I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó. Đọc trôi chảy được toán bài, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài thơ phù hợp với nội dung
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc ( đoạn 3 )
Tập đọc Tuổi ngựa I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó. Đọc trôi chảy được toán bài, ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài thơ phù hợp với nội dung - Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ II. Đồ dùng dạy- học. Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc ( đoạn 3 ) III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài Học sinh thực hiện yêu cầu- nhận xét 2. Dạy- Học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt học sinh đọc). Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh (nếu có) Gọi học sinh đọc phần chú giải 1 học sinh đọc thành tiếng Gọi học sinh đọc toàn bài 2 học sinh đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu, chú ý cách đọc b) Tìm hiểu bài Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ 1 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi Bạn nhỏ tuổi gì? Bạn nhỏ tuổi ngựa mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào? Tuổi ngựa không chịu ở yên một chỗ là tuổi thích đi Khổ 1 cho em biết điều gì? Khổ 1 giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa Yêu cầu học sinh đọc khổ 2 1 học sinh đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi “Ngựa con” theo ngọn gío rong chơi những đâu? “Ngựa con” rong chơi khắp nơi: qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mẹ như thế nào? Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gío của trăm miền” Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì? Khổ thơ 2 kể lại chuyện :Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió Yêu cầu học sinh đọc khổ 3 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi Điều gì hấp dẫn “ngựa con”trên những cánh đồng hoa Học sinh nêu – nhận xét Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì? Khổ thơ thứ 3 tả cảnh đẹp của đồng hoa mà “Ngựa con” vui chơi Yêu cầu học sinh đọc khổ 4 - 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi Cậu bé yêu mẹ như thế nào? Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ Gọi học sinh đọc câu hỏi 5, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Đọc và trả lời câu hỏi 5 Nội dung của bài thơ là gì? Học sinh nêu, nhận xét đọc lại Ghi nội dung chính của bài c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ 4 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc (Như đã hướng dẫn) Giới thiệu khổ thơ cần luyện đọc Học sinh luyện đọc theo cặp Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn thơ 3 đến 5 học sinh thi đọc Nhận xét và cho điểm học sinh Tổ chức cho học sinh đọc nhẩm và thuộc từng khổ thơ, bài thơ Học sinh đọc nhẩm trong nhóm Gọi học sinh đọc thuộc lòng Đọc thuộc lòng theo hình thức tiếp nối. Đọc cả bài Nhận xét và cho điểm học sinh 3. Củng cố dặn dò Hỏi: Cậu bé trong bài có tính cách gì đáng yêu Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ
Tài liệu đính kèm: