Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

 1-Đọc trơn toàn bài:Đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu cógiọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện,phù hợp với lời nói của từng nhân vật.

 2-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.

 3. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 - Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn phiêu lưu ký(nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 85 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Ngày soạn : 6/ 8/ 2010
 Ngày dạy : 16/ 8/ 2010
 TẬP ĐỌC 
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1-Đọc trơn toàn bài:Đọc rành mạch trôi chảy, bước đầu cógiọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện,phù hợp với lời nói của từng nhân vật.
	2-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp,thương yêu người khác,sẵn sàng làm việc nghĩa:bênh vực kẻ yếu đuối,đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống.
 3. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
	- Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn phiêu lưu ký(nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN 
1 ‘phút
11 phút 
9’-10’ 
9-10’
Khoảng3’
HOẠT ĐỘNG DẠY
HĐ 1 Giới thiệu bài : 
Chủ đề đầu tiên chúng ta học là gì ?
Học chủ đề này chúng ta sẽ gặp những người có tấm lòng nhân hậu biết yêu thương , giúp đỡ người khác . Hôm nay chúng ta sẽ học bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là bài TĐ đầu tiên trong chủ đề này 
HĐ 2 Luyện đọc
’a/Cho HS đọc:
Cho HS đọc doạn:GV cho HS đọc nối tiếp.Mỗi em đọc một đoạn.
Luyện đọc từ,ngữ dễ đọc sai:Nhà Trò,
chùn chùn,thui thủi,xoè,quãng.
GV ghi từ,ngữ khó đọc lên bảng.
GV hướng dẫn.
Cho các cá nhân đọc (2-3 em).
Cho HS đọc cả bài.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ:
Cho cả lớp đọc chú giải trong SGK.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài một lần:
HĐ 3 Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1:
 - Cho HS đọc thành tiếng Đ1.
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1.
GV:Cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi sau:
H:Em hãy tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt. 
* Đoạn 2:
 Cho HS đọc thành tiếng Đ2.
 Cho HS đọc thầm Đ2.
GV:Các em đọc thầm Đ2 và hãy cho cô biết:
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp,đe doạ như thế nào?
*Đoạn 3:
HS đọc thành tiếng.
-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?
H: Em đã bao giờ thấy một người biết bênh vực kẻ yếu như Dế Mèn chưa ? Hãy kể vắn tắt câu chuyện đó.
H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao em thích ?
- HĐ 4 Đọc diễn cảm
 HS đọc diễn cảm toàn bài – chú ý:
Những câu văn tả hình dáng Nhà Trò: cần đọc chậm, cần thay đổi giọng đọc, thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò.
Những câu nói của Nhà Trò: cần đọc giọng kể lể đáng thương của một người đang gặp nạn.
Lời của Dế Mèn cần đọc to, mạnh, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ dứt khoát, kiên quyết của nhân vật
Gv phân nhóm cho HS đọc trong nhóm 
Gv gọi HS đọc cá nhân 
GV nhận xét , uốn nắn 
HĐ 5 Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.Dặn những HS đọc còn yếu về nhà luyện đọc thêm. 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
-Thương người như thể thương thân 
 - HS lắng nghe 
-Mỗi HS đọc một đoạn 
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-2 HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-1,2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
Những chi tiết đó là:thân hình chị bé nhỏ,gầy yếu,người bự những phân như mới lột.
Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn,quá yếu,lại chưa quen mở
-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.
-Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện chưa trả được thì đã chết.Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn,không trả được nợ.Bọn nhện đã đánh Nhà Trò,lần này,chúng định chặn đường bắt,vặt chân,vặt cánh,ăn thịt Nhà Trò.
-1 HS đọc to,cả lớp lẵng nghe.
-Lời nói : Em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
- Cử chỉ: (Dế Mèn khi nghe Nhà Trò nói: )
“ Xòe cả hai càng ra ” “dắt Nhà Trò đi .”
- Cho HS phát biểu 
- HS phát biểu.
 HS đọc nhóm ,sau đó cử bạn đọc tốt lên thi đọc 	
 ********************************
Tuần 2
 Ngày soạn : 14 /8/2010
 Ngày dạy : 24 /8/2010
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
 Mở rộng vốn từ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
 I/ MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
 -Mở rộng và hệ thốnghoá vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
 -HS hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo Hán – Việt. Nắm được cách dùng một số tự có tiếng nhân theo nghĩa khác nhau : người , lòng thương người ( BT2 , BT3 )
 II / ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
Bút dạ và 4,5 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp những từ cần thiết vào cột BT2.
Một số tờ giấy trắng để làm nhóm BT3
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
THỜI GIAN
1 ph 
2-5 ph
28- 30”
5phút 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
1/ Ổn định tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 2HS lên bảng viết , cả lớp viết vào nháp những tiếng chỉ đồ vật trong lớp học mà phần vần có một âm và vần có hai âm.
 Gv nhận xét cho điểm 
3/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Các em vừa học một số bài thuộc chủ điểm “thương người như thể thương thân”. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ hệ thống lại được những từ ngữ đã học ở chủ điểm đó. Sau đó chúng ta sẽ mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu, đoàn kết và luyện cách sử dụng các từ ngữ đó trong câu.
 * Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm.
1/ Tìm các từ ngữ :
a/Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại?
b/ Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương? 
c/ Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại ? 
d/ Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ ? (Hà hiếp, bắt nạt, đánh đập , ăn hiếp )
GV nhận xét chung.
 Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm đôi.
Cho các từ sau : nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết:
a/ Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “ người”? 
b/ Trong những từ nào , Tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người” ?( nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ).
 Bài tập 3: Đặt câu với 1 từ BT2
VD: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
 GV nhận xét khen ngợi.
 Bài tập 4: ( Dành cho HS khá , giỏi )HS đọc yêu cầu – Chọn 2 nhóm cho HS thi đua thực hiện. 
Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì ? chê điều gì ?
a/ Ở hiền gặp lành 
b/ Trâu buộc ghét trâu ăn 
c/ Một cây làm chẳng nên nonhòn núi cao. (Khuyên người ta phải biết đoàn kết với nhau)
-GV nhận xét đánh giá. 
 4/ Củng cố – dặn dò : -Nhận xét tiết học. 
 - HS HTL 3 câu tục ngữ.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2 HS lên bảng viết.
( chì , ê ke ...)
HS lắng nghe 
2 HS đọc yêu cầu
Thảo luận nhóm– đại diện các nhóm trình bày.
HS nhận xetù – góp ý kiến.
 ( Lòng nhân ái , lòng vị tha, tình yêu mến, lòng bao dung, thông cảm )
( Độc ác, gian ác, dữ tợn, hung ác , dữ dằn )
(Cưu mang, cứu giúp, ủng hộ, hổ trợ, bảo vệ, che chở, nâng đỡ)
(nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài )
HS thảo luận nhóm đôi- đại đại diện trình bày kết quả
 Cả lớp nhận xét- ý kiến.
Mỗi em đặt 1 câu- cả lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu- Từng nhóm trao đổi nhanh và trình bày 
HS nhận xét- ý kiến. 
( khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu, vì sống như vậy sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn ). 
(chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác đượcmay mắn.)
 Tuần 3
 Ngày soạn : 20/8/2010
 Ngày dạy : /9/2010
Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I-MỤC TIÊU
- Biết được hai cách kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện 
-Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét.
-Bài tập 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
-Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột: lời dẫn trực tiếp- lời dẫn gián tiếp+bút dạ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
THỜI GIAN 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC Ø
1”
2 ”
28-30”
1-2 ”
1. Ổn định tổ chức : 
2.Kiểm tra bài cũ
-Cho một HS nhắc lại phần ghi nhớ của tiết tập làm văn tiết trước.
3.Bài mới
a)Giới thiệu bài và ghi đề bài
b)Phần nhận xét
*Bài tập 1, 2:
-Cho một HS đọc yêu cầu.
-Cả lớp đọc bài người ăn xin , nêu những câu ghi lại ý nghĩ, lời nói của cậu bé và trả lời câu hỏi sau:
+Lời nói ý nghĩ của cậu bé hói lên điều gì từ cậu?
-GV phát phiếu cho HS làm vào phiếu. 
Cho HS phát biểu ý kiến.
 GV nhận xét và nêu lời giải đúng cho lớp.
*Bài tập 3:
-GV treo bảng phụ đã ghi lại 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau để HS dễ phân biệt
-Cho 2 HS đọc nội dung bài tập 2.
-Cho từng cặp đọc thầm lại các câu văn, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Lời nói ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau?(cách kể trực tiếp và cách kể gián tiếp)
-Cho HS thảo luận, báo cáo kết quả, GV nêu nhận xét: 
+Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp nguyên lơi văn của ông lão, do đó các từ xưng hô là lời xưng hô của chính ông lão.
+Cách 2: Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi , gọi người xin ăn là ông lão.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ.
c)Luyện tập
*Bài tập 1: 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-HS suy nghĩ và nêu kết quả, GV nhận xét: 
*Bài tập 2: 
-Cho 1 HS đọc yêu cầu bài. 
-Một HS giỏi làm bài mẫu với câu 1. GV nhận xét . 
*Bài tập 3:-Cho một HS đọc đề bài. GV cho HS làm vào vở, nêu kết quả, GV nhận xét và sửa bài lên bảng.
4.Củng cố – dặn dò-GV nhận xét tiết học,ø đọc thuộc lòng ghi nhớ. 
-H ... t thật huy hoàng : Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền ; Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoè tán tròn ; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên nguy nghi, thâm nghiêm hơn với ánh chiếu vàng, khi đàn dơi bay toả ra các ngách. )
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (7- 8 “”)
 - GV hướng dẫn các em đọc đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm bài văn ( theo gợi ý ở mục 21 d).
 - GV hướng dẫn HS cả luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau.
 4. Củng cố, dặn dò : (1-2)
 - GV hỏi HS ý nghĩa bài văn : Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu cùa nhân dân Cam – pu – chia. -GV nhận xét tiết học.
 HS dọc nối tiếp.
 HS luyện đọc theo cặp.
 Một, hai HS đọc cả bài.
HS trả lời các câu hỏi.
HS đọc thầm
 HS trả lời câu hỏi
 3HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn.
 3HS nối tiếp nhau đọc
 HS đọc diễn cảm.
 HS luyện đọc.
 Tuần 32
 Thứ ba ngày tháng 4 năm 2011
 Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I/MỤC TIÊU
_ Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu 
( trả lời câu hỏi Bao giờ? Khi nào ? Mấy giờ ? ).
_Biết nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian; thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-2’
1-2’
12-14’
10-12’
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài 
Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Tìm hiểu phần nhận xét.
_ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
Hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu 
_GV nhắc HS cần tìm thành phần CN, VN của câu sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
_Yêu cầu HS gạch dưới bộ phận trạng ngữ ,làm bằng bút chì vào SGK
_ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
H. Trạng ngữ trong các câu trên bổ sung ý nghĩa gì cho các câu trên ?
_ Hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho các trạng ngữ vừa tìm được.
_ Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
Bài 1 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 H . Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
 - Yêu cầu HS làm bài
_ GV nhận xét ghi điểm cho HS

Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
_ Gv yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu trạng ngữ trong đoạn văn. Sau đó , viết lại câu bằng cách thêm trạng ngữ đã cho ở BT
_ Gv nhận xét cho điểm 
3. Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS học bài và Chuẩn bị bài sau
- 2HS lên bảng
2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
_HS làm bằng bút chì vào SGK, 1 HS làm trên bảng lớp gạch dưới bộ phận trạng ngữ.
Đúng lúc đó, một viên thị vệ //hớt hải chạy vào.
_ Trạng ngữ trong các câu trên bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
HS nêu:
-Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào ?
_2 HS đọc to.
_1 HS đọc yêu cầu bài.
_Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bao giờ? Khi nào ? Mấy giờ ? . ?
_ HS làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian.
a)Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua , giờ hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi.Thế mà qua một đêm mưa rào, trời .. 
b)Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã.. Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôinhân dân.
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
_ HS làm bài, phát biểu ý kiến,2 HS làm trên 2băng giấy dán bảng.
.a) Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió đi phân phát khắp chốn những muối bông trắng nuột nà.
b)  Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời Có lúc chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Tuần 33 
 Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2011
 TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT
( Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
 - HS thực hành viết bài văn miêu tảcon vật sau giai đoạn học về văn miêu tả con vật
 - Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đầy đủ 3 phần, diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực..
II/ Đồ dùng dạy và học:
 - Tranh minh hoạ các con vật trong SGK, ảnh minh hoạsố con vật.
 - Bảng phụ ghi đề bài và dàn ý của bài văn miêu tả.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
	Hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức: Hát vui 
2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Các em đã được đọc về văn miêu tả con vật. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành viết một bài chọn vẹn miêu tả về con vật. Để làm bài văn đạt kết quả tốt, các em cần chọn đề bài nào mà các em có thể viết được nhiều, viết hay.
- GV đính tranh vẽ con vật lên bảng
- GV quan sát, theo dõi các em làm bài.
- GV thu bài.
- GV nhận xét chung về tiết kiểm tra.
HS quan sát tranh.
HS đọcđề bài và dàn ýGV đã chép sẵn trên bảng lớp
HS chọn đề bài và làm bài vào vở.
 Tuần 34 
 Thứ hai ngày tháng năm 2011
 TẬP ĐỌC
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch , phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
- Hiểu điều bài báo muốn nói : Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, lam2 cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình, niềm vui sự hài hước, tiếng cười.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Khởi động :Hát vui
2/ Kiểm tra :
- GV kiểm tra 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chuồn chuồn nước, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
a/ Luyện đọc:
-HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn , đọc 2 lượt.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiêùp theo đến làm hẹp mạch máu.
 + Đoạn 3: còn lại
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa từ khó được viết ở phần chú giải
- Hướng dẫn đọc đúng các câu hỏi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Đoạn 1 : Tiếng cười là đặc điểm quan trọng phân biệt được con người với các động vật khác.
 +Đoạn 2 : Tiếng cười là lều thuốc bổ.
+ Đoạn 3 : Người có tính hài hước sẽ s6óng lâu hơn.
- Vì sao nói tiếng cười là lều thuốc bổ ? (Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đên 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ quan mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoải mãn.)
- Nguời ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.)
- Em rút ra điều gì cho bài này ? Hãy chọn ý đúng nhất. (Ý b : Cần biết sống một cách vui vẻ.)
GV : Qua bài đọc, các em sẽ thấy : tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Thầy, co âhi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc theo đoạn.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm.
4/ Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS vềnhà đọc diễn cảm 
- Chuẩn bị bài sau.
2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
3 HS đọc nối tiếp.
HS đọc chú giải.
HS đọc nhóm đôi.
1 HS đọc to.
Cả lớp lắng nghe.
HS đọc lần lượt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Cả lớp nhận xét và bổ sung.
HS nêu nội dung truyện
HS đọc nối tiếp
2nhóm thi đọc.
Nhận xét – khen ngợi.
Tuần 35 
 Thứ ba ngày tháng 5 năm 2011
 Luyện từ và câu 
 Ôn tập : Tiết 3 
I. Mục tiêu : 
 Kiểm tra đọc lấy điểm ( Như tiết 1 )
 Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Thời gian 
1-2’
10-15’
12-14’
 Hoạt động dạy 
1. Giới thiệu bài 
Nêu mục đích của tiết học và ghi tên bài lên bảng 
2. kiểm tra đọc 
Gv tổ chức kiểm tra lấy điểm 
3. Thực hành viết đoạn văn miêu tả cây cối 
Bài 2 
Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài 
Hỏi : cây xương rồng có những đặc điểm gì nổi bật ?
 Gv hướng dẫn : Đoạn văn xương rồng mà các em vừa đọc là văn bản lấy từ sách phổ biến khoa học ,tác giả miêu tả rất tỉ mỉ về loại cây này :thân, cành ,lá, hoa quả ,hạt ...Hưng khi miêu tả cây xương rồng cụ thể các em phải có
những cảm xúc ,tình cảm của mình đối với loại cây này thì mới đạt yêu cầu miêu tả .các em chỉ cần nmiêu tả những đặc điểm nổi bật của cây ,những ấn tượng của em về loại cây này 
Hoạt động học 
-1HS đọc thành tiếng trước lớp 
-2 HS đọc bài văn 
-HS tiếp nối nhau phát biểu 
+ cây xương rồng là cây có thể sống được ở nơi khô hạn ..
+cây xương rồng chứa nhiều nước ,có gai sắc nhọn ,có mủ trắng ...
+Nhựa xương rồng rất độc 
=xương rồng được trồng để làm hàng rào hoặc làm thuuốc 
1-2’
-Gv yêu cầu HS tự làm bài 
-Gọi HS đọc bài làm của mình ,Gv chú ý sửa lỗi diễn đạt cho HS 
-Cho điểm những HS viết tốt 
3.Củng cố dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả cây xương rồng và tiếp tục luyện đọc 
-HS làm bài 
-3 -5 Hs đọc bài làm của mình 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2010_20.doc