I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng :
+ Các từ : miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, hằng nghĩ, bảy mươi.
- Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ)
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
-Hiểu các từ ngữ trong bài( sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh)
-Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 4 HS đọc thuộc lòng bài Cảnh đẹp non sông và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Tiết 33 Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2004 Tập đọc LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng : + Các từ : miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, hằng nghĩ, bảy mươi. - Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ) 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : -Hiểu các từ ngữ trong bài( sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh) -Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 4 HS đọc thuộc lòng bài Cảnh đẹp non sông và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI Nhà thơ Tố Hữu từng viết về tình cảm của Bác Hồ với miền Nam và của đồng bào miền Nam với Bác Hồ như sau : Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác , nỗi mong Cha Bác nghe từng bước chân tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa Bài đọc luôn nghĩ đến miền Nam mà các em học hôm nay kể lại một trong rất nhiều câu chuyện cảm động về tình cảm của Bác với đồng bào miền Namvà miền Nam với Bác. GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm ;.Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm ; ngắt nghỉ hơi rõ, dừng hơi lâu hơn ở dấu chấm lửng trong câu nói của chị cán bộ; đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm . -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu + Đọc từng đoạn trước lớp GV có thể chia bài thành 3 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến dám nhắc đến Đoạn 2: Từ Năm ấy đến vào thăm đồng bào miền Nam. Đoạn 3: còn lại. + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chốt lại câu trả lời đúng GV chốt lại: bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam. Luyện đọc lại -GV yêu cầu HS đọc từng đoạn. -GV nhận xét ,tuyên dương những cá nhân đọc diễn cảm,hay. -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -HS nối tiếp nhau từng đoạn.Chú ý ngắt nghỉ đúng ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm; biết đọc đúng giọng văn kể chuyện ( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.) -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. -1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời 1. Chị cán bộ miền Nam thưa vớiBác điều gì?(Chúng cháu đánh giắc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi) 2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào? (Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ , không sợ gian khổ , hi sinh mà chỉ sợ không được gặp Bác) 3. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Namthể hiện như thế nào? (Bác đã mệt nhưng cố nói đùa để chị cán bộ vui lòng/Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam/ Bác mệt nặng , sắp qua đời , nhưng những lúc tỉnh, vẫn hỏi tin miền Nam. Bác luôn nghĩ đến miền Nam đang chiến đấu và mong tin chiến thắng) -3 HS thi đọc trước lớp. -Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thật tốt ( diễn tả tình cảm chân thành ). IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Bài văn cho em biết điều gì? -Em biết những gì về Bác Hồ? Hãy kể cho các bạn nghe? -GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn . .
Tài liệu đính kèm: