Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 38: Luyện từ và câu - Ôn tập - Phạm Thị Thanh

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 38: Luyện từ và câu - Ôn tập - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

- Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ thuộc chủ đề có chí thì nên.

- Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Giới thiệu bài + Học sinh lắng nghe

2. Luyện tập

Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu đầu bài - làm nháp - nhận xét - làm vào vở

- Đáp án đúng:

 

doc 1 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tiết 38: Luyện từ và câu - Ôn tập - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt +
Luyện từ và câu: Ôn tập 
I. Mục tiêu:
Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ thuộc chủ đề có chí thì nên.
Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
Học sinh lắng nghe
2. Luyện tập
Bài 1: 
Học sinh đọc yêu cầu đầu bài - làm nháp - nhận xét - làm vào vở 
Đáp án đúng:
a) Tìm các từ chỉ ý chí nghị lực của con người
b) Nêu những hiện tượng trái ngược với ý chí - nghị lực.
a) Quyết chí, quyết tâm, kiên tâm, vững tâm, bền chí ...
b) 	Ngã lòng, nản lòng nản chí, nhụt chí, thoái chí, bỏ cuộc, ...
Cho học sinh đọc lại các từ đó và giải nghĩa từ kiên tâm, ngã lòng.
Học sinh đọc lại từ và giải nghĩa - nhận xét 
Bài 2: Xếp các từ ở bài 1 thành 2 loại danh từ, động từ.
Học sinh thảo luận và phân loại.
Các nhóm báo cáo kết quả.
Đáp án đúng:
Danh từ: Quyết chí, quyết tâm, kiên tâm, vững tâm, bền chí.
Động từ: Ngã lòng, nhụt chí, nản lòng, nản chí, thoái chí...
Bài 3:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài, học sinh cả lớp làm bài. Cách làm:
a) Viết 1 thành ngữ, tục ngữ nói về ý chí, nghị lực mà em biết
a) Học sinh nêu tành ngữ, tục ngữ nói về ý chí, nghị lực - giải thích - lớp nhận xét 
b) Viết 1 đoạn văn nói về 1 người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách và dạt được thành công, có mở đầu hoặc kết thúc bằng một thành ngữ hoặc tục ngữ.
b) học sinh viết vào nháp - đổi chéo bài sửa bài cho nhau, 1 số bạn lên đọc - lớp nhận xét 
Ví dụ: “Có công mài sắt, có ngày lên kim”
 Đúng vậy. Năm lớp một và lớp hai chữ viết của em rất xấu, em viết ngoáy, viết vội vàng, tẩy xoá rất bừa bãi... Các bài chính tả em thường bị điểm kém nhất lớp. Mỗi lần ở nhà, mẹ kiên trì uốn nắn cho em từng li từng tí. Đến cuối năm lớp ba, em được chọn đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp thành phố và đạt giải ba.
3. Củng cố, dặn dò:
Nêu các từ ngữ thuộc chủ đề “Có chí thì nên”
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tiet_38_luyen_tu_va_cau_on_tap_pham.doc