Giáo án Tiếng Việt 4 - Tiết 25 đến tiết 32

Giáo án Tiếng Việt 4 - Tiết 25 đến tiết 32

I. Mục đích yêu cầu :

1. Kiến thức : Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ô-côp-xki) biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

2. Kỹ năng: Đọc - hiểu:

 -Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì,bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao( trả lời được các CH trong SGK ).

 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: -Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki.

 -Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

 HS : SGK

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 62 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1406Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tiết 25 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .. Ngày dạy :..
Tuần 13 Môn : TẬP ĐỌC
Tiết :25 Bài : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích yêu cầu : 
Kiến thức : Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ô-côp-xki) biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
Kỹ năng: Đọc - hiểu:
 -Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì,bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao( trả lời được các CH trong SGK ).
 3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: -Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki.
 -Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
 HS : SGK
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định :
2. KTBC: Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời 2 câu hỏi 1, 3 SGK.
 -Nhận xét và cho điểm HS .
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có), kết hợp cho HS giải nghĩa một số từ chú giải trong SGK. 
-GV đọc mẫu .
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì?
+Khi còn nhỏ , ông đã làm gì để có thể bay được?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-GV nhận xét và chốt ý đoạn 1.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì?
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
-Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
-GV nhận xét và chốt ý đoạn 2,3.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
-Ý chính của đoạn 4 là gì?
-GV chốt ý đoạn 4.
+Em hãy đặt tên khác cho truyện.
-Câu chuyện nói lên điều gì?
-GV ghi nội dung chính của bài.
 -Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
1 HS đọc trước lớp.
-4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
-1 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe và 1 HS nhắc lại.
+Tiếp nối nhau phát biểu.
-HS nhắc lại.
-4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiềng.
-HS luyện đọc cá nhân.
-2 đến 3 HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ô-côp-xki?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Văn hay chữ tốt .
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Ngày soạn :  Ngày dạy :
Tuần 13 Môn : CHÍNH TẢ
Tiết :13 Bài : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích yêu cầu : 
 1.Kiến thức:
-Nghe viết đúng bài CT , trình bày đúng đoạn văn.
 2.Kỹ năng:
-Làm đúng bài tập (2)a/b , hoặc BT (3) a / b , BT chính tả phương ngữ.
 3.Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận .
II. Đồ dùng dạy học: 
GV-HS: -Giấy khổ to và bút dạ
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định :
2. KTBC: Gọi 2 HS lên bảng lớp và đọc cho HS viết các từ sau, cả lớp viết vào bảng con: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước, con lươn.
-Nhận xét về chữ viết trên bảng lớp và bảng con của HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:GV nêu MĐ,YC cần đạt của tiết học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn:
-Gọi HS đọc đoạn văn.
-Hỏi: +Đoạn văn viết về ai?
-Em biết gì về nhà bác học Xi-ô-côp-xki?
 * Hướng dẫn viết chữ khó:
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
 * Nghe viết chính tả:
 * Soát lỗi chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
*GV có thể lựa chọn phần a/ hoặc phần b/ hoặc bài tập khác để chữa lỗi chính tả cho HS địa phương.
 Bài 2:
a/. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung .
-GV nhận xét và kết luận các từ đúng.
b/ Tiến hành tương tự phần a/
 Bài 3:
a/. –Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
-Gọi HS phát biểu.
-Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
b/. Tiến hành tương tự phần a/.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trang 125/ SGK.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS luyện viết các từ khó do GV đọc 
-HS nghe GV đọc và viết chính tả.
-HS soát lỗi sao đó nộp bài cho GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
-HS các nhóm bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. Mỗi HS viết 10 từ vào vở.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
-Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ tìm được.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị chính tả Chiếc áo búp bê.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Ngày soạn : .. Ngày dạy :..
Tuần 13 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết :25 Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục đích yêu cầu : 
1.Kiến thức:
-Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí – nghị lực của con người , bước đầu biết tìm từ( BT1), đặt câu ( BT2) , viết đoạn văn ngắn ( BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
2.Kỹ năng: -Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
 -Ôn luyện về danh từ, tính từ, động từ.
 3.Thái độ : Giáo dục HS biết cách dùng từ ngữ hay.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: -Giấy khổ to và bút dạ
HS: VBT
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định :
2. KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: xanh, đỏ, trắng.
-Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn và bài của bạn làm trên bảng.
-Nhận xét, kết luận và cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận các từ đúng.
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số HS đọc trước lớp.
+HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a/
-HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ.
-Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành tương tự như nhóm a.
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: +Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+Bằng cách nào em biết được người đó?
-Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên.
-Yêu cầu HS tự làm bài.GV nhắc HS để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn.
-Gọi HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có ) cho từng HS .
-Cho điểm những bài văn hay.
.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
-Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS tự làm bài tập vào vở, sau đó một số HS đặt câu cho cả lớp nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS đọc.
-HS làm bài vào vở.
-2 đến 3 HS đọc đoạn văn tham khảo của mình.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ ngữ ở bài tập1 và viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt) và chuẩn bị bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi
IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
Ngày soạn : .. Ngày dạy :..
Tuần 13 Môn : KỂ CHUYỆN
Tiết :13 Bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục đích yêu cầu : 
1.Kiến thức:
-Dựa vào SGK chọn được câu chuyện ( Được chứng kiến hoặc tham gia ) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vược khó 
2.Kỹ năng :
-Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện 
3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
 -Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
HS: chuẩn bị trước câu chuyện.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định :
2. KTBC: Gọi 2 HS kể lại truyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực.
-Khuyến khích HS lắng nghe, hỏi bạn về nhân vật, sự việc hay ý nghĩa câu chuyện cho bạn kể chuyện.
-Nhật xét về HS kể chuyện, HS đặt câu hỏi và cho điểm từng HS .
2ø. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
 b ... chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách hại mình ( trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học: 
GV:-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to).
 -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
HS: SGK
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS, GV kết hợp cho HS giải nghĩa hoặc nêu nghĩa 1 số từ chú giải ở SGK.
- GV đọc mẫu. 
 * Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài,trao đổi và trả lời các câu hỏi . 
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh nào, chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc phân vai ( người dẫn truyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa ).
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm từng HS.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS tiếp nối đọc theo trình tự.
+ Phần giới thiệu.
+ Đoạn 1: Biết là Ba-ra-ba  đến cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét lên  đến Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Vừa lúc ấy  đến nhanh như mũi tên.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc thành tiếng. HS theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật ( như đã hướng dẫn ).
- Luyện đọc trong nhóm.
- 3 lượt HS thi đọc.
- 1 HS nêu lại tựa bài.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố, dặn dò.
- Tiết tập đọc hôm nay các em vừa học bài gì?
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Rất nhiều mặt trăng.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỐ SUNG:
Ngày soạn :  Ngày dạy :
Tuần 16 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết :31 Bài : LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu : 
1.Kiến thức-Kỹ năng:
 -Dựa vào bài tập đọc Kéo co , thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài , biết giới thiệu một trò chơi ( hoặc lễ hội ) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
2.Thái độ : yêu thích trò chơi kéo co.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: -Tranh minh họa trang 160, SGK ( phóng to)
 -Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.
HS: vở TLV
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.
- Hỏi: + Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn dạt và cho điểm từng HS.
Bài 2
 a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Hỏi:
+ Ở địa phương em hàng năm có những lễ hội nào ?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị?
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
 c) Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt ( nếu có ). Cho HS nói tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ HS trả lời.
- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau.
- 2 đến 4 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát và nói tên những trò chơi, lễ hội.
- Phát biểu theo địa phương .
-HS theo dõi.
- Kể trong nhóm.
- 3 đến 5 HS trình bày.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỐ SUNG:
Ngày soạn :  Ngày dạy :
Tuần 16 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết :32 Bài : CÂU KỂ
I. Mục đích yêu cầu : 
1.Kiến thức:
 -Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể ( ND ghi nhớ). 
2.Kỹ năng
-Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III) biết đặt một vài câu kể để kể , tả , trình bày ý kiến (BT2)
3.Thái độ : yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: -Đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
 -Giấy khổ to và bút dạ. 
HS: SGK
III. Hoạt động trên lớp
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng . Mỗi HS viết 2 câu thành ngữ, tục ngữ mà em biết .
- Gọi 2 HS đọc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài .
- Nhận xét câu thành ngữ, tục ngữ mà HS tìm được và cho điểm .
2. Dạy- học bài mới 
 a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
b) Tìm hiểu ví dụ 
Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Hãy đọc câu được gạch chân ( in đậm) trong đoạn văn trên bảng .
- Hỏi + Câu nhưng kho báu ấy đó ở đâu ? là kiểu câu gì ? Nó được dùng để làm gì ?
+ Cuối câu ấy có dấu gì ?
 Bài 2
Những câu văn còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì
- Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự việc có liên quan đến nhân vật Bu-ra-ti-nô.
 Bài 3 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS thảo luận , trả lời câu hỏi .
- Gọi HS phát biểu bổ sung .
- Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng . 
- Hỏi + Câu kể dùng để làm gì ?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ?
 c) Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
- Gọi HS đặt các câu kể .
 d) Luyện tập 
 Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS . Yâu cầu tự làm bài .
- Gọi HS dán phiếu lên bảng , cả lớp nhận xét , bổ sung 
- Nhận xét . kết luận lời giải đúng .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, cho điểm những HS viết tốt.
- 1 HS đọc thành tiếng .
- HS đọc.
+ HS trả lời.
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung .
 - HS trả lời.
- HS trả lời.
- Gọi 3 HS đọc thành tiếng .
- Tiếp nối đặt câu .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- HS hoạt động theo cặp. HS viết vào giấy nháp.
- Nhận xét , bổ sung 
- Chữa bài ( nếu sai) 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Tự viết bài vào vở.
- 5 đến 6 HS trình bày.
- 1 đến 2 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò
+ Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 ( nếu chưa đạt) và viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em thích.
- Chuẩn bị bài Câu kể ai làm gì?
IV. ĐIỀU CHỈNH BỐ SUNG:
Ngày soạn :  Ngày dạy :
Tuần 16 Môn TẬP LÀM VĂN
Tiết :32 Bài : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích yêu cầu : 
1.Kiến thức –Kỹ năng:
-Dựa vào dàn ý đã lập ( TLV tuần 15) , viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
2.Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: SGK
 HS :chuẩn bị dàn ý tiết trước.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy- học bài mới 
 a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
b) Hướng dẫn viết bài
 * Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
 * Xây dựng dàn ý
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.
 c) Viết bài
- HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc dàn ý.
+ 2 HS trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
-1 HS đọc
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
-HS viết bài vào vở.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Dặn HS nào cảm thấy bài của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tốt.
- Chuẩn bị bài Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
IV. ĐIỀU CHỈNH BỐ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTV.doc