Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 1 đến 5 - GV: Tô Lập - Trường tiểu học An Hiệp số 1

Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 1 đến 5 - GV: Tô Lập - Trường tiểu học An Hiệp số 1

TUẦN:1 Thứ:2, ngày 10- 08 - 2009

TẬP ĐỌC : Tiết:1 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.

 - GD tình yêu thương , giúp đỡ nhau

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 65 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 - Tuần 1 đến 5 - GV: Tô Lập - Trường tiểu học An Hiệp số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1 Thứ:2, ngày 10- 08 - 2009 	
TẬP ĐỌC : Tiết:1 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC TIÊU :
	- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.
 - GD tình yêu thương , giúp đỡ nhau
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ bổ trợ
HĐ 1 (2’)
bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
-HS lắng nghe.
HS khá ,giỏi
HS khá, tb
HS khá ,giỏi
HS TB
HS khá
HS giỏi
HS khá
HS TB
HS khá
Vài HS khá ,giỏi
HĐ 2
Luyện đọc
Khoảng 11’
HĐ 3
Tìm hiểu bài 
Khoảng 
9’-10’
a/Cho HS đọc:
Cho HS đọc doạn:GV cho HS đọc nối tiếp.Mỗi em đọc một đoạn.
Luyện đọc từ,ngữ dễ đọc sai:Nhà Trò,chùn chùn,thui thủi,xoè,xoè,quãng.
GV ghi từ,ngữ khó đọc lên bảng.
GV hướng dẫn.
GV đọc mẫu.
Cho các cá nhân đọc (2-3 em).
Cho HS đọc cả bài.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:
Cho cả lớp đọc chú giải trong SGK.
GV có thể giải nghĩa thêm từ không có trong chú giải mà HS khó hiểu.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài một lần:
* Đoạn 1:
 - Cho HS đọc thành tiếng Đ1.
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1.
GV:Cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi sau:
H:Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt. 
* Đoạn 2:
Cho HS đọc thành tiếng Đ2.
Cho HS đọc thầm Đ2.
GV:Các em đọc thầm Đ2 và hãy cho cô biết:
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp,đe doạ như thế nào?
*Đoạn 3:
- Cho HS đọc thành tiếng.
-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?
H: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa ? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.
H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ?
3.Đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc
- Nhận xét
-Mỗi HS đọc một đoạn (đoạn 1 có thể cho 2 HS đọc).
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-2 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-1,2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
 - Những chi tiết đó là:thân hình chị bé nhỏ,gầy yếu,người bự những phân như mới lột.
Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn,quá yếu,lại chưa quen mở
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết.Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn,không trả được nợ.Bọn nhện đã đánh Nhà Trò,lần này,chúng định chặn đường bắt,vặt chân,vặt cánh,ăn thịt Nhà Trò.
-1 HS đọc to,cả lớp lẵng nghe.
 - Lời nói : Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
 - Cử chỉ: (Dế Mèn khi nghe Nhà Trò nói: )
“ Xòe cả hai càng ra ” “dắt Nhà Trò đi .”
- Cho HS phát biểu 
- HS phát biểu.
- HS đọc
*HĐ nối tiếp:
- Đọc bài cũ và trả lời câu hỏi
- Chuẩn bị bài sau: Mẹ o
Thứ 5,ngày 13/8/09
CHÍNH TẢ: (nghe viết ) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU .
I. MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá năm lỗi trong bài.
	- Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT(2) a hoặc b (a/b); 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ hoặc giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ bổ trợ
HĐ 1
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Hs khá
Hs giỏi
Hs khá
Hs tb
Hs khá
HĐ 2
Viết CT
Khoảng 20’
a/Hướng dẫn chính tả:
GV đọc đoạn văn cần viết CT một lượt.
HS đọc thầm lại đoạn văn viết chính tả.
Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ sai:cỏ xước,tỉ tê,ngắn chùn chùn ...
GV nhắc HS:ghi tên bài vào giữa dòng.Sau khi chấm xuống dòng,chữ đầu nhớ viết hoa,viết lùi vào một ô li,chú ý ngồi đúng tư thế.
b/GV đọc cho HS viết chính tả:
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định.
GV đọc lại toàn bài chính tả moat lượt.
c/Chấm chữa bài:
GV chấm từ 5-7 bài.
GV nêu nhận xét chung. 
-HS lắng nghe.
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài.
-HS đổi tập cho nhau để rà soát lỗi và ghi ra bên lề trang vở.
HĐ 3
Làm BT 2
Khoảng 
6’-7’
BT2:Điền vào chỗ trống(chọn câu a hoặc câu b)
b/Điền vào chỗ trống an hay ang:
Hsđọc yêu cầu đề
Lời giải đúng:
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây 
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
-HS làm bài.
-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
HĐ 4
HS làm bài tập 3
Khoảng 
6’-7’
Bài tập 3:Giải câu đố:
Cho HS đọc yêu cầu BT3 + đọc câu đố.
GV giao việc:theo nội dung bài.
a/Câu đố 1:
 - GV đọc lại câu đố 1.
 - Cho HS làm bài.
 - GV kiểm tra kết quả.
 - GV chốt lại kết quả đúng:cái la bàn
-HS đọc yêu cầu BT + câu đố.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân + ghi lời giải đúng vào bảng con và giơ bảng con theo lệnh của GV.
 * HĐ nối tiếp;
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần sau
Thứ 3,ngày 11/08/09
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:(TIẾT 1) Cấu tạo của tiếng
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu,vần,thanh.
	 - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
 - Có ý thức sử dụng tiếng việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng,có ví dụ điển hình(mỗi bộ phận một màu).
Bộ chữ cái ghép tiếng:chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ.Ví dụ:âm đầu-màu xanh,vần-màu dỏ,thanh-màu vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ bổ trợ
HĐ 1
 Cấu tạo của tiếng,
-HS lắng nghe.
HS khá
HS TB
HS khá, giỏi
HĐ 2
HS làm ý 
1
(2’)
Phần nhận xét:(gồm 4 ý)
Yêu cầu HS nhận xét số tiếng trong câu tục ngữ:
 Bầu ơi thưong lấy bí cùng 
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Cho HS đọc yêu cầu của ý 1 + đọc câu tục ngữ .
GV:Ý 1 cho 2 câu tục ngữ.Các em có nhiệm vụ đọc thầm và đếm xem 2 câu tục ngữ đó có bao nhiêu tiếng.
Cho HS làm việc.
Cho HS làm mẫu dòng đầu.
Cho cả lớp làm dòng 2.
GV chốt lại:Hai câu tục ngữ có 14 tiếng.
-1 HS đọc to + lớp đọc thầm theo.
-2 HS đếm thành tiếng dòng đầu.
Kết quả:6 tiếng.
-Cả lớp đếm thành tiếng dòng 2.
Kết quả:8 tiếng.
HĐ 3
HS làm 
ý 2
(4’)
Ý 2:Đánh vần tiếng:
Cho HS đọc yêu cầu của ý 2.
GV giao việc :Ý 2 yêu cầu các em đánh vần tiếng bầu.Sau đó,các em ghi lại cách đánh vần vào bảng con.
Cho HS làm việc.
 - GV nhận xét và chốt lại cách đánh vần đúng(vừa đánh vần vừa ghi lên bảng) bờ-âu-bâu-huyền-bầu.
-HS đánh vần thầm.
-1 HS làm mẫu:đánh vần thành tiếng.
-Cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con.
HĐ 4
HS làm
ý 3
(3’)
Ý 3:Phân tích cấu tạo của tiếng bầu:
Cho HS đọc yêu cầu của ý 3.
GV giao việc:ta có tiếng bầu.Các em phải chỉ rõ tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lại:Tiếng bầu gồm 3 phần:âm đầu (b),vần (âu) và thanh (huyền).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS có thể làm việc cá nhân.
-HS có thể trao đổi theo cặp.
-Có thể cho các HS trình bày miệng tại chỗ.
-Lớp nhận xét.
HS TB
HS TB , K
HS TB
HS khá
HĐ 5
HS làm 
ý 4
(7’)
Ý 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại của hai câu tục ngữ và rút ra nhận xét:
Cho HS yêu cầu của ý 4.
GV giao việc : Ý 4 yêu cầu các em phải tìm các bộ phận tạo thành các tiếng còn lại trong 2 câu ca dao và phải đưa ra được nhận xét trong các tiếng đó, tiếng nào có đủ 3 bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không đủ cả 3 bộ phận?
-1 HS đọc to lớp lắng nghe
-HS làm việc theo nhóm.trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại :
HĐ 6 
HS ghi nhớ
(4’)
Ghi nhớ
Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích :
- Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm.
-3,4 HS đọc.
HĐ 7
HS làm BT1
(8’)
Phần luyện tập (2 bài tập):
BT1:Phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng + ghi kết quả phân tích theo mẫu
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc 2 câu tục ngữ.
 GV giao việc:BT1 đã cho 
 - Cho HS làm việc:GV cho mỗi bàn phân tích một tiếng.
Cho HS lên trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-1HS đọc to,lớp lắng nghe.-HS làm việc cá nhân.
-Mỗi bàn 1 đại diện lên làm bài.
-Lớp nhận xét.
HĐ 8
Làm BT
T2
(3’)
BT2:Giải câu đố
Cho HS đọc yêu cầu.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV chốt lại:chữ sao
-HS cả lớp đọc thầm.
-Làm bài cá nhân.
-HS lần lượt trình bày.
* HĐ nối tiếp:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ.
Tuần 1, ngày 10 tháng 08 năm 2009
KỂ CHUYỆN: tiết 1: Sự tích hồ Ba Bể
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: sự tích hồ Ba Bể.
	- Nắm được ý nghĩa của câu chuyện:ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể,câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định người giàu lòng lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
 - GD lòng yêu thương nhau
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các tranh minh họa trong SGK (phóng t ... úng: Tác giả viết bài thơ này khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
-HS đọc thành tiếng.
-Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây.
-Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà tỏ bày tình thân.
-HS đọc thành tiếng (1 HS đọc, lớp lắng nghe).
-Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo. Cáo muốn ăn thịt Gà.
-Cáo rất sợ chó săn Gà nói có cặp chó săn đang chạy đến làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lôï mưu gian.
-1 HS đọc to lớp lắng nghe.
-Gà giả vờ tin Cáo mừng khi nghe thông báo của Cáo, sau đó thông báo cho Cáo biết chó săn đang chạy đến làm cho Cáo khiếp sợ hồn lạc phách xiêu, co cẳng chạy.
-HS đọc thầm lại bài thơ.
-HS trả lời:
-Lớp nhận xét.
HĐ 5
Đọc diễn cảm
Khoảng
9’-10’
GV đọc mẫu bài thơ.
Giọng đọc vui, dí dỏm.
Chú ý ngắt giọng một số câu: “Nhác trông ”
Chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ: vắt vẻo, tinh nhanh lõi đời, đon đả, làm, sung sướng, xin đừng, hôn bạn, ghi ơn, hoà bình, tin mừng, cặp chó săn, chạy lại 
Cho HS luyện đọc.
Cho HS thi HTL từng đoạn + cả bài thơ.
GV nhận xét + khen những HS học thuộc nhanh.
-Nhiều HS luyện đọc.
-Một số HS thi đọc thuộc lòng.
-Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
3’
H: Theo em Cáo là nhân vật như thế nào?
H: Gà Trống là nhân vật như thế nào?
 -GV nhận xét tiết học.
Dăn HS về nhà HTL bài thơ.
-HS trả lời
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(TIẾT 10) Danh từ
I. MỤC TIÊU :
	- Hiểu được danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
	- Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ ở mục I.1..
	- Tranh ảnh về một số danh từ có trong đoạn thơ: nắng, mưa, con sông, rặng dừa, chân trời 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ bổ trợ
HĐ 1
KTBC
Khoảng
5’
Kiểm tra 3 HS
HS 1: Viết lên bảng lớp những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ trung thực.
HS 2: Đặt một câu với từ đồng nghĩa với từ trung thực, một câu với từ trái nghĩa với từ trung thực.
HS 3: Tìm câu thành ngữ nói về lòng trung thực hoặc về lòng tự trọng.
GV nhận xét + cho điểm.
-Từ đồng nghĩa: thành thật, thật thà 
-Từ trái nghĩa: dối trá, gian lận 
-HS đặt câu.
-HS tìm câu thành ngữ.
HĐ 2
Giới thiệu 
bài
Danh từ là gì? Làm thế nào để nhận biết danh từ trong câu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
HĐ 3
Làm bài 1
Khoảng
4’-5’
Phần nhận xét (2 bài)
Cho HS đọc yêu cầu của bài 1 + đọc đoạn thơ trong SGK.
GV giao việc: BT cho một đoạn thơ. Nhiệm vụ của các em là tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ đó.
Cho HS làm bài: GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn thơ lên.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét và chốt lại: Trong khổ thơ có các từ chỉ sự vật:
Dòng 1: truyện cổ
Dòng 2: cuộc sống, tiếng xưa
Dòng 3: cơn, nắng, mưa
Dòng 4: con, sông, rặng, dừa
Dòng 5: đời, cha ông
Dòng 6: con, sông, trời
Dòng 7:truyện cổ
Dòng 8: ông cha
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
-1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật.
-Lớp dùng viết chì gạch ở SGK.
-HS làm trên bảng phụ trình kết quả.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào vở (VBT).
HĐ 4
 Làm BT2
Khoảng
4’-5’
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm bài: GV phát cho HS phiếu đã ghi sẵn nội dung bài tập: Nhóm nào làm xong trước nhớ dán lên bảng ngay.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Từ chỉ người: cha ông,ông cha.
Từ chỉ vật: sông,dừa,chân trời
Từ chỉ hiện tượng: nắng,mưa
Từ chỉ khái niệm: truyện cổ,cuộc sông,tiếng xưa,đời
Từ chỉ đơn vị: cơn,con,rặng
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo nhóm.Nhóm nào xong trước,đem phiếu dán lên bảng.
-Các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở (VBT)
HĐ 5
Ghi nhớ
Khoảng
3’
Phần ghi nhớ
GV: Tất cả những từ chỉ người,chỉ sự vật,hiện tượng,khái niệm người ta gọi là danh từ.Vậy danh từ là gì?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS trả lời.
-3 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm lại.
HĐ 6
Làm BT1
Khoảng
7’-8’
Phần luyện tập (2 bài)
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
Cho HS làm bài cá nhân.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn thơ là: điểm,đạo đức,kinh nghiệm,cách mạng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS nêu những từ đã chọn.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở (VBT).
HĐ 7
Làm BT2
Khoảng
7’-8’
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + khẳng định những câu HS đặt đúng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân. Một em đặt một câu.
-Một vài HS đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét.
HĐ 8
 Củng cố, dặn dò
2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các danh từ chỉ đơn vị,chỉ hiện tượng tự nhiên.
TẬP LÀM VĂN(TIẾT 10) Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU :
	- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
	- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1,2,3 để khoảng trống cho HS làm bài theo nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
HĐ bổ trợ
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
Để viết được một bài văn kể chuyện hay,các em phải có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện và phải biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn kể chuyện.
-HS lắng nghe.
HĐ 2
Làm BT1
Khoảng
7’-8’
Phần nhận xét (3 bài tập)
Cho HS đọc yêu càu của BT1.
GV giao việc: BT yêu cầu các em phải hiểu được những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống (đã học) và cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văng nào?
Cho HS làm bài: GV phát các tờ giấy khổ to đã chuẩn bị cho HS.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống là:
Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi,nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm,dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm nên đã truyền ngôi cho Chôm.
b/Mỗi sự việc được kể trong các đoạn văn:
Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu).
Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp).
Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
-1 HS đọc,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại truyện Những hạt thóc giống.
-HS làm bài vào tờ giấy GV phát sau khi trao đổi theo cặp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
HĐ 3
Làm BT2
Khoảng
7’-8’
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải chỉ ra được dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 Dấu hiệu để nhận biết ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn:
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng,viết lùi vào một ô.
Chỗ kết thúc đoạn là chỗ chấm xuống dòng.
Lưu ý HS: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn (VD đoạn 2 của bài Những hạt thóc giống,có mấy lời thoại phải xuống dòng từng ấy lần).Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.
-1 HS đọc,lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp: các em quan sát các đoạn văn trong bài đọc.
-HS trao đổi với nhau.
-Đại diện các cặp trình bày.
-Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm BT3
Khoảng
7’-8’
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: BT3 yêu cầu: sau khi làm bài tập 1 +2,các em tự rút ra hai nhận xét:
a/Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
b/Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
b/Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu: hết một đoạn văn là chấm xuống dòng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS trình bày trước.
-Lớp nhận xét.
HĐ 5
Ghi nhớ
Cho HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
-3 HS nhìn sách đọc ghi nhớ.
-3 HS nhắc lại ghi nhớ không nhìn sách.
HĐ 6
Luyện tập
Khoảng
10’
Phần luyện tập (2 câu a,b)
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập + câu a,b.
GV giao việc: Đoạn 1 đã viết hoàn chỉnh đoạn 2 mới viết phần mở đoạn,kết đoạn,chưa viết phần thân đoạn.Các em phải viết bổ sung phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 2.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét những bài viết hay.
-1 HS đọc yêu cầu,1 HS đọc câu a,1 HS đọc câu b.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số Hs trình bày.
-Lớp nhận xét.
HĐ 7
Củng cố, dặn dò
Khoảng
2’
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ của bài học;viết vào vở đoạn văn thứ hai với cả 3 phần: mở đoạn,thân đoạn,kết đoạn đã hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tieng viet lop 4 tuan 15.doc