Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 124: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 124: Ôn tập Tiếng Việt

A Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 - Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học

 B. Chuẩn bị:

 GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, định hướng, hướng dẫn HS

 HS: Đọc trước bài học và trả lời các câu hỏi

C. Lên lớp:

I. Ổn định:

II. KTBC Nêu công dụng của dấu gạch ngang ? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối( 5')

III.Bài mới : Giới thiệu:

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 124: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02 / 04 / 12 
Tiết 124: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 A Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học
 B. Chuẩn bị:
 GV: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV, định hướng, hướng dẫn HS
 HS: Đọc trước bài học và trả lời các câu hỏi
C. Lên lớp:
I. Ổn định:
II. KTBC Nêu công dụng của dấu gạch ngang ? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối( 5')
III.Bài mới : Giới thiệu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: (13')
Hdẫn HS ôn tập về các kiểu câu đơn
- GV treo sơ đồ câm
? Phân loại câu theo mục đích nói gồm có những kiểu câu nào
? Em hãy cho biết công dụng của từng loại câu trên. Mỗi loại cho một ví dụ
GV: Những loại câu này thường đựoc đánh dấu bằng những dấu hiệu ngôn ngữ điển hình. Chẳng hạn: câu nghi vấn chứa các từ để hỏi, câu cảm thán có các từ cảm thán, câu cầu khiến chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến ( hãy, đừng, chớ,) , riêng câu trần thuật không có các dấu hiệu trên , gọi là câu trung hòa.
? Phân loại câu theo cấu tạo ta có những kiểu câu nào
? Thế nào là câu đơn bình thường
? Thế nào là câu đơn đặc biệt
? Câu đặc biệt có tác như thế nào
? Mỗi tác dụng nêu một ví dụ
Hoạt động 2( 12')
Hdẫn HS ôn tập các loại dấu câu
? Nhắc lại các dấu câu em đẫ học ở lớp 6 và lớp 7
? Công dụng của mỗi loại dấu câu đó. Cho ví dụ ?
GV lưu ý HS: Dấu chấm là dấu kết thúc câu, các dấu còn lại không phải là dấu câu. Chúng ta còn học một loại dấu nữa nhưng đó khong phải là dấu câu mà đó là dấu nối giữa các tiếng nằm trong một từ mượn. Đó là dấu gạch nối.
Hoạt động 3( 13')
Hdẫn HS làm bài tập
- Làm lại các bài tập sau mỗi bài học
- GV đưa thêm bài tập bổ trợ 
I. Ôn tập lí thuyết
A. Phân loại câu theo mục đích nói
 Các kiểu câu đơn
 1. Câu trần thuật: dùng để kể, giới thiệu, tả hoặc để nêu ý kiến 
2. Câu cầu khiến: dùng để đề nghị, yêu cầu,người nghe thực hiện một hành động được nói đến trong câu
3. Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp
 4. Câu nghi vấn dùng để hỏi
B. Phân loại câu theo cấu tạo
1. Câu đơn bình thường: là câu có một cụm chủ vị tạo thành
2. Câu đơn đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ
- Tác dụng: 
+ Xác định thời gian, nơi chốn
Vd: Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi ( Nguyên Hồng )
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
II Dấu câu:
Dấu chấm: Dùng để kết thúc câu trần thuật
VD: Giời chớm hè.
Dấu phẩy: Dấu phân cách các bộ phận của câu
Phân cách TN với nòng cốt câu
VD: Hôm nay, lớp 6A đi lao động.
Phân cách các bổ ngữ
VD: Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến
Phân cách các bộ phận đồng chức trong câu
 + ngăn cách chủ ngữ:
 Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù
 + ngăn cách vị ngữ:
 Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường
 + Phân cách các định ngữ
VD: Cái bàn bằng đá, màu xanh, của nhà ăn do chúng tôi mua rất đẹp.
 3. Dấu chấm phẩy
- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận liệt kê phức tạp
 4. Dấu chấm lửng:
- Biểu thị bộ phận chưa được liệt kê hết
- Biểu thị lời nói bị ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị sự xuất hiện của một từ ngữ biẻu thị nội dung hài hước, châm biếm
 5. Dấu gạch ngang:
- Đặt ở giữa câu dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
- Nối các từ nằm trong một liên danh
III. Luyện tập
IV. Hdẫn tự học: (2')
Nắm vững nội dung ôn tập
Xem lại các bài tập sau mỗi bài học
Chuẩn bị bài: Văn bản báo cáo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tiet_124_on_tap_tieng_viet.doc