I-MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ ) và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Tập đọc Rất nhiều mặt trăng I-Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài. Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ ) và lời người dẫn chuyện. - Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. II-Đồ dùng dạy học -GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu A-Kiểm tra bài cũ: -3 HS đọc bài Trong quán ăn “ Ba cá bống” trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét cho điểm B-Dạy học bài mới: HĐ1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài bằng tranh HĐ 2-Hướng dẫn luyện đọc - 1 HS giỏi đọc bài ( Linh) - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầunhà vua. + Đoạn 2: Tiếp theo Tất nhiên là bằng vàng rồi. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 3 lượt ) -HS đọc hết lượt 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm tiếng khó trong bài: vương quốc, lo lắng, ... ; hướng dẫn HS ngắt nghỉ câu dài: “Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi ... không thể thực hiện được / ... rất xa / ... hàng nghìn lần đất nước của nhà vua “. “ Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô / nhưng cô phải cho biết / mặt trăng to bằng chừng nào. -GV kết hợp giới thiệu tranh minh họa truyện, giúp HS hiểu từ “vời” -HS luyện đọc theo cặp - Kiểm tra đại diện một số nhóm đọc. GV nhận xét, cho điểm. - Một HS khá đọc cả bài ( Hương) - GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng chậm rãi. HĐ 3: Tìm hiểu bài *Đoạn 1: HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ? + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? + Tai sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? - Đoạn 1 cho ta biết gì ? (Cả triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa ) - GV ghi ý 2: Cả triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa. -2 - 3 HS nhắc lại. *Đoạn 2: HS đọc đoạn 2, GV nêu câu hỏi để HS trả lời: + Nhà vua đã than phiền với ai ? + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ? + Tìm những chi tiết cho thấy cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ? + Đoạn 2 cho em biết gì ? ( Mặt trăng của nàng công chúa ) -GV ghi ý 2 lên bảng: Mặt trăng của nàng công chúa - 2 HS trung bình, yếu nhắc lại ( Tiến, Quân). * Đoạn 3: HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời các câu hỏi sau: + Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa ? + Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà ? + Đoạn 3 cho em biết gì ? ( Chú hề đã mang đến cho công chúa một “mặt trăng” như cô mong muốn ) -GV ghi ý 3 lên bảng: Chú hề đã mang đến cho công chúa một “mặt trăng” như cô mong muốn. - 2 HS nhắc lại. - HS đọc lướt toàn bài tìm nội dung chính của bài. - GV nhận xét ghi bảng: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. - 2 HS trung bình nhắc lại ( Hoàng, Hạnh) HĐ 4. Luyện đọc diễn cảm -3 HS đọc phân vai ( người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa) - GV hướng dẫn HS đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề vui, điềm đạm. Lời cô công chúa hồn nhiên, ngây thơ. Đoạn kết bài đọc với giọng vui, nhanh. + Đối với HS khá, giỏi: luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm đoạn: Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình ... Tất nhiên là bằng vàng rồi. + Đối với HS TB và những HS đọc yếu (Tiến, Hoàng, Hạnh) cần luyện đọc để có giọng đọc tốt hơn. - GVnhận xét, đánh giá C-Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: