Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 15 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 15 - Đinh Hữu Thìn

 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết chính xác,đẹp đoạn từ: Tuổi thơ của tôi.vì sao sớm trong bài Cánh diều tuổi thơ.

- Tìm được đúng , nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr/ch.

- Miêu tả một số đồ chơi, trò chơi một cách chân thật, sinh động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Hs chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.

-Giấy khổ to và bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 15 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Thứ..........ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết:29 
 Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
1/ Đọc: - Đọc đúng :nâng lên, trầm bổng, khổng lồ,....
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung.
2/Hiểu: Từ ngữ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà,...
- Nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họabài tập đọc trang 146, SGK.
-Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung( tiếp theo) và trả lời câu hỏi 1 và 2 sgk
- Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?
- Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Gv treo tranh minh hoạ và hỏi:Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Em đã bao giờ thả diều chưa? cảm giác của em khi đó ntn?
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi tìm cách ngắt đoạn
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài (3 lượt đọc), GV theo dõi sửa cách phát âm, ngắt giọng
-Gọi 1 Hs đọc phần chú giải.
-GV nêu cách đọc toàn bài và đọc mẫu, chú ý cách đọc.
b/ Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+T/g chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+T/g đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- YC HS đọc đoạn 2, trao đỏi và trả lời câu hỏi:
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng ntn?
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ ntn?
- Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi 3.
- Bài văn nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
c/ Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài,.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
- 3 HS lên bảng đọc bài,
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Vẽ cánh các bạn đang thả diều.
- Em rất vui sướng khi thả diều.
- 1 h/s giỏi đọc
- HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự:
+Đoạn 1:Tuổi thơ của tôi...vì sao sớm.
+Đoạn 2:Ban đêm.. nỗi khát khao của tôi.
-1 HS đọc thành tiếng.
- lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng....
+T/g đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu ttrời.
+ ....bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng...
-Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Tôi đã ngửa cổ suốt một thời... khát khao của tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
 ( T/g muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.)
- Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- 2 Hs đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc.
Tuổi thơ của tôi đã được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả thi.Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn,rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo vai.
- Nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Trò chơi thả diều đã đem lại cho tuổi thơ những gì?
-Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau: “Tuổi Ngựa”.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 3 HS thi đọc theo vai.
- 2 h/s trả lời
Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Chính tả 
 Tiết: 15
 Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác,đẹp đoạn từ: Tuổi thơ của tôi.......vì sao sớm trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- Tìm được đúng , nhiều trò chơi, đồ chơi chứa tiếng có âm đầu tr/ch.
- Miêu tả một số đồ chơi, trò chơi một cách chân thật, sinh động.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hs chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.
-Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS khác viết bảng ,cả lớp viết bảng con: sáng láng, sát sao, sảng khoái,ngất ngưởng,...
- Nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Gv nêu nội dung và yêu cầu của giờ học.
2/ Hướng dẫn nghe- viết chính tả:
a.Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Cánh diều đẹp như thế nào?
- Cánh diều mang lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- YC HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết bài và luyện viết
- Đọc lại toàn bộ các từ đã viết
c. Viết chính tả.
- Viết theo lời đọc của giáo viên
- Yêu cầu đổi trong nhóm đôi chữa bài
d. Soát lỗi và chấm bài.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: - Gọi HS đọc YC và mẫu.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 Hs, nhóm nào làm xong ttrước dán phiếu lên bảng.
- Gọi nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét các từ đúng.
- HS thực hiện YC của GV.
- Hs lắng nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Cánh diều đẹp như cánh bướm.
- Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên ttrời.
- Các từ ngữ: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,..
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung những trò chơi mà nhóm bạn chưa có.
- 2 HS đọc lại phiếu.
Ch:- đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp,....
 - trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi thuyền,...
Tr: - đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt,...
 - trò chơi: đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại,....
Bài 3: - Gọi HS đọc YC.
-YC HS cầm đồ chơi mình mang đến tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm, vừa tả vừa làm động tác cho các bạn hiểu.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, khen những HS miêu tả hay, hấp dẫn.
C.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn vănmiêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà mình thích.
- 1 HS đọc YC.
- Hoạt động trong nhóm.
- 5 đến 7 HS trình bày.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Luyện từ và câu 
Tiết: 29
Mở rộng vốn từ:Đồ chơi- Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết tên một số trò chợi đồ chơi của trẻ em.
- Biết những trò chơi, đồ chơi có lợi hay những trò chơi, đồ chơi có hại.
-Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147, SGK.
-Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 Hs lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê,sự khẳng định, phủ định hoặc YC mong muốn.
-Gọi 3 HS dưới lớp nêu những tình huống có dùng câu hỏi không có mục đích hỏi điều mình chưa biết.
- GV nhận xét và cho điểm.
B . Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
- Gv nêu nội dung và yêu cầu của giờ học
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC.
-Treo tranh minh hoạ và YC HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- Gọi HS khác phát biểu, bổ sung.
-- Nhận xét, kết luận từng tranh.
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS. YC HS tìm từ ngữ trong nhóm, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng,
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận những từ đúng.
- 3 Hs lên bảng đặt câu.
- 3 Hs đứng tại chỗ trả lời.
- Hs lắng nghe và ghi vở.
-1 Hs đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh, 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
-Lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu.
- 1HS đọc YC.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
- Đọc lại phiếu và viết vào vở.
Đồ chơi: bóng- quả cầu-kiếm- quân cờ- đu- cầu trượt-đồ hàng-các viên sỏi-que chuyền-mảnh sành-bi- viên đá-tàu hoả,.....
 Trò chơi: đá bóng-đá cầu-đấu kiếm-cờ tướng-đu quay-cầu trượt-bày cỗ trong đêm trung thu-chơi ô ăn quan,....
- Những đồ chơi trò chơi các en vừa kể trêncó cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc bạn nữ thích; cũng có những đồ chơi phù hợp với cả bạn nam và bạn nữ.
 Bài 3: 
- Gọi HS đọc YC của bài.
-Yêu cầu HS hoạt độngtheo cặp.
-Gọi HS phát biểu bổ sung ý kiến cho bạn.
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối phát biểu,bổ sung.
a) Trò chơi bạn nam thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay,...
- Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ trồng hoa,...
-Trò chơi cả bạn nam và bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại,...
b) Những trò chơi v, đồ chơi có ích và lợi ích của chúng khi chơi:
-Thả diều( thú vị, khoẻ), Rước đèn ông sao(vui), chơi búp bê (rèn tính chu đáo,dịu dàng), xếp hình( rèn trí thông minh),...
-Chơi các đồ chơi ấy, trò chơi ấy nếu ham quá, quên ăn, quên ngủ, quên học thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và học tập.
c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng:
 Súng phun nước ( làm ướt người khác),đấu kiếm( dễ làm cho nhau bị thương),....
Bài 4: 
- Gọi HS đọc YC.
-Gọi HS phát biểu.
- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Dặn Hs ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Các từ ngữ: say mê, hăng say,thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa,..
- HS tiếp nối đặt câu.
*Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
*Nam rất ham thích thả diều.
- lắng nghe
Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Kể chuyện 
Tiết: 15
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Kể bằng lời câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
-Hiểu ý nghĩa của truyện, của tính cách nhân vật ttrong mỗi câu chuyện kể.
-Lời kể chân thật, giàu hình ảnh.
-Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề bài viết sẵn lên bảng.
- Chuẩn bị những câu chuyện gần gũi với các em.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể truyện Búp bê của ai?
- Gọi 1 HS đọc phần kết truyện với tình huống: cô chủ cũ gặp búp bê trên tay cô chủ mới.
- Nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
- GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc YC của đề.
-Ph ... cậu bé tuổi ngựa. Cởu rất thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
- 4HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- HS đọc nhẩm trong nhóm.
- Đọc thuộc theo hình thức tiếp nối. Đọc cả bài.
- 1 Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
 Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết:29
Luyện tập miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
- Phân tích cấu tạo của một bài văn miêu tả đồ vật( mở bài, thân bài, kết bài và trình tự miêu tả)
- Hiểu tác dụng của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, xen kẽ giữa lời tả với lời kể.
- Biết lập một dàn ý tả đồ vật theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là miêu tả?
+Nêu cấu tạo bài văn miêu tả.
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho thân bài tả cái trống.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy -học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
 Gv nêu nội dung và yêu cầu của giờ học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi Hs tiếp nối nhau đọc nội dung và yêu cầu.
1a)
-YC HS trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi:
+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiêc xe đạp của chú Tư.
+Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn có tác dụng gì?Mở bài, kết bài theo cách nào?
+Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?
- Phát phiếu cho từng cặp Yc làm câu b),d) vào phiếu.
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-2 Hs trả lời câu hỏi.
- 2 Hs đứng tại chỗ đọc.
- Lắng nghe.
-2 Hs đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết... chiếc xe đạp của chú.
+Thân bài: ở xóm vườn, vó một chiếc xe đạp....Nó đá đó.
+Kết bài: đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe đạp của mình.
+ Mở bài :giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư.
+Thân bài: tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
+ Kết bài:Nói lên niềm vui của con nít và chú Tư bên chiếc xe đạp.
+ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng:
.Mắt nhìn:Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng/ Giữa tay ccàm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa.
.Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai.
-Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
-Đọc lại phiếu.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu, Gv viết đề bài lên bảng.
- Gợi ý: +lập dàn ý tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải là chiếc áo mà em thích
+Dựa vài các bài văn: Chiếc cối tân, Chiếc xe đạp của chú Tư... để lập dàn ý.
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình, GV ghi nhanh các ý lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi.
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- lắng nghe.
- Tự làm bài.
- 3 đến 5 HS đọc bài.
- Gọi HS đọc dàn ý.
- Hỏi : Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả, chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
+ Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý điều gì?
- Đọc, bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu và phù hợp thực tế.
- Cần quan sát bằng nhiều giác quan.
-Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý kết hợp lời kể và tình cảm của con người với đồ vật ấy. 
C. Củng cố- Dặn dò:
- Thế nào là văn miêu tả?
- Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điểm gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà hoàn thành BT 2 hoặc viết thành bài văn miêu tả .
- 2 h/s trả lời
- lắng nghe
 Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 30
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
-Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí: bằng nhiều cách( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...)
-Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với đồ vật khác cùng loại .
-Lập dàn ý tả đồ chơi thao kết quả quan sát.
II. đồ dùng dạy học:
-HS chuẩn bị đồ chơi.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc dàn ý: tả chiếc áo của em.
-Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
-Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Gv nêu nội dung và nhiệm vụ của giờ học.
2/ Nhận xét
 Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
-Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho h/ s ( nếu có)
Bài 2:
-Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
- Khi quan sát đồ vật, các em cần chu ý quan sát từ bao quát đến bộ phận... Khi quan sát phải sử dụng nhiều giác quanđể tìm ra đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
4/ Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu, GV viết đề bài lên bảng
- Yêu cầu HS tự làm bài, Gv đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
-Gọi HS trinh bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS
-2 Hs đọc dàn ý.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS lắng nghe và ghi vở.
-3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin....
Ví dụ:
+Chiếc ô tô của em rất đẹp.
+Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su....
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến:
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí, từ bao quát đến bbộ phận.
+Quan sát bằng nhiều giác quan
+Tìm ra những đăc điểm riêng để phân biệt nó với đồ vật cùng loại.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
-Tự làm bài vào vở.
-3 đến 5 HS trình bày.
Ví dụ:
Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất.
Thân bài:
- Hình dáng; Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu ttrước ngực.
-Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng nhạt ở tai, mõm...
-Hai mắt:đen láy, trông như mắt thật,....
-Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.
-Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ...
-Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm cho nó càng đáng yêu hơn.
Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ôm chú như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
C. Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
Thứ.......ngày.......tháng.......năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 30
Phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục tiêu:
- Biết phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người khác( biết thưa gửi, lời xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác)
- Biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp: biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy khổ to và bút dạ.
-Bảng lớp viết sẵn BT 1 phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
-Gọi HS đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
-Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Nêu y/x giờ học
2/ Nhận xét
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- YC trao đỏi và tìm từ ngữ. Gv viết câu hỏi lên bảng.
- Mẹ ơi con tuổi gì?
- Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như: cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ạ, ơi, thưa , dạ...
 Bài 2:
- Goi 1 Hs đọc yêu cầu và nội dung.
-Gọi HS đặt câu. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho Hs.
- Khen những HS có câu hỏi lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Bài 3:
 -Theo em, để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi như thế nào?
- Lấy ví dụ về những câu chúng ta không nên hỏi?
-Để giữ phép lịch sự ,khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác
- Hỏi : Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì?
3/ Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
4/ Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
-YC HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu và bổ sung
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
-3 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Lắng nghe.Ghi vở
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 Hs cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con.
- Lời gọi : Mẹ ơi
- 1 Hs đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau đặt câu.
- Lắng nghe
- Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
- 3-4 h/s nêu ví dụ
- Lắng nghe.
- Để giữ phép lịch sự, khi hỏi người khác cần:
+Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi.
+Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
- 2 h/s đọc
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Qua cách hỏi - đáp ta biết được điều gì về nhân vật
- GV kết luận ý đúng
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-YC HS tìm câu hỏi trong truyện.
-Gọi HS đọc câu hỏi:
- Đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các em hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao? 
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
-Gọi HS phát biểu.
- Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi ntn?
- Hỏi như vậy đã được chưa?
 - Khi hỏi , không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò , làm phiền lòng người khác.
C. Củng cố- Dặn dò:
-làm thế nào để giỡ phép lịch sự khi hỏi người khác?
-Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác.
- Qua cách hỏi- đáp, ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong SGK.
- Các câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+Chắc là cụ bị ốm?
+Hay cụ đánh mất cái gì?
+Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ được không ạ?
- Lắng nghe.
- 2 Hs cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Câu hỏi mà các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
-Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
-Chuyển thành câu hỏi:
+Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế ạ?
+Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ?
+Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
 Những câu hỏi này chưa hợp lívới người lớn lắm, chưa tế nhị.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tiet_15_dinh_huu_thin.doc