Giáo án Tập làm văn lớp 4 - Tiết 41 đến tiết 54

Giáo án Tập làm văn lớp 4 - Tiết 41 đến tiết 54

TIẾT :41 BÀI : anh hùng lao động trần đại nghĩa

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền Khoa học trẻ của đất nước

- Trả lời được câu hỏi trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.

Thái độ: Kính trọng những người đã hết lòng cống hiến cho đất nước.

Các KNS cơ bản:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân – Tư duy sáng tạo.

 

doc 28 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn lớp 4 - Tiết 41 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN :21 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT :41 BÀI : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền Khoa học trẻ của đất nước
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ: Kính trọng những người đã hết lòng cống hiến cho đất nước.
Các KNS cơ bản:
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân – Tư duy sáng tạo.
II. Các PP/KT dạy học tích cực
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Trình bày một phút
- Thảo luận nhĩm.
III. Đồ dùng dạy học
- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+HS 1: Đọc đoạn 1 * Trống đống Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+HS 2: Đọc đoạn 2. * Vì sao trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?- GV nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1:. Luyện đọc (12’)
- GV chia đoạn: bài chia 4 đoạn.
 +Đoạn 1: Từ đầu  vũ khí. +Đoạn 2: Tiếp theo  lô cốt của giặc. +Đoạn 3: Từ bên cạnh  nhà nước. +Đoạn 4: Còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Cho HS đọc những từ ngữ các số chỉ thời gian dễ đọc sai: Trần Đại Nghĩa, kĩ sư, nghiên cứu, ba- dô- ca, 1935, 1946, 1948, 1952 
- Cho HS luyện đọc câu: Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân pháp /
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm cả bài một lượt
HĐ 2: Tìm hiểu bài (9’)
Đoạn 1: - Cho HS đọc đoạn 1
* Em hãy nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước.
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Đoạn 2: - Cho HS đọc đoạn 2.
- Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì? * Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Đoạn 3: - Cho HS đọc đoạn 3. 
- Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Đoạn 4: - Cho HS đọc đoạn 4. 
- Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào? * Nhờ đâu, ông Trần Đại Nghĩa lại có được những cống hiến lớn như vậy?
HĐ 3: Đọc diễn cảm (9’)
- Cho HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2 - Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
- HS quan sát ảnh Giáo sư Trần Đại Nghĩa.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- HS luyện đọc các số, các từ ngữ.
- HS luyện đọc câu.
- 1 HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc đoạn 1
- HS nêu.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- HS nêu.
- HS đọc thầm đoạn 3. Trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn 4.
-HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS rèn đọc. Một số HS thi đọc.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: (3’) 
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài- GV giáo dục HS kính trọng những người đã hết lòng cống hiến cho đất nước.- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN:21 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT :42 BÀI : BÈ XUÔI SÔNG LA
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được một đoạn thơ trong bài.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Đọc đoạn 1 + 2 : Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì?
- Đọc đoạn 3 + 4 :Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn như vậy?
- GV nhận xét và cho điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc (12’)
-HS rèn đọc. - HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: trong veo, mươn mướt, long lanh 
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài (9’)
Khổ 1 + 2: - Cho HS đọc.
-Sông La đẹp như thế nào? * Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Khổ 3 :- Cho HS đọc.
-Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát Bừng lên nụ ngói hồng”. Nói lên điều gì? * Bài thơ có ý nghĩa gì?
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
HĐ 2: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. (9’)
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ 2.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS HTL bài thơ. - Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay, đọc thuộc.
-HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp 3 lượt.
- HS luyện đọc từ ngữ.
-HS đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS đọc thầm đoạn 2. Trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- HS đọc đoạn 3. Trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- 3 HS đọc tiếp nối 
- Cả lớp luyện đọc khổ thơ 2.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhẩm HTL.- 3 HS lên thi đọc học thuộc lòng.
4.Củng cố: (3’) 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 22 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 43 BÀI : SẦU RIÊNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ:
- Yêu thích đặc sản của quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
- Tranh về cây sầu riêng.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Gọi HS 3 đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. (12’)
* Luyện đọc: 
- GV chia đoạn: + Đoạn 1:Từ đầu đến kì lạ.+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tháng năm ta.+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ : mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.
- Yêu cầu đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - GV đọc mẫu
HĐ 2: Tìm hiểu bài. (9’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
1/ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
2/ Dựa vào bài văn hãy miêu tả những nét đặc sắc của:a, Hoa sầu riêng. b, Quả sầu riêng. c, Dáng cây sầu riêng.
- GV nhận xét hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
3/ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- GV nhận xét hoàn chỉnh.
HĐ 3: Đọc diễn cảm (9’)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn:”sầu riêng là loại trái quý  quyến rũ đến kì lạ.”
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét , cho điểm HS.
- GV chốt lại bài - Nêu ý nghĩa của bài.
- GD: Sầu riêng là loại cây quý đặc sản của miền Nam.
-HS theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS đọc nối tiếp lần 1. HS phát âm từ khó
- 3 HS tiếp đọc nối và giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- Trao đổi , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
- Đọc thầm , trao đổi và trả lời
- Thảo luận nhóm trình bày.
- 3 HS đọc nối tiếp.
-HS theo dõi.
- HS đọc đọc theo cặp.
- 3 – 4 cặp thi đọc. Lớp theo dõi nhận xét.
-HS theo dõi.
- HS nêu ý nghĩa của bài
-HS theo dõi.
4.Củng cố: (3’) 
-Cho HS nêu nội dung bài Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 - Về nhà đọc lại bài.Chuẩn bị bài: Chợ Tết.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 22 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 44 BÀI : CHỢ TẾT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ tết miền Trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK; thuộc được một vài câu thơ yêu thích.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ:
- Cảm nhận vẻ đẹp của chợ Tết.
BVMT: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên gia ... miêu tả như thế nào ở đoạn 2.
- GV nhận xét,bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
+Những từ ngữ hình ảnh nào (đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bảo biển ?
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ 3:Đọc diễn cảm: (10’)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- GV đọc mẫu: Hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.GV nhận xét, 
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc phát âm từ khó
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm cả bài.
- HS trao đổi nhóm cặp, trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp
- Cả lớp theo dõi.Nhận xét.
- HS đọc theo cặp.
- 3 cặp HS đọc diễn cảm.
+ HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.
4.Củng cố: (3’) 
- Nêu ý nghĩa của bài. - GD: Biết kiên trì dũng cảm trước những sự viêc khó khăn, gian khổ.- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Ga- vrốt ngoài chiến lũy.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 26 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 52 BÀI : GA- VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – vrốt.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ:Cảm phục lòng dũng cảm của chú bé Ga – vrốt.
Các KNS cơ bản: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; Đảm nhận trách nhiệm; Ra quyết định
II. Các PP/KTDH cơ bản: 
- Trải nghiệm
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm.
III. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS đọc bài Thắng biển va øtrả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
*Giới thiệu bài
HĐ1:. Luyện đọc: (10’) 
- Đoạn 1: 6 dòng đầu. Đoạn 2: Tiếp đến Ga- vrốt nói. Đoạn 3: Phần còn lại.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Lần 1 sửa lỗi phát âm cho HS.
- Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ: chiến luỹ, nghĩa quân, thiên thần, ú tim.
- Yêu cầu đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài: (10’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
- GV nhận xét,bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt?
- GV nhận xét,bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Vì sao tác giả nói Ga- vrốt là một thiên thần? 
+Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt?
- GV nhận xét, hoàn chỉnh.
HĐ 2: Đọc diễn cảm (10’)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- GV đọc mẫu: Hướng dẫn cách đọc
- Cho HS đọc phân vai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyện dương.
- HS theo dõi .
-HS theo dõi.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Luyện đọc từ khó
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2. Giải nghĩa từ mới.
- HS đọc đoạn theo cặp
- HS theo dõi
- HS đọc thầm đoạn 1 trao đổi, trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trả lời cá nhân, bạn nhận xét.
- Lớp đọc thầm thảo, luận nhóm 4 và trình bày. Nhóm bạn nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp
- Cả lớp theo dõi.
- 4 HS đọc phân vai.
- HS đọc diễn cảm 8 em.
-HS theo dõi. 
4.Củng cố: (3’) 
- Nêu ý nghĩa của bài. - GD: Dũng cảm đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước ( khi Tổ quốc cần).
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: (1’)
 Chuẩn bị bài: Dù sao trái đất vẫn quay.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 27 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 53 BÀI : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY!
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ:
- Cảm phục những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh chân dung Cô – péc - ních, Ga – li - lê trong SGK.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Kiểm tra 4 HS. Đọc bài :Ga - vrốt ra ngoài chiến lũy.
 -GV nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc (12’)
- GV chia đoạn: 3 đoạn. +Đoạn 1: Từ đầu  chúa trời. +Đoạn 2: Tiếp theo  bảy chục tỉnh. +Đoạn 3: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: Cô – péc - ních, Ga – li - lê.
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài (9’)
Đoạn 1: - Cho HS đọc đoạn 1.
- Ý kiến của Cô - péc - ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?GV nhận xét, bổ sung.
Đoạn 2: - Cho HS đọc đoạn 2.
- Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì? Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông? - GV nhận xét,bổ sung.
Đoạn 3: - Cho HS đọc đoạn 3.
- Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
HĐ 3: Đọc diễn cảm (9’)
- Cho HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc (từ: Chưa đầy một thế kỉ sau  dù sao thì trái đất vẫn quay!)
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc (2 lần)
-HS luyện đọc từ ngữ khó.
-HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS nêu.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- HS trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- HS nêu.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc đoạn vừa luyện.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
 - Nêu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 27 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 54 BÀI : CON SẺ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu Sẻ non của Sẻ già.
- Trả lời được câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 85 tiếng/phút.
Thái độ:
- Cảm phục hành động dũng cảm, xả thân cứu Sẻ non của Sẻ già.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : (1’) hát 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Kiểm tra 2 HS: * Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? *Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
-GV nhận xét, cho điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*. Giới thiệu bài
HĐ1:. Luyện đọc(12’)
- GV chia đoạn: 5 đoạn. +Đoạn 1: Từ đầu  trên tổ xuống. +Đoạn 2: tiếp theo  của con chó. +Đoạn 3: Tiếp theo  xuống đất. +Đoạn 4: Tiếp theo  thán phục. +Đoạn 5: Còn lại. .
 -Cho HS đọc nối tiếp.
Lượt 1: GV kết hợp sửa sai từ HS phát âm sai:rít lên, thảm thiết, bối rối..– NX.
Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa các từ ngữ có ở chú giải và các từ như mục tiêu đã xác định.
Lượt 3: Kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ hơi câu dài
- Đọc theo nhóm đôi - Cho HS khá đọc. - Cho HS luyện đọc.
-GV đọc diễn cảm cả bài: 
HĐ 2: Tìm hiểu bài. (9’)
Đoạn 1 + 2: - Cho HS đọc đoạn 1+2.
* Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì? – GV nhận xét, chốt lại câu trả lời.
Đoạn 3 + 4: - Cho HS đọc đoạn 3+4.
* Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?
* Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào? GV nhận xét, chốt lại câu trả lời.
Đoạn 5: - Cho HS đọc đoạn 5.
* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? GV nhận xét, chốt lại câu trả lời.
HĐ 3: Đọc diễn cảm .(9’)
- Cho HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2+3.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, bình chọn HS đọc hay.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- 5 HS nối tiếp đọc (2 lần)
- HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc.
- 1 HS đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ.
HS theo dõi- 2 HS đọc.
- Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn 3+4.
- Trả lời cá nhân. Bạn nhận xét, bổ sung.
- Trả lời cá nhân. Bạn nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm đoạn 5.
- Trả lời cá nhân. Bạn nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp đọc 5 đoạn.
- HS rèn theo hướng dẫn đọc của GV.
-3-5 HS thi đọc diễn cảm.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
- Nêu nội dung bài tập đọc – GV nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm và kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctap lam van 4 tuan 2127.doc