụ được chia sẻ và có người cùng trò chuyện. 
c) Đoạn 5:
- Em có thể chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý trong SGK ? 
- Vậy câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
GV nhận xét, chốt ý và ghi ý chính của bài lên bảng : Mọi người trong một cộng đồng phải quan tâm, giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy bớt những lo lắng, buồn phiền và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trò chơi giữa giờ
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại
- Gọi 3 HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng các kiểu câu.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 (Lời thoại, câu hỏi và câu cảm)
* Tổ chức thi đọc truyện.
- GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. 
Hoạt động 4 : Kể chuyện
 - Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và tập kể lại câu chuyện theo lời kể của bạn nhỏ.
 Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo lời của bạn nhỏ trong truyện.
a) Mời 1 HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện, trước khi kể cần nói rõ em đóng vai bạn nào? 
b) Từng cặp HS tập kể câu chuyện theo lời nhân vật.
c) Vài HS thi kể trước lớp 
- GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện.
* Tổ chức cho HS thi kể tiếp nối nhau.
d) Mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp. 
- Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi do phát âm.
- HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa rõ, chưa chính xác.
- HS luyện đọc từ.
- HS trả lời.
- HS luyện đọc câu có nhiều dấu phẩy.
- HS đọc – nhận xét
- HS nêu phần chú giải.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách ngắt nghỉ hơi (dùng bút chì làm dấu trong sách)
- Đại diện nhóm đọc câu.
- Một HS lên sổ dọc thể hiện cách ngắt hơi trên bảng phụ.
- HS nêu phần chú giải 
- HS đọc – nhận xét.
- HS nêu phần chú giải 
- HS tập đặt câu với từ “nghẹn ngào”.
- HS đọc - nhận xét.
- HS luyện đọc.
HS luyện đọc (mỗi em đọc một đoạn). HS nghe bạn đọc và góp ý.
HS tham gia. 
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm rồi trả lời.
- HS trả lời
- HS nhắc lại ý chính của bài.
- 3 HS đọc
- Đọc theo nhóm ( HS tự phân vai và đọc).
- Các nhóm thi đua đọc hay.
- HS kể mẫu.
- HS nhẩm kể chuyện.
- HS tập kể theo nhóm đôi.
- HS tham gia.
- HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- HS tập kể toàn bộ câu chuyện. 
Nhận xét. 
SGK
SGK
Bảng lớp.
Bảng phụ.
Củng cố: (2’) Em đã học tập được điều gì từ câu chuyện ? 
- Các em đã bao giờ làm được việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn
lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong chuyện chưa ?
 - GV nhận xét tiết học.
Dặn dò: (1’) + Bài tập : Về nhà đọc lại bài nhiều lần. 
 	+ Chuẩn bị : Xem trước bài tập đọc “Tiếng ru”
Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy : 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_khoi_3_tuan_8_cac_em_nho_va_cu_gia.doc