I - MỤC TIÊU
- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện( ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa. ( mục III).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to và bút da.
- Bài văn về hồ Ba Bể.(viết vào bảng phụ)
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 1 Tập làm văn THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ? ------------------------- I - MỤC TIÊU - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện( ND ghi nhớ) - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa. ( mục III). II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy khổ to và bút da. - Bài văn về hồ Ba Bể.(viết vào bảng phụ) III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ 2’ 18’ 15’ 3’ 1) Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm của học sinh. 2) Dạy học bài mới : a) Khám phá + Giới thiệu nhanh, gọn về chương trình Tập làm văn lớp 4 và giới thiệu bài học đầu tiên. b) Kết nối * Nhận xét 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu tóm tắt chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận làm bài. - Yêu cầu nhóm khác nhận xét kết quả thảo luận. - Ghi các câu trả lời đã thống nhất vào bảng. Sự tích hồ Ba Bể + Các nhân vật - Bà cụ ăn xin - Mẹ con bà nông dân - Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ) + Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy - Bà cụ đến lễ hội xin ăn -> Không ai cho. - Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân -> Hai mẹ con cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà mình. - Đêm khuya -> Bà cụ hiện hình một con giao long lớn. - Sáng sớm bà lão ra đi -> cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi. - Trong đêm lễ hội -> Dòng nước phun lên, tất cả đều chìm nghỉm. - Nước lụt dâng lên -> Hai mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. + Nhận xét 2 - Gọi học sinh đọc nhận xét 2. + Bài văn có những nhân vật nào? + Bài văn có các sự kiện nào xảy ra với nhân vật? + Bài văn giới thiệu những gì về hồ ba Bể? + Bài Hồ Ba Bể và bài Sự tích hồ Ba Bể, bài nào là văn kể chuyện ? Vì sao ? + Nhận xét 3 + Theo em, thế nào là văn kể chuyện? - Kết luận: Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể( dùng trong ngành du lịch hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh ). Kể chuyện là kể lại một chuỗi các sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một hoặc một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói được một điều có ý nghĩa. * Ghi nhớ: - Gọi HS đọc Ghi nhớ. -Yêu cầu học sinh nêu các ví dụ về các câu chuyện để làm rõ cho nội dung này. *Luyện tập Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi 2-3 HS đọc câu chuyện của mình. Các học sinh khác và giáo viên đặt câu hỏi để tìm rõ nội dung. - Nhận xét, ghi điểm học sinh. Bài 2 - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Gọi học sinh trả lời câu hỏi. - Kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa câu chuyện mà các em vừa kể. c) Vận dụng : - Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và kể lại câu chuyện mình xây dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào tập. -Chuẩn bị: Nhân vật trong truyện. - Các tổ trưởng kiểm tra. - Học sinh nghe giới thiệu bài. - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu. - 1-2 học sinh tóm tắt, lớp theo dõi. - Các nhóm thảo luận, làm bài. - Bài văn không có nhân vật. - Bài văn không có sự kiện nào xảy ra. - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời -3-4 em đọc Ghi nhớ. - Học sinh nêu ví dụ: - Truyện Sự tích hồ Ba Bể: có các nhân vật, có các sự kiện và ý nghĩa câu chuyện. - Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: có nhân vật Dế Mèn, Nhà Trò, Câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình. Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp luôn sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, chống áp bức ,bất công. - 1 HS đọc to yêu cầu trước lớp. - Học sinh tự làm bài vào tập. - Học sinh trao đổi tìm nội dung câu chuyện. -1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu trong sách giáo khoa. - 3-5 HS trả lời: - Câu chuyện em vừa kể có các nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ. Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cô đang mang nặng. Ngày dạy: / / 20 Tuần 1 – tiết 2 Tập làm văn NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN ------------------------- I MỤC TIÊU: - Bước đầu hiểu thế nà là nhân vật (ND ghi nhớ) -Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em. - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu bài tập 1 Tên truyện Nhân vật là người Nhân vật là vật III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 2’ 15’ 16’ 2’ 1) Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS trả lời: + Bài văn kể chuyện khác gì với bài văn không phải là bài văn kể chuyện ở điểm nào? +Thế nào là bài ăn kể chuyện ? -Gọi nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2) Dạy học bài mới: a) Khám phá + Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì? - Giới thiệu:Vậy nhân vật trong truyện là đối tượng nào? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì? Cách xây nhân vật trong câu chuyện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. b)Kết nối * Bài 1: - Gọi đọc yêu cầu. + Các em vưà học những câu chuyện nào? - Chia nhóm, phát giấy, yêu cầu HS hoàn thành. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác nhận xét ,bổ sung để có lơì giải đúng. Tên Truyện Nhân vật là người Nhân vật là vật -Sự tích Hồ Ba Bể - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Hai mẹ con bà nông dân, bà cụ ăn xin và những người đi lễ Dế Mèn, Nhà Trò và bọn nhện +Nhân vật trong truyện có thể là ai? * Ghi nhớ: - Gọi 3 HS đọc ghi nhớ phần 1, cả lớp đọc thầm. - Giảng: Các nhân vật trong truyện có thể là ngườihay các con vật, đồ vật, cây côí đã được nhân hóa.Để biết tính cách của nhân vật được thể hiện như thế nào,các em cùng làm bài 2. * Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu thảo luận cặp đôi. -Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. + Nhờ đâu mà em xác định tính cách của từng nhân vật? - GV chốt lại ý 2 của phần ghi nhớ:Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Gọi HS đọc cả 2 ý của phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy ví du về tính cách của những nhân vật trong câu chuyện mà em đã được học hoặc nghe (GV có thể nhắc lại tên một số truyện và một vài tình tiết). * Luyện tập: * Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung. - GV hỏi: + Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào? + Nhìn vào tranh minh họa, em thấy 3 anh em có gì khác nhau? - Yêu cầu đọc thầm câu truyện và trả lời câu hỏi: + Bà có nhận xét gì về tính cách của từng cháu? Dưạ vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy? + Theo em, nhờ đâu bà có nhận xét như vậy? + Em có nhận xét gì về cách đánh giá tính cách của từng cháu? - GV: hành động của các nhân vật bộc lộ rõ tính cách của mình.Ni-ki-ta thì ích kỉ chỉ nghĩ đến ham thích của riêng mình,ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa thì láu cá, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để không phải dọn còn Chi-ôm–cathì chăm chỉ và nhân hậu. Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu bánh cho chim bồ câu. * Bài 2: - Gọi đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS thảo luận tình huống đã yêu cầu: + Nếu bạn nhỏ là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì? + Nếu bạn nhỏ là người không biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ làm gì? - GV kết luận về 2 hướng kể. Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể theo 1 hướng . - Gọi HS thi đua kể. GV cùng HS nhận xét và cho điểm HS. c) Vận dụng: - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện mình vừa xây dựng vào vở và kể cho người thân nghe. - Giáo dục: Luôn biết quan tâm, giúp đỡ người khác. - Chuẩn bị: Kể lại hành động của nhân vật. -2 HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét. + Là chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật. -Đọc yêu cầu: ghi tên các nhân vật. + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể. - HS làm việc trong nhóm. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. +Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật. - HS đọc ghi nhớ phần 1. - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm đôi.trình bày nối tiếp cho đến khi có câu trả lời đúng. + Dế Mèn có tính cách: khẳng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu.Căn cứ vào hành động “xoè cả hai càng ra”, “dắt Nhà Trò đi” và nói “Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây.Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu”. + Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.Căn cứ: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người khi gặp nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn khác. + Căn cứ vào hành động ,lời nói của nhân vật ta có thể biết được tính cách của từng nhân vật. - HS nhẩm thuộc ý 2 của phần ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ. - 3-5 HS nêu ví dụ theo khả năng ghi nhớ: + Thơ trong truyện Rùa và Thỏ là con vật có tính kiêu ngạo, huênh hoang, coi thường người khác khi chế nhạo và thách đấu với Rùa. + Rùa là con vật khiêm tốn, kiên trì, bền bỉ khi trả lời và chạy thi với Thỏ. + Ngựa trong câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng có tính chủ quankhi không nghe lời Ngựa cha. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.Cả lớp theo dõi. - Câu truyện có các nhân vật: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại. + Ba anh em tuy khác nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại khác nhau. + Ni-ki-ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi. + Gô-sa hơi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. + Chi –ôm –ca thì biết nghĩ đến bà và những con chim bồ câu nữa, nhặt những mẩu bánh vụn cho chim ăn. + Nhờ quan sát hành động của 3 anh em mà bà có nhận xét như vậy. + Em rất đồng ý với nhận xét, đánh giá của bà về tính cách của từng cháu .Vì việc làm của từng cháu đã thể hiện tính cách của mình. -Hs đọc thành tiếng. + Nếu bạn nhỏ là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ: chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo em, xin lỗi em,dỗ em bé nín khóc, đưa em bé về, + Nếu bạn nhỏ là người không biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ: bỏ chạy để tiếp tục nô đùa,cứ vui chơi mà chẳng để ý gì đến em cả. - HS kể theo nhóm. -10 HS thi nhau kể.HS khác nhận xét. Ngày dạy: / / 20 Tuần 2 – tiết 3 Tập làm văn KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT ------------------------- I MỤC TIÊU: - Giúp HS biết: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. Nắm được cách kể hành động của nhân vật. - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật ( chim sẻ chim chích).Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước-sau để thành câu chuyện. - Biết cách sắp ... mở bài của em. - Gọi HS đọc phần thân bài của mình + Em chọn cách mở bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em. * Viết bài: - Cho HS viết bài vào vở. - GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung. b2 Vận dụng - Nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà viết lại bài và chuẩn bị cho tiết học sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét. - Nghe giới thiệu bài. - HS đọc: Tả một đồ chơi mà em thích - HS đọc gợi ý. -2-3 HS đọc lại dàn ý của mình. - 2 HS đọc mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. -HS đọc phần thân bài. - 2 em đọc kết bài( 2 hướng: kết bài mở rộng và kết bài không mở rọng). - HS viết bài vào vở. - Nộp vở. Ngày dạy: / / 20 Tuần 17– tiết 33 Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ------------------------- I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài miêu tả đồ vật , hình thức thể hiện giúp nhận biết một đoạn văn. - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một tờ phiếu khổ to viết bảng lời giải BT 2,3 (phần nhận xét) - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 10’ 5’ 15’ 2’ 1. Bài cũ: Luyện tập miêu tả đồ vật 2. Bài mới: a. Khám phá Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật b. Kết nối + Hoạt động 1: Phần nhận xét GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để xác định các đoạn văn trong bài, nêu ý chí nh của mỗi đoạn GV nhận xét và chốt: Bài văn có 4 đoạn : + Mở bài (đoạn 1): giới thiệu về cái cối được tả trong bài + Thân bài (đoạn 2): Tả hình dáng bên ngoài của cái cối đoạn 3: Tả hoạt động cái cối + Kết bài (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về cái cối + Hoạt động 2: Phần ghi nhớ: GV giải thích cho rõ phần nội dung ghi nhớ. Có thể dùng lại chính đoạn văn trên làm ví dụ minh họa. + Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập 1: Bài văn gồm có mấy đoạn? Tìm đoạn tả bên ngoài cái bút. Tìm đoạn tả cái ngòi bút. Tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn 3. - Đoạn văn nói về cái gì? b) Bài tập 2: GV nhắc HS chú ý: * Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em (không cần viết cả bài). * Để viết được bài văn, em cần quan sát kỹ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo... Kết hợp quan sát với tìm ý (gạch ra các ý trong nháp). * Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi tả. - GV chữa bài cho 3, 4 HS tại lớp. Rút ra nhận xét và lưu ý chung. c) Vận dụng Yêu cầu HS về nhà: Viết lại vào vở đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật HS đọc yêu cầu bài Cả lớp đọc thầm bài cái cối tân, suy nghĩ HS phát biểu ý kiến Nhiều HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. HS làm việc cá nhân. (Nếu còn thời gian, GV có thể cho từng cặp HS đọc thầm bài văn, trao đổi, trả lời các câu hỏi của bài tập. - Bài văn gồm 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn. - Đoạn 2 - Đoạn 3 - Câu mở đoạn: Mở nắp ra em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ. Câu kết đoạn: “Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào tập”. Đoạn văn miêu tả ngòi bút và công dụng của nó. Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp suy nghĩ để làm bài. - HS viết bài. Ngày dạy: / / 20 Tuần 17– tiết 34 Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ------------------------- I/ MỤC TIÊU: - Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn; Viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách ( BT2, BT3). II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Đoạn văn tả chiếc cặp trong bài tập 1. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4ph 1ph 10ph 24ph 1ph 1/ BÀI CŨ - Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ. - Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. 2) BÀI MỚI: a) Khám phá - Tiết học này các em sẽ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật . b) Kết nối Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi đọc đề bài rồi nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS trao đổi và trả lời theo yêu cầu. - Gọi HS trình bày, nhận xét, kết luận lời giải đúng: a) Các phần trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả. b) Đoạn 1:Đó là một chiếc cặp đỏ tươi.sáng long lanh.( Tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp). +Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắtđeo chiếc ba lô( Tả quai cặp và dây đeo). +Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy.thước kẻ( Tả cấu tạo bên trong của cặp). c) Nội dung miêu tả từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ: +Đoạn 1: .màu đỏ tươi +Đoạn 2: Quai cặp. +Đoạn 3: Mở cặp ra.. * Bài 2: -Gọi đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Nhắc nhở HS: + Chỉ viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp( không phải cả bài, không phải miêu tả những đặc điểm bên trong). +Nên viết theo các gợi ý. +Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn. + Khi viết, chú ý bộc lộ cảm xúc của mình. - Gọi HS trình bày. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS và ghi điểm những em viết tốt. c) Vận dụng - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: về nhà viết lại 2 đoạn văn đã hình thành ở tiết trước và chuẩn bị thi học kì 1. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Nghe giới thiệu bài. - 2 HS đọc nối tiếp, - Trao đổi theo nhóm đôi. - Lần lượt trình bày -HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. - Tự làm bài. - Tiếp nối trình bày. Nhận xét bài viết của bạn. Ngày dạy: / / 20 Tuần 18– tiết 35 Tập làm văn Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I Tiết 3 I/ MỤC TIÊU - Kiểm tra đọc lấy điểm (Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1) - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (Bài tập 2). II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài trang 113 và 2 cách kết bài trang 122 - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 15’ 23’ 1’ 1) Khám phá 2) Kết nối 2.1) Kiểm tra đọc - Tiếp tục cho HS bốc thăm bài đọc. - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài đọc. - Nhận xét, ghi điểm. 2.2) Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc truyện Ông Trạng thả diều. - Gọi 2 HS nối tiếp đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Gọi HS trình bày. GV chữa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt. Ví dụ: a) Mở bài gián tiếp + Ông cha ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền- Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng nhờ có ý chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau: + Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp của chú bé Nguyễn Hiền. Nhà nghèo, Nguyễn Hiền đã bỏ học. Nhưng vì là người có ý chí vươn lên, ông đã tự học và đỗ Trạng nguyên năm mười ba tuổi. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông. b) Kết bài mở rộng + Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò. Chúng em ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh là con cháu Nguyễn Hiền tuổi nhỏ tài cao. + Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên, Có công mài sắt có ngày nên kim. 3) Vận dụng - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh viết lại bài tập 2. - Đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lớp đọc thầm. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - 2 HS nối tiếp đọc phần Ghi nhớ. + Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. + Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có bình luận thêm về câu chuyện. + Mở bài gián tiếp: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không có bình luận thêm. - HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền. - 3-5 HS trình bày. - Nhận xét về dùng từ, diễn đạt của bạn. Ngày dạy: / / 20 Tuần 18– tiết 36 Tập làm văn ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 ( TIẾT 6) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 . - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát ; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp , kết bài theo kiểu mở rộng ( BT2) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (SGK, trang 156). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 28’ 1’ + Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng. GV tiếp tục kiểm tra HS học thuộc lòng như các tiết học trước. + Hoạt động 2: Bài 2: + Hoạt động 3: Vận dụng GV yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2. - 2 HS nối nhau đọc yêu cầu của bài: 1 em đọc ý a, 1 em đọc ý b. a) Quan sát cái bút, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. - HS xác định yêu cầu của đề. (Đây là bài văn dạngmiêu tả đồ vật (cái bút); cái bút rất cụ thể cuae em, không lẫn với cái bút của người khác). - 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ, hoặc trong SGK, trang 156. - Từng HS quan sát cái bút của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý. GV giúp đỡ những HS yếu làm bài. - GV cùng HS cả lớp lập dàn ý chung cho bài văn – một dàn ý được xem như là gợi ý, không bắt buộc phải cứng nhắc tuân theo. a)Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng - 1 HS đọc yêu cầu b của bài. HS làm việc cá nhân trên vở nháp. Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc các mở bài. Cả lớp và GV nhận xét. Tương tự như thế với các kiểu bài. (VD: a) Một mở bài kiểu gián tiếp : Sác, vở, bút, giấy, mực, thước kẻ... là những đồ dùng học tập thiết yếu của HS, là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong số những người bạn ấy, hôm nay tôi muốn kể về cây bút thân thiết của tôi.. b)Một kiểu bài theo kiểu mở rộng: Cây bút này gắn bó với kỉ niệm những ngày đầu đi học của tôi. Có lẽ rrồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng rất nhiều câybút khác nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, lưư giữ như một kĩ niệm tuổi thơ ấu) Tập làm văn Kiểm tra cuối học kì 1 ( Đề nhà trường ra)
Tài liệu đính kèm: