Tiết 15 : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I - Mục đích, yêu cầu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .
- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài )
*HS khá , giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ;trả lời được CH 3
II – Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh học bài học trong SGK
III - Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra hai nhóm HS phân vai đọc và trả lời câu hỏi.
Tập đọc Tiết 15 : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I - Mục đích, yêu cầu : - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên . - Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp . ( trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài ) *HS khá , giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ;trả lời được CH 3 II – Đồ dùng dạy học: - Tranh minh học bài học trong SGK III - Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra hai nhóm HS phân vai đọc và trả lời câu hỏi. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ. b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài. Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài, chú ý ngắt nhịp thơ. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài? Câu : Nếu chúng mình có phép lạ. Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì? Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? Khổ 1: cây mau lớn để cho quả. Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khô 3: trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giời hoàbình. Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ? (HS đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu ) Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. -Học sinh thi đọc thuộc lòng. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. HS trả lời. 4 học sinh đọc Học sinh đọc 4. Củng cố: Ý nghĩa của bài thơ: ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn. 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tập đọc Tiết 16 : ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I - Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giỏng kể chậm rãi , nhẹ nhàng , hợp nội dung hồi tưởng ) - Hiểu ND : Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái , làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng ( Trả lời được các CH trong SGK ) II – Đồ dùng dạy học : Tranh minh học trong SGK. III - Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ và TLCH trong SGK. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNGCỦA HS a. Giới thiệu bài: Đôi giày ba ta màu xanh. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi. +Đoạn 2: đoạn còn lại +Kết hợp giải nghĩa từ: ba ta, vận đông, cột. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - GV đọc diễn cảm bài văn Đọc và tìm hiểu đoạn 1: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. Nhân vật “tôi ” là ai? Là một chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong. Ngày bé, chị phụ trách Đội từng ước mơ điều gì? Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị. Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng gỗ cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không? Không thể đạt được . Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - Tìm hiểu nội dung đoạn văn. Chị phụ trách Đội được giao việc gì ? Vận động Laí, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì? Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Vì sao chị biết điều đó ? Vì chị đi theo Lái trên khắp cả các đường phố. Chị đã làm gì để động viên Lái trong ngày đầu tiên tới lớp ? Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta trong buổi đầu cậu đến lớp Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? Vì ngày nhỏ chị mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như hệch Lái. Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận được đôi giày? Tay Lái run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ nhảy tưng tưng. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: “Hôm nhận... nhảy tưng tưng.” - Hai HS thi đọc diễn cảm. Học sinh đọc 2-3 lượt. Học sinh đọc. Các nhóm đọc thầm. Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời. Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời. 4. Củng cố:Em có nhận xét gì về chị phụ trách Đội. 5. Tổng kết dặn dò: Nhận xét tiết học. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: