I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là văn miêu tả.
2. Kĩ năng:Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ.
3. Thái độ:Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh cây ngô, cây vải thiều
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy học Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh kể lại chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2.Yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào? - 2 học sinh kể chuyện. học sinh dưới lớp trả lời câu hỏi
Tập làm văn Thế nào là văn miêu tả. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là văn miêu tả. 2. Kĩ năng:Tìm được những câu văn miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ. 3. Thái độ:Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo II. đồ DùNG DạY - HọC Tranh cây ngô, cây vải thiều iII. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 học sinh kể lại chuyện theo 1 trong 4 đề tài ở bài tập 2.Yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi: Câu chuyện bạn kể được mở đầu và kết thúc theo cách nào? 2 học sinh kể chuyện. học sinh dưới lớp trả lời câu hỏi 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Tìm hiểu ví dụ Bài 1 Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.học sinh cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả. 1 học sinh đọc thành tiếng.học sinh cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những sự vật được miêu tả. Gọi học sinh phát biểu ý kiến Các sự vật được miêu tả là: cây sòi- cây cơm nguội, lạch nước Bài 2 Phát phiếu và bút cho nhóm 4 học sinh yêu cầu học sinh trao đổi và hoàn thành. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng Hoạt động trong nhóm. Gọi học sinh nhận xét, bổ sung Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng Nhân xét,kết luận lời giải đúng Bài 3 Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi. Để tả được hình dáng của cây sòi,màu sắc của lá cấy sòi,cây cơm nguội,tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? Tác giả phải quan sát bằng mắt Để tả được chuyện động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? Tác giả phải quan sát bằng mắt Còn sự chuyển động của dòng nước. Tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì? Muốn như vậy người viết phải quan sát kỹ bằng nhiều giác quan Cho học sinh quan sát cây ngô, vải thiều Học sinh quan sát- nhận xét Giáo viên kết luận: Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy.Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn. 2.3 Ghi nhớ Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm Gọi học sinh đặt câu văn miêu tả đơn giản Mẹ em hơi gầy Nhận xét, khen học sinh đặt câu đúng, hay Con mèo nhà em lông trắng muốt Tiếng lá cây rơi xào xạc 2.4. Luyện tập Bài 1 Yêu cầu học sinh tự làm bài Học sinh đọc thầm truyện Chú Đất Nung, dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài Gọi học sinh phát biểu Nhận xét Nhận xét, kết luận: trong truyện Chú đất Nung chỉ có một câu văn miêu tả: “Đó là một chàng kị sĩ....lầu son” Lắng nghe Bài 2 Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung 1 học sinh đọc thành tiếng Hỏi: Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào? Học sinh nêu, giải thích Yêu cầu học sinh tựu viết đoạn văn miêu tả Tự viết bài Gọi học sinh đọc bài viết của mình. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh và cho điểm các em viết hay Đọc bài văn của mình trước lớp 3. Củng cố dặn dò Hỏi: Thế nào là miêu tả? Nhận xét tiết học Dặn học sinh ghi lại 1, 2 câu miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học
Tài liệu đính kèm: