I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Đọc đúng các tiếng từ khó: sừng sững; nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang, hẳn.
+ Đọc tr5ôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng câu hỏi, câu cảm.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp nội dung, nhân vật, hiểu các từ khó trong bài.
3. Thái độ: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn, hướng dẫn luyện đọc
tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp) I. Mục tiêu: Kiến thức: + Đọc đúng các tiếng từ khó: sừng sững; nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang, hẳn. + Đọc tr5ôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng câu hỏi, câu cảm. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp nội dung, nhân vật, hiểu các từ khó trong bài. Thái độ: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. II. đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn, hướng dẫn luyện đọc Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. 1 học sinh đọc lại truyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (phần I) Lớp nhận xét, đánh giá 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: Học sinh nghe, ghi đầu bài b) Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc Cho 3 học sinh đọc bài nối tiếp nhau trước lớp kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, nghỉ đúng, đọc đúng câu hỏi, câu cảm. Học sinh đọc 3 lượt theo trình tự: Đoạn 1: Bọn Nhện ... hung dữ. Đoạn 2: Tôi ... Giã gạo. Đoạn 3: Tôi thét ... quang hẳn. Học sinh luyện đọc theo cặp Cho học sinh đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu toàn bài Học sinh đọc - lớp nhận xét. Đọc chú giải 1 học sinh đọc Học sinh nghe * Tìm hiểu bài Hỏi: truyện xuất hiện thêm nhân vật nào? Thêm bọn Nhện. Dế Mèn gặp bọn Nhện làm gì? Để đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò. * Đoạn 1: Cho học sinh đọc thầm Học sinh đọc thầm đoạn 1 Hỏi: Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? Chúng mai phục bắt Nhà trò trả nợ Cho học sinh giải nghĩa từ: sừng sững, lủng củng Sừng sững: vật to lớn đứng chắn ngang tầm nhìn. Lủng củng: Nhiều, lôn xộn không có trật tự, ngăn lắp. Cho học sinh nêu ý đoạn 1 - giáo viên ghi Học sinh nêu: Trận địa mai phục của bọn Nhện * Đoạn 2: Gọi học sinh đọc đoạn 2 1 học sinh đọc trước lớp - lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi Dế Mèn đã làm cách nào để bọn Nhện phải sợ? Thái độ bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? Học sinh trả lời - nhận xét Giáo viên tiểu kết Học sinh nghe Nêu ý đoạn 2? Dế Mèn ra oai với bọn Nhện * Đoạn 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc, sau đó giáo viên hỏi: 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải? Học sinh trả lời - nhận xét Sau lời lẽ danh thép của Dế Mèn bọn Nhện đã hành động như thé nào? Chúng sợ hãi, dạ ran, cả bọn cuống cuồng chạy dọc, chạy ngang. Cho học sinh giải nghĩa “Cuống cuồng” Cuống cuồng: vội vàng, rối rít vì quá lo lắng. Nêu ý chính đoạn 3? Học sinh nhắc lại: kết cục câu chuyện Gọi học sinh đọc câu hỏi 4 SGK 1 học sinh đọc giải nghĩa: tráng sĩ, hiệp sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, anh hùng. Giáo viên kết luận: Tất cả danh hiệu trên có thể đặt cho Dế Mèn song thích hợp nhất là danh hiệu “Hiệp sĩ” Học sinh nghe Cho học sinh nêu đại ý - giáo viên ghi. Học sinh nêu - nhắc lại. * Luyện đọc diễn cảm Cho học sinh đọc đoạn 1, 2 2 học sinh khá đọc - lớp nhận xét rút ra cách đọc hay. Để đọc 2 đoạn này hay, các em cần đọc như thế nào? Đoạn 1: Giọng chậm, căng thẳng, hồi hộp, lời Dế Mèn mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như ra lệnh. Đoạn 2: đọc giọng hả hê. Gọi học sinh đọc lại 2 đoạn Treo bảng phụ đoạn văn “từ .. đi không” Cho học sinh đọc diễn cảm, giáo viên sửa cách đọc cho học sinh Học sinh lên bảng đánh dấu 4-5 Học sinh đọc 3. Củng cố dặn dò. Gọi 1 học sinh đọc toàn bài Hỏi: Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì? Chuẩn bị bài “Truyện cổ nước mình”
Tài liệu đính kèm: