Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 5: Viết thư (kiểm tra viết)

Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 5: Viết thư (kiểm tra viết)

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 5 : VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)

 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Củng cố kĩ năng viết thư: HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia

 buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, cuối thư)

 II.CHUẨN BỊ:

- Giấy viết, phong bì, tem thư

- Giấy khổ to viết tắc những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3

- VBT

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 5: Viết thư (kiểm tra viết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 5 : VIẾT THƯ (KIỂM TRA VIẾT)
 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Củng cố kĩ năng viết thư: HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia
 buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, cuối thư)
 II.CHUẨN BỊ:
Giấy viết, phong bì, tem thư 
Giấy khổ to viết tắc những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3
VBT
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1’
5’
1’
10’
20’
3’
 Khởi động: 
Bài cũ:
- Một bức thư gồm những nội dung nào?
 - phần chính gồm những nội dung nào?
- Phần cuối cần ghi những gì?
 GV nhận xét –ghi điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư để tiếp tục rèn luyện & củng cố kĩ năng viết thư. Bài kiểm tra sẽ giúp cả lớp chúng ta biết bạn nào viết được lá thư đúng thể thức, hay nhất, chân thành nhấ. 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài 
- Cho HS đọc đề bài.
- Gợi ý cho HS nhớ lại những nội dung về văn viết thơ.
- Phân tích yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS nói đề bài & đối tượng em chọn để viết thư. 
GV nhắc HS lưu ý:
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết xong thư, em cho thư vào phong bì
* Hướng dẫn HS cách ghi ngoài phong bì
 Gọi 2HS nêu lại ý chính của 1 bức thư có mấy phần ?
Hoạt động 2: HS thực hành viết thư 
Yêu cầu HS viết thư vào giấy gấp cẩn thận cho vào phong bì.
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét thái độ làm bài của HS.
- Chuẩn bị bài: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. 
Hát 
3 HS lên bảng trả lời
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc yêu cầu viết thư.
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ cho 1 lá thư 
HS đọc đề gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo 
- Gạch chân yêu cầu
- Xác định người nhận thư.
- Tin cần báo.
- Cá nhân thực hành viết thư.
Phần đầu thư:
- Nêu địa điểm và thời gian viết thư.
- Chào hỏi người nhận thư.
Phần chính:
- Nêu mục đích lý do viết thư: Nêu rõ tin cần báo. Nếu tin này là 1 câu chuyện em có thể viết cho nó dưới dạng kể chuyện.
- Thăm hỏi tình hình người nhận thư.
Phần cuối thư:
Nói lời chúc, lời hứa hẹn, lời chào.
 - Ghi tên người gởi phía trên thư.
- Tên người nhận phía dưới giữa thư.
- Dán tem bên phải phía trên.
2HS nêu lại ý chính của 1 bức thư 
HS thực hành viết thư
Cuối cùng HS nộp thư cho GV đã được 
đặt vào trong phong bì.
 HS nhận xét tiết học.
 Ngày soạn:25/9
 Ngày dạy:28/9
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 6 : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn.
2.Kĩ năng:
Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện 
II.CHUẨN BỊ:
Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3 (Phần nhận xét) để khoảng trống
 cho HS làm bài theo nhóm 
VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: 
 - Một bức thư gồm những nội dung nào?
 GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: 
 GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
 Hoạt động1: HD phần nhận xét
Bài tập 1. 
 Gọi HS đọc yêu cầu bài – thảo luận theo nhóm.
- GV nhận xét, nêu lời giải đúng:
a. Những sự việc tạo thành cốt truyện “Những hạt thóc giống”
b. Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài tập 2
Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu & kết thúc đoạn văn?
GV nói thêm: Đôi lúc xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn (có nhiều lời thoại thì phải xuống dòng nhiều lần mới hết đoạn văn) 
Bài tập 3
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì ?
-Làm thế nào để đánh dấu chỗbắt đầu và kết thúc một đoạn văn ?
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Luyện tập 
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 -Bài tập yêu cầu gì?
 - Câu chuyện nói về ai?
GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm đoạn văn tốt. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Viết vào vở đoạn văn thứ 3 với cả 3 phần đã hoàn chỉnh. 
Chuẩn bị bài: Trả bài văn “Viết thư”
Hát 
 2HS lên bảng trả lời.
HS nhắc lại tựa.
HS đọc yêu cầu bài thảo luận nhóm ghi các sự việc trong truyện vào phiếu – Đại diện nhóm trình bày –HS các nhóm theo dõi nhận xét.
Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi đem giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc thì sẽ bị trừng phạt.
Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm
Sự việc 3: Chôm dám tâu với vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người
Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm; quyết định truyền ngôi cho Chôm
Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp)
Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (8 dòng tiếp)
Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 (4 dòng còn lại)
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
- Viết bổ sung phần còn thiếu .
 - Nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực
HS viết bổ sung phần còn thiếu vào vở.
HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài của mình
Cả lớp nhận xét.
HS nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT5-tap lam van.doc