Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 1 - Trường Tiểu Học Tân An Hội A

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 1 - Trường Tiểu Học Tân An Hội A

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu , xóa bỏ áp bức , bất công - Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn . Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật .

 - Biết bênh vực những em nhỏ ; biết phản đối sự áp bức , bất công .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .

 - Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 16 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 1 - Trường Tiểu Học Tân An Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 	 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 	Môn:Tập đọc 
 	 Ngày dạy:	Tuần: 01
	Tiết: 1
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu , xóa bỏ áp bức , bất công - Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn . Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện , với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật .
	- Biết bênh vực những em nhỏ ; biết phản đối sự áp bức , bất công .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa SGK ; tranh , ảnh dế mèn , nhà trò ; truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” .
	- Băng giấy viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
HTTC: lớp , nhóm đôi .
Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . 
Đọc 2 – 3 lượt.
+ Đoạn 1 : Hai dòng đầu ( vào câu chuyện ) .
+ Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò ) .
+ Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo ( lời Nhà Trò ) .
+ Đoạn 4 : Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn ) .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Hướng dẫn phân đoạn : 4 đoạn .
- Hướng dẫn đọc từ khó .
- Đọc diễn cảm cả bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm tự điều khiển nhau đọc và trả lời các câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp :
+ Đoạn 1 : Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào ?
- Đoạn 2 : Tìm chững chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt .
- Đoạn 3 : Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp , đe dọa như thế nào ?
- Đoạn 4 : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê , lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội .
+ Thân hình chị bé nhỏ , gầy yếu , người bự nhưng phấn mới chưa lột . Cánh chị mỏng , ngắn chùn chùn , quá yếu , lại chưa quen mở . Vì ốm yếu , chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng .
+ Tiếp tục nêu ý.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Điều khiển lớp đối thoại , nêu nhận xét , thảo luận và tổng kết .
- Chỉ định vài em điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK .
- Yêu cầu đọc thành tiếng và đọc thầm để trả lời các câu hỏi :
- Yêu cầu đọc lướt toàn bài , nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích , cho biết vì sao em thích hình ảnh đó ?
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
HTTC: lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài : Năm trước  ăn hiếp kẻ yếu .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Theo dõi , uốn nắn .
* Củng cố :
- Giúp HS liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ?	
 HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 	 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU 	Môn: Chính tả 
 Ngày dạy:	Tuần: 01
	Tiết: 1
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu , xóa bỏ áp bức , bất công .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” . Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n ) hoặc vần ( an/ang ) dễ lẫn .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 a,b 
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nghe để viết được bài chính tả .
HTTC: lớp , nhóm đôi .
- Đọc thầm lại đoạn văn cần viết , chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai  
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
- Đọc đoạn văn cần viết 1 lượt .
- Nhắc HS : ghi tên bài vào giữa dòng , khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa và lùi vào 1 ô li , chú ý ngồi viết đúng tư thế .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
MT : Giúp HS làm được các bài tập CT .
HTTC: Cả lớp .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Tự làm bài vào vở BT .
- Cả lớp nêu nhận xét .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
Lời giải:
 *2a: lẫn - nở nang - béo lẳn - chắc nịch , lông mày - loà xoà, làm cho
 *2b: Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Thi giải câu đố nhanh và viết đúng vào bảng con .
- Một số em đọc lại câu đố và lời giải .
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
Lời giải: Cái la bàn, hoa ban
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
- Bài 2 : ( lựa chọn 2a hoặc 2b )
- Dán 3 tờ phiếu khổ to , mời 3 em lên bảng trình bày kết quả bài làm của mình trước lớp .
- Bài 3 : ( lựa chọn 3a hoặc 3b )
Nhận xét chung .
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét tiết học , nhắc những em viết sai chính tả cần ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện . 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 CẤU TẠO CỦA TIẾNG Môn: LT & C 
 Ngày dạy:	Tuần: 01
	Tiết: 1
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng , từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng .
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng .
	- Bộ chữ cái ghép tiếng .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS tìm hiểu về cấu tạo của “tiếng” .
HTTC: lớp , nhóm đôi .
- Đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK 
+ Đánh vần tiếng “bầu” . Ghi lại cách đánh vần đó : cả lớp đánh vần thầm – 1 em làm mẫu – cả lớp đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con – giơ bảng báo cáo kết quả – GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng .
+ Phân tích cấu tạo tiếng “bầu” : HS trao đổi nhóm đôi – vài em trình bày kết luận – GV giúp HS gọi tên “âm đầu” , “vần” , “thanh” .
+ Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại . Rút ra nhận xét : giao cho mỗi nhóm phân tích 1 tiếng – yêu cầu kẻ vào vở bảng phân tích – HS thực hiện độc lập – đại diện nhóm lên bảng chữa bài – HS rút ra nhận xét .
+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
+ Tất cả trừ tiếng “ơi” .
+ Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
+ Tiếng “ơi” .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Nhận xét .
Đưa ra ví dụ:
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? ( Do âm đầu , vần , thanh tạo thành ) .
- Đặt câu hỏi : 
- GV Kết luận : Trong mỗi tiếng , bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt . Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt . Thanh ngang không được đánh dấu khi viết , còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần .
MT : Giúp HS rút ra ghi nhớ .
HTTC: Cả lớp .
- Đọc thầm phần Ghi nhớ .
- 3 – 4 em lần lượt đọc phần Ghi nhớ SGK .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Chỉ bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích : Mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận : âm đầu – vần – thanh . Tiếng nào cũng phải có vần và thanh . Có tiếng không có âm đầu .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của “tiếng” .
HTTC: lớp , cá nhân .
- Đọc thầm yêu cầu của bài .
- Làm vào vở PHT .
- Mỗi bàn cử một em lên bảng chữa bài .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- HS suy nghĩ giải câu đố ( chữ “sao” ) .
- Làm bài .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 :
HD làm bài
- Bài 2 :
HD làm bài
* Củng cố : 
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 * Dặn dò :
	- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 SỰ TÍCH HỒ BA BỂ Môn: Kể chuyện 
 Ngày dạy:	Tuần: 01
	Tiết: 1
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu truyện , biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện : Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái , khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng .
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , HS kể lại được câu chuyện đã nghe ; phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên . Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện , nhớ chuyện . Nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn . Kể tiếp được lời bạn .
	- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện . Biết lắng nghe khi bạn phát biểu .
BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gay ra (lũ lụt).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa truyện SGK .
	- Tranh , ảnh về hồ Ba Bể .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS có hiểu biết ban đầu về truyện .
HTTC: Hoạt động lớp .
Lắng nghe 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : ...  nhẹ nhàng , tình cảm . Học thuộc bài thơ .
	- Có lòng hiếu thảo với cha mẹ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK ; một cơi trầu .
	- Băng giấy viết sẵn câu , khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS đọc đúng bài thơ .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Kết hợp sửa lỗi phát âm , cách đọc cho HS.
- Đọc diễn cảm cả bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì : “ Lá trầu  sớm trưa ” ?
+ Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm , lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được , Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được , ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được .
+ Cô bác xóm làng đến thăm , người cho trứng người cho cam , anh y sĩ đã mang thuốc vào .
+ Nắng mưa  chưa tan – Cả đời  tập đi – Vì con  nếp nhăn – Con mong – dần dần – Mẹ vui  múa ca – Mẹ là  của con .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Hướng dẫn đọc thầm , đọc lướt ; suy nghĩ , trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc :
+ Đọc hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : 
+ Đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi : Sự quan tâm , chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
MT : Giúp HS đọc diễn cảm được bài thơ 
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau đọc cả bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc bài thơ .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 , 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài :
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Theo dõi , uốn nắn .
Củng cố : 
- Hỏi ý nghĩa bài thơ . ( Tình cảm yêu thương sâu sắc , sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm )
 Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ , chuẩn bị phần tiếp theo của truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” .
 	HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?	Môn:Tập làm văn 
Ngày dạy:	 Tuần: 01	
	 Tiết: 1
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện . Phân biệt được nó với loại văn khác .
- Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện .
	- Yêu thích những câu chuyện kể , thích đọc truyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn BT 1 .
	- Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ” .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm những đặc điểm của bài văn kể chuyện .
Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- 1 em kể lại truyện “ Sự tích hồ Ba Bể ”.
- Cả lớp thực hiện 3 yêu cầu của bài theo nhóm .
- Các nhóm dán các tờ phiếu lên bảng .
- 1 em đọc yêu cầu bài : “ Hồ Ba Bể ” 
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi :
+ Bài văn có nhân vật không ? ( Không )
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không ? ( Không . Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể ) 
- Trả lời câu hỏi : Theo em , thế nào là kể chuyện ?
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 :
- Phát các tờ phiếu khổ to cho các nhóm .
- Bài 2 : 
- Giúp HS đi đến câu trả lời đúng : So sánh bài “Hồ Ba Bể” với bài “Sự tích hồ Ba Bể” có thể kết luận bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể .
- Bài 3 :
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Giải thích rõ nội dung Ghi nhớ . Có thể lấy thêm một truyện đã học để minh họa 
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- Từng cặp HS tập kể .
- Một số em thi kể trước lớp .
- Nhận xét , góp ý .
- Đọc yêu cầu bài tập , tiếp nối nhau phát biểu :
+ Những nhân vật trong câu chuyện của em : đó là em và người phụ nữ có con nhỏ .
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện : Quan tâm , giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : Nhắc HS :
+ Trước khi kể , cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ .
+ Truyện cần nói được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ .
+ Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện , vừa kể lại truyện .
- Bài 2 :
Củng cố : 
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ , viết lại vào vở BT bài em vừa kể .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG Môn: LT & C 
 Ngày dạy:	 Tuần: 01
	 Tiết: 1
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt .
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước . Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ .
	- Yêu thích vẻ đẹp của Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần .
	- Bộ xếp chữ .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
HTTC: Hoạt động nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Làm việc theo cặp , phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ : “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ” .
- Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Bài tập 1 , 2 .
- Bài 1 :
- Bài 2 : 
MT : Giúp HS làm được các bài tập về cấu tạo của tiếng .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu bài tập .
- Suy nghĩ , thi làm bài đúng , nhanh trên bảng lớp .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Viết bài vào vở BT .
- Đọc yêu cầu của bài rồi phát biểu .
- Vài em đọc yêu cầu bài và câu đố .
- Thi giải đúng , nhanh bằng cách viết ra giấy , nộp ngay cho GV khi viết xong .
Hoạt động 2 : Bài tập 3 , 4 , 5 .
- Bài 3 :
- Bài 4 : 
- Chốt lại ý kiến đúng : Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn .
- Bài 5 :
- Gợi ý :
+ Đây là câu đố chữ nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng .
+ Câu đố yêu cầu : bớt đầu = bớt âm đầu ; bỏ đuôi = bỏ âm cuối .
 Củng cố :
- Hỏi HS : Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? Nêu ví dụ .
 Dặn dò :
	- Dặn HS xem trước BT 2 tiết học sau .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN Môn:Tập làm văn 
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 2
I. MỤC TIÊU :
- Biết : Văn kể chuyện phải có nhân vật . Nhân vật trong truyện là người , con vật , đồ vật , cây cối  được nhân hóa . Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ .
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
	- Yêu thích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu BT 1 .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm được tính cách của các nhân vật trong truyện .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- 1 em nói tên những truyện em mới học ( Sự tích hồ Ba Bể , Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ) .
- Làm bài vào vở BT .
- Nhận xét .
- Đọc yêu cầu bài tập . 
- Trao đổi theo cặp , phát biểu ý kiến .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 :
- Dán các tờ phiếu khổ to ở bảng , mời 3 – 4 em lên bảng làm bài .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : Nhận xét tính cách nhân vật . Căn cứ nêu nhận xét .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Vài em đọc phần Ghi nhớ SGK .Cả lớp theo dõi 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc Ghi nhớ .
Hoạt động lớp .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
- Cả lớp đọc thầm , quan sát tranh minh họa .
- Trao đổi , trả lời các câu hỏi .
- 1 em đọc nội dung bài tập .
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ chạy lại , nâng em bé dậy , phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em , xin lỗi em , dỗ em nín khóc  
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác , bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy , nô đùa  , mặc em bé khóc .
-Suy nghĩ , thi kể .
- Nhận xét cách kể , kết luận bạn kể hay nhất .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : Nhắc HS :
- Bổ sung : Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào ?
- Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS trao đổi , tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra , đi tới kết luận .
 Củng cố : 
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS học thuộc Ghi nhớ .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet Tuan 1(1).doc