Giáo án 2 cột - Lớp 4 - Tuần 22

Giáo án 2 cột - Lớp 4 - Tuần 22

Thể dục

NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN

TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU”

I. MUC TIÊU:

- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia trò chơi: Đi qua cầu.

II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:

-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.

-Phương tiện: dây để nhảy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút.

- GV phổ biến nội dung bài học.

- Tập bài tập thể dục Trò chơi: Kết bạn.

- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.

- Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xe.

2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút.

a. Bài tập RLTTCB.

- Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân.

- HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây.

- Tập luyện theo tổ hoặc cho luân phiên từng nhĩm thay nhau tập. GV thường xuyên phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS.

b. Trị chơi vận động: Đi qua cầu.

- GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.

- GV cho HS tập trước một số lần đi trên đất.

- Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 cột - Lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU”
I. MUC TIÊU:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia trò chơi: Đi qua cầu.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: dây để nhảy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
- GV phổ biến nội dung bài học. 
- Tập bài tập thể dục Trò chơi: Kết bạn. 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập. 
- Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xe. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB.
- Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. 
- HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây và chụm hai chân bật nhảy qua dây nhẹ nhàng theo nhịp quay dây. 
- Tập luyện theo tổ hoặc cho luân phiên từng nhĩm thay nhau tập. GV thường xuyên phát hiện và sửa chữa động tác sai cho HS.
b. Trị chơi vận động: Đi qua cầu.
- GV cho HS tập hợp, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
- GV cho HS tập trước một số lần đi trên đất. 
- Tổ nào thực hiện đúng nhất, tổ đó thắng.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
- Chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh kết hợp hít thở sâu. 
- GV củng cố bài.
- GV nhận xét tiết học.
- HS tập hợp 4 hàng dọc. Tập bài tập thể dục phát triển chung. 
- Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xe. 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân
- Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. 
- HS khởi động lại các khớp, ôn cách so dây, chao dây, quay dây.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tập.
HS chơi trò chơi : Đi qua cầu
- HS chạy nhẹ nhàng, sau đó đứng tại chỗ tập một số động tác hồi tĩnh và kết hợp hít thở sâu. 
Tập đọc
Tiết 43: SẦU RIÊNG
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
.Luyện đọc:
- Gọi 3 em đọc tiếp nối 3 đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, hướng dẫn từ khó hiểu trong bài.
LÇn 1: GV chó ý söa ph¸t ©m.
LÇn 2: HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ : mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê.
LÇn 3: H­íng dÉn HS ®äc ®óng c©u dµi ë b¶ng phô (ng¾t, nghØ h¬i, nhÊn giäng
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng.
. Tìm hiểu bài:
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, của sầu riêng với dáng cây sầu riêng.
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- Nội dung nêu lên gì?
- Gọi HS đọc toàn bài yêu cầu cả lớp theo dõi, trao đổi, tìm ý chính của bài.
- Gọi HS phát biểu ý chính của bài
- GV nhận xét, kết luận và ghi bảng.
. Đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS đọc diễn cảm đoạn (sầu riêng là loại trái quý  quyến rũ đến kì lạ)
- GV đọc mẫu: 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét , cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị : Chợ Tết.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu
+ Đoạn 1:Từ đầu đến kì lạ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tháng năm ta.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, và hiểu từ mới.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
- Hoa: trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, nhỏ như vẩy cá,nhụy li ti giữa những cánh hoa.
- Quả: lủng lẳng dưới cành, trông giống như tổ kiến,...
- Dáng cây:khẳng khiu, cao vút,....
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
- Vậy mà khi trái chín, hương vị toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn
- HS đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Rút gọn được phân số .
- Quy đồng được mẫu số hai phân số .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
Bài 1: Rút gọn các phân số
 ;;;
- HS có thể rút gọn dần qua nhiều bước trung gian.
Bài 2 : Trong các phân soos dưới đây phân số nào bằng phân số 
- Gọi HS nêu yêu cầu và cách làm bài tập.
-Muốn biết phân số nào bằng phân số , chúng ta làm như nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 3 
- GV yêu cầu HS tự QĐMS các phân số, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
4. Củng cố- dặn dò
 - GV nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị :So sánh hai phân số cùng mẫu số.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS rút gọn 1 phân số. HS cả lớp làm bài vào vở . 
 = = ; = = 
 = = ; = = 
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Chúng ta cần rút gọn các phân số.
• Phân số là phân số tối giản
• Phân số = = .
• Phân số = = 
• Phân số = = 
Vậy phân số vàbằng phân số .
- HS lên bảng làm bài
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Khoa học
Tiết 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt ,học tập ,lao động ,giải trí ;dùng để báo hiệu (còi tàu ,xe ,trống trường... )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí.
- Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? cho ví dụ.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2
- Yêu cầu: quan sát các hình minh hoạ trang 86 trong SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và những vai trò khác mà em biết. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm 
- Gọi HS trình bày.GV kết luận
Hoạt động 2:Em thích và không thích những âm thanh nào?
-Hãy nói cho các bạn biết em thích những loại âm thanh nào? không thích những loại âm thanh nào? vì sao lại như vậy?
-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về 1 âm thanh ưa thích,1âm thanh không thích, giải thích tại sao?
- GV kết luận.
Hoạt động 3:ích lợi của việc ghi lại âm thanh
- Em thích nghe bài hát nào? lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào?
- Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
- Hiện nay có những cách ghi âm nào?
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại muc bạn cần biết..
- Chuẩn bị : Âm thanh trong cuộc sống (tt).
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng lần lượt thực hiện các yêu cầu.
- HS hoạt động theo nhóm đôi 
- 2 HS ngồi cùng bàn, quan sát, trao đổi và tìm vai trò của âm thanh - ghi vào giấy
- HS lấy 1 giấy, chia làm 2 cột (thích - không thích) rồi ghi những âm thanh vào cột cho phù hợp.
VD: Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo.
- Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
- Người ta có thể dùng băng, đĩa để ghi âm thanh.
Âm nhạc : Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ
GV bộ môn dạy
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật : Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả
Cô Tuyền dạy
 Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Xác định được bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào?
- Viết đoạn văn tả về một loại trái cây trong đó có dùng một số câu kể Ai thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn phần nhận xét 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Vị ngữ trong câu biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
. Phần nhận xét:
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS dùng dấu ngoặc đơn đánh dấu câu kể Ai thế nào? 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Xác định chủ ngữ của những câu kể ai thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Bài 3:
- Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?
- Chủ ngữ trong các câu trên do loại từ nào tạo thành?
- GV kết luận như ghi nhớ
. Phần luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài theo các kí hiệu đã quy định.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
4. Củng cố – dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị :MRVT: Cái đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Câu kể Ai thế nào? 
+ Hà Nội //tưng bừng màu cờ đỏ.
+Cả một vùng trời //bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Các cụ già//vẻ mặt nghiêm trang.
+ Những cô gái //thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
- HS trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
- Chủ ngữ trong các câu trên đều là các sự vật có đặc điểm được nêu ở vị ngữ.
- Chủ ngữ trong các câu trên do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp những câu kể Ai thế nào?
. Màu vàng trên lưng chú // lấp lánh
. Bốn cái cánh // mỏng như giấy bóng
.Cái đầu tròn và hai con mắt //long lanh như thuỷ tinh. 
. Thân chú// nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
. Bốn cánh //khẽ rung rung như đang....
- HS cả lớp viết vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
Toán
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÓ CÙNG MẪU SỐ
I. MỤC TIÊU
 - Biết so sánh 2 phân số có cùng mẫu số.
 -Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động  ... n hoá độc đáo
4. Củng cố- dặn dò
 - HS nhắc lại ghi nhớ bài.
- Chuẩn bị :Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày trên bảng.
TT
Nghành công nghiệp
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
1
Khai thác dầu khí
Dầu thô khí đốt
Vùng biển có dầu khí
2
Sản xuất điện
Điện
Sông ngòi có thác ghềnh
3
Chế biến LTTP
gạo, trái cây
Có đất phù sa màu mỡ, nhiều nhà máy...
4
...
...
...
- Xuồng ghe.
- Trên các con sông
- 4 HS trình bày trước lớp : Chợ thường họp trên những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của ghe xuồng từ nhiều nơi đổ về . người dân buôn bán hoa quả, .....khung cảnh nhọn nhịp và tấp nập
- HS nhìn vào sơ đồ, trình bày lại những nội dung kiến thức bài học vừa học.
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2) 
- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Cây bàng, cây phượng vĩ.
 - Bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của mỗi tác giả ở từng đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 3 Hs đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung nhắc HS đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre đọc thêm ở nhà hoặc lúc làm bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm gồm 4 HS
 - Tác giả miêu tả cái gì?
- Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Gọi HS các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
Tả Thân cây
Thân cây bàng to, tròn như cột đình vượt lên tầng 2 lớp em. Không biết nó bao nhiêu tuổi mà to gần 1 vòng tay em. Thân cây sù sì như da cóc, vỏ màu xám, có nhiều vết trầy xước, chắc đó là những dấu tích của sự từng trải mưa nắng cùng tuổi thơ chúng em.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích và phân tích cách tả lá cây, thân cây qua hai đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre.
- HS đứng tại chỗ đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi
- Thảo luận, làm việc trong nhóm 4 theo yêu cầu.
. Đoạn tả lá bàng
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, chính xác, sinh động.
. Đoạn tả cây sồi già
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa hè.
 - Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười,...
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài vào vở hoặc giấy.
- 5 HS đọc bài
VD: Đoạn văn tả Lá cây
Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng, che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp, tạo ra một vòm lá xanh mà mưa nắng không hề lọt qua được.
Tả Gốc cây
Gốc cây si già là nơi hấp dẫn lũ trẻ mục đồng nhất. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa hiền lành đang lim dim ngủ. Có những cái rễ bò lan đến 5,6m rồi mới chịu chui vào lòng đất.
Kĩ huật
TRỒNG CÂY RAU, HOA
I.MỤC TIÊU :
 - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
 - Biết cách trồng cây rau , hoa trên luống và cách trồng cây rau hoa trong chậu. 
 - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số cây rau, hoa con ( HS dẫ có sự chuẩn bị theo tổ ) 
Túi bầu có chứa đầy đất
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Ôđ tc:
Bài cũ :
Nêu một số điều kiện ngoại cảnh của cây rau hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
b) Hướng dẫn quy trình kĩ thuật trồng cây con.
-Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong quẹo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đút rễ , gãy ngọn? 
 - Chuẩn bị đất trồng như thế nào ?
- Tại sao phải xác định vị trí trồng cây?
Cần đào hốc trồng cây như thế nào ?
Cách trồng cây ?
c) Hưóng dẫn thao tác kĩ thuật :
 Hướng dẫn cho HS thao tác trên bầu đất 
HS lắng nghe
- HS đọc nội dung bài trong SGK
 + Cây con đem trồng mập, khoẻ, không bị sâu bệnh thì sau khi trộng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu rrồng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn.
 + Đất trộng cây con phải được làm nhỏ, tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây phát triển thuận lợi , đi lại chăm sóc dễ dàng.
+ Cây trồng cần có một khoảng cách nhất định vì nhu cầu ánh sáng , không khí của mỗi loại cây đều khác nhau , sự phát triển của mỗi cây đều khác nhau.
+ Độ sâu , độ lớn của mỗi cây tuỳ từng cây con, không đào hốc quá sâu đối với cây giống nhỏ và ngược lại.
+ Đặt cây vào giữa hốc và một tay giữ cho cây thẳng đứng, một tay vun đất vào quanh gốc cây, ấn chặt cho đến khi cây tự đứng vững được
+ Tưới nước cho cây sau khi đã trồng xong. Nếu trời nắng nên che phủ cho cây khỏi bị héo trong vòng 3 – 5 ngày 
- HS thực hiện trên bầu đất đã chuẩn bị
4.Củng cố , dặn dò: 
 - HS đọc ghi nhớ ở SGK
 - Chuẩn bi tiết sau 
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh hai phân số .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Khi so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- HS nhắc lại cách so sánh với 1
3.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
Bài 1: So sánh hai phân số
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
a) và 
b/ và .
Bài 2: So sánh phân số bằng hai cách khác nhau
- GV viết phần a của bài tập lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm ra 2 cách so sánh phân số và .
- GV yêu cầu HS tự làm bài theo cách QĐMS rồi so sánh, sau đó hướng dẫn HS cách so sánh với 1.
- so sánh từng phân số trên với 1.
b/ 
Bài 3
- GV yêu cầu HS quy QĐMS rồi so sánh hai phân số
; .
- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên.
 - Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ? 
- Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào ?
b/ ; 
4. Củng cố- dặn dò
 - HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
- Chuẩn bị :Luyện tập chung.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai phân số.
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi mới so sánh.
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện so sánh 2 cặp phân số, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) < 
b) và giữ nguyên ps 
Vì nên < .
- HS thảo luận nhóm 4 đưa ra, sau đó thống nhất hai cách so sánh :
 • QĐMS các phân số rồi so sánh.
 • So sánh với 1.
Cách 1:
Cách 2:
Từ ta có 
Cách1: 
 vì
cách 2: 
Từ ta có 
- Tử số hai phân số bằng nhau
Mẫu phân số lớn hơn mẫu phân số
- Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
- HS lên bảng giải và giải thích tại sao?
b/ ; 
Kể chuyện
Tiết 21: KỂ CHUYỆN CON VỊT XẤU XÍ
I. MỤC TIÊU
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
- Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : GV nêu nội dung bài và ghi tựa bài lên bảng.
b/Hướng dẫn:
. GV kể chuyện
- Cho HS quan sát các tranh minh hoạ truyện đọc và đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- GV kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ trên bảng.
- Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh nào?
-Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại cùng đàn vịt? Vì sao nó lại có cảm giác như vậy?
-Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- HS nhìn thứ tự như SGK. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, sắp xếp tranh theo đúng trình tự và giải thích cách sắp xếp bằng cách nói lại nội dung tranh bằng 1 đến 2 câu.
- Gọi HS trình bày cách sắp xếp của mình.
- Nhận xét, kết luận thứ tự đúng: 3-1-2
.Hướng dẫn kể từng đoạn
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
 Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể.
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
 4. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung câu chuyện. GV liên hệ : Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
- Chuẩn bị :Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- HS kể chuyện trước lớp HS cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ.
- Thiên nga ở lại với đàn vịt vì nó quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương Nam tránh rét được.
- Thiên nga cảm thấy buồn lắm khi ở lại với đàn vịt. Vì nó không có ai làm bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn, đàn vịt con thì chành chọc, bắt nạt, hắt hủi nó. Trong mắt của vịt con nó là một con vịt xấu xí, vô tích sự.
- Khi được bố mẹ đến đón, nó vô cùng vui sướng. Nó quên hết mọi chuyện buồn đã qua. Nó cám ơn vịt mẹ và lưu luyến chia tay với đàn vịt con.
- Câu chuyện kết thúc khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con nhận ra lỗi lầm của mình.
- HS ngồi 2 bàn trên, dưới tạo thành một nhóm thảo luận, trao đổi những yêu cầu của GV.
- HS tạo thành 1 nhóm, hoạt động theo hướng dẫn khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn, cùng nhau trao đổi về lời khuyên mà câu chuyện muốn nói.
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta phải biét yêu thương, giúp đỡ mọi người. Không nên bắt nạt, hắt hủi người khác.
- 2 đến 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Theo dõi, hỏi bạn câu hỏi.
 Xét duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 22 Cuc VIP.doc