Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 25: Giọng quê hương - Năm học 2004-2005

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 25: Giọng quê hương - Năm học 2004-2005

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, nén nỗi xúc động, rớm lệ.

 -Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

 B Kể Chuyện

 1. Rèn kĩ năng nói :Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 2. Rèn kĩ năng nghe :

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 25: Giọng quê hương - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25	 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2004
 	 Tập đọc – kể chuyện
 GIỌNG QUÊ HƯƠNG
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 -Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, nén nỗi xúc động, rớm lệ.
 -Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. 
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 -Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
 B Kể Chuyện
 1. Rèn kĩ năng nói :Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
 2. Rèn kĩ năng nghe :
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV nhận xét bài kiểm tra định kì giữa kì I.
 TẬP ĐỌC
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Quê hương là cánh đồng lúa , là những cây đa cổ thụ, là những con trâu nằm dài trên bãi cỏ. Những hình ảnh này làm con người thêm gắn bó với quê hương. Đọc câu chuyện Giọng quê hương của nhà văn Thanh Tịnh các em sẽ hiểu rõ hơn về điều này.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài : giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn
văn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
-GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất.
 -HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Đọc đúng các từ: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, nén nỗi xúc động, rớm lệ.
 -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau 
-Các nhóm đọc đồng thanh từng đoạn.
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-1 HS đọc câu hỏi ,các HS khác trả lời
 1.Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? (Cùng ăn với ba người thanh niên)
 2 Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?( Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền ở nhà thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn)
3. Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?(Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung)
 4. Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? ( Những người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ)
5. qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương?(Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi/ Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương)
- HS mỗi nhóm tự phân vai và đọc truyện.
 KỂ CHUYỆN
 1
 2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hướng dẫn kể chuyện theo tranh.
-Ỵêu cầu HS quan sát tranh và nhìn tranh kể lại câu chuyện.
-GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
-HS nghe yêu cầu.
-HS quan sát tranh minh hoạ. Một vài HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
-Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể một đoạn của câu chuyện.
-3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh.
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện..
-Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
-GV nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc25.doc