I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc toàn bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn)
2. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
3. Thái độ: giáo dục tinh thần giúp đỡ bảo vệ kẻ yếu trong trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK; truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí”.
- bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: kiểm tra sách vở của hS
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1 . Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm. Gv kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm.
Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục đích, yêu cầu Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. - Biết cách đọc toàn bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn) Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 3. Thái độ: giáo dục tinh thần giúp đỡ bảo vệ kẻ yếu trong trường lớp. II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ trong SGK; truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí”. - bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở của hS B. Dạy bài mới Giới thiệu bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4, tập 1 . Cả lớp mở mục lục SGK đọc tên 5 chủ điểm. Gv kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm. - Giới thiệu chủ điểm và bài học: GV giới thiệu chủ điểm đầu tiên thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người thương yêu giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn,khó khăn.Giới thiệu tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí .Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 12 -15 phút Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài +HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( 2 lần) Đoạn 1: hai dòng đầu( vào câu chuyện) Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo( hình dáng Nhà Trò) Đoạn3: Năm dòng tiếp theo( Lời Nhà Trò). Đoạn 4: Phần còn lại( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn) *Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc *Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: ngắn chùn chùn, thui thủi luyện đọc câu khó :Chị mặc áo...ngắn chùn chùn. + HS luyện đọc cá nhân. + Một, hai HS đọc cả bài. + GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện,với lời lẽ tính cách của từng nhân vật. b. Tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn một tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? GV chốt ý: Dế mèn tình cờ gặp Nhà Trò. HS đọc lướt đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt. GV chốt: chị Nhà Trò gầy yếu HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận câu hỏi 2 SGK theo bàn: Gv chốt: Nhà Trò không trả được nợ, bọn nhện đánh Nhà Trò và lần này doạ bắt ăn thịt. HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 3 SGK Gv chốt: Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn. HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 12- 15 phút 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm: + cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò , giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương... GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém.......vặt cánh ăn thịt em. HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn HS nhận xét, Gv nhận xét, đánh giá. GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? Gv ghi đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu. 3. Củng cố, dặn dò - GV giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế mèn? - GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị đọc phần tiếp theo của câu chuyện. Tập đọc Mẹ ốm I. Mục đích, yêu cầu 1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu. - Biết đọc diễn cảm bài thơ - đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo,lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. 3. Thái độ: học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy – học: - tranh minh họa SGK. Bảng phụ chép khổ thơ 4,5 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: hai HS nối tiếp nhau đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài học B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 12- 15 phút a.Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài +HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ ( 2 lần) *Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc, chú ý ngắt hơi đúng chỗ để câu thơ thể hiện đúng nghĩa. *Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: truyện Kiều luyện đọc khổ thơ 2. + HS luyện đọc cá nhân. + Một, hai HS đọc cả bài. + GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng tình cảm, chuyển giọng linh hoạt: từ trầm buồn khi đọc khổ thơ 1,2 đến lo lắng ở khổ thơ 3, vui hơn khi mẹ đã khoẻ khổ 4,5; thiết tha ở khổ 6,7. b. Tìm hiểu bài GV yêu cầu HS đọc lướt khổ thơ 1,2 trả lời câu hỏi 1 SGK GV chốt ý:Mẹ bạn nhỏ ốm. HS đọc lướt khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi 2 SGK. GV chốt: sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ bạn nhỏ. HS đọc thầm toàn bài thơ thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn: Gv chốt: bạn nhỏ thương mẹ, mong mẹ chóng khoẻ, làm mọi việc để mẹ vui, thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình. 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 12- 15 phút 3HS nối tiếp đọc 7 khổ( mỗi em đọc 2 khổ, em cuối đọc 3 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện đúng nội dung các khổ thơ với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm. GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm1,2 khổ và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: Khổ 4,5 GV đọc diễn cảm khổ thơ để làm mẫu cho HS HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn. HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá. GV hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì? Gv ghi đại ý: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo,lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. 3. Củng cố, dặn dò - Các em học được điều gì qua bài thơ trên? các em đx làm gì để cha mẹ vui lòng? - GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị học phần tiếp theo của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Chính tả Nghe - viết: dế mèn bênh vực kẻ yếu. Phân biệt l/n, an/ ang I. Mục đích, yêu cầu 1. Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Kiến thức: Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n) hoặc vần ( an/ang ) dễ lẫn. 3. Thái độ: có ý thức rèn chữ đẹp, đoàn kết giúp đỡ bạn. II. Đồ dùng dạy – học: _ Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học A. Mở đầu: GV nhắc lại một số yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng học tập. B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Sau dó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n ) hoặc vần ( an/ang) các em dễ đọc sai viết sai. 2.Hướng dẫn chính tả: 8 - 10 phút - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK . - Hướng dẫn HS nắm nội dung chính của bài viết: + Tìm chi tiết tả hình dáng chị Nhà Trò? - Hướng dẫn HS nhận xét hiện tượng chính tả: + trong đoạn văn có những danh từ riêng nào? khi viết phải viết như thế nào? - Hướng dẫn HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó dễ viết sai: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn, áo thâm,khoẻ... - HS đọc thầm lại đoạ văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai. 3.Viết chính tả: 12 - 15 phút - GV nhắc HS tư thể ngồi viết , cách trình bày bài. - GV đọc cho HS nghe viết từ Một hôm đến vẫn khóc. - GV đọc toàn bài cho HS soát lại. 4.Chấm chữa bài chính tả : 4 - 5 phút - GV chấm 5 - 7 bài. Nhận xét chung. 5.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: 4 -5 phútâ. a.Bài tập 2a : làm việc cả lớp - HS đọc yêu cầu của bài 2a. - HS tự làm vào vở bài tập . - GV dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng 3 HS lên trình bày kết quả trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài. GV chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho. b.Bài tập 3a: - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng- viết vào bảng con. - HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố và lời giải. - GV nhận xét, khen ngợi những em giải đố nhanh viết đúng chính tả. - Cả lớp viết vào vở bài tập: cái la bàn 6.Củng cố, dặn dò: - GV nhân xét tiết học, nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã ôn luyện, học thuộc lòng hai câu đố ở bài tập 3 để đố lại người khác. Luyện từ và câu Cấu tạo của tiếng I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản ( gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Kỹ năng: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. 3. Thái độ: có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng ngữ pháp II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình(mỗi bộ phận của tiếng viết một màu). - Bộ chữ cái ghép tiếng. III. Các hoạt động dạy học A. mở đầu: Gv nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu – tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, bíêt nói thành cau gãy gọn. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của một tiếng, từ đó hiểu thể nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ 2.Hướng dẫn hình thành khái niệm ( 5 - 10 phút) a. nhận xét - HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK. + Yêu cầu 1: đếm số tiếng trong câu tục ngữ. - Tất cả HS đếm thầm, một hai HS nói kết quả đếm. +Yêu cầu 2: Đánh vần tiểng bầu, Ghi lại cách đánh vần đó. - Tất cả HS đánh vần thầm, một HS đánh vần thành tiếng. - Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ- âu- bâu- huyền - bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả. - GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng + Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu ( tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành) - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số em lên trình bày kết luận: tiêng bầu gồm ba phần: âm đầu, vần và thanh. + Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét. - Tổ chức hoạt động nhóm. - GV giao cho mỗi nhóm phân tích 2 tiếng. Các n ... HS kể lại được câu chuỵên đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện biết trao đổi vơid bạn về ý nghĩa câu chuyện: ngoài việc giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2.rèn kĩ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. 3. Thái độ: giáo dục HS có lòng nhân ái II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học 1.Giới thiệu truyện: - trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm Thương người như thể thương thân, các em sẽ nghe cô kể câu chuyện giải thích sự tích hồ Ba Bể- mọt hồ nước rất to đẹp ở Bắc kạn - Trước khi nghe cô kể các em hãy quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện hôm nay trong SGK. 2.HS nghe kể chuyện( 3-5 phút) - GV kể chuyện sự tích hồ Ba Bể lần 1, HS nghe.Sau đó giải nghĩa một số từ khó được chú thích sau truyện - GV kể lần 2 (kết hợp sử dụng tranh minh hoạ), HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ SGK. - Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể tai hoạ trong đêm hội, chậm rãi ở đoạn kết.Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm,gợi tả về hình dáng khổ sở của bà lão ăn xin.... 3.HS tập kể chuyện( 20-25 phút) - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS trước khi các em kể chuyên. + Chỉ cần kể lại đúng cốt chuyện không cần lặp lại nguyên văn lời cô. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. a.Kể chuyện theo nhóm: - Mỗi em kể một đoạn của câu chuyện theo từng tranh minh hoạ - Một em kể toàn bộ câu chuyện. b.Thi kể trước lớp: - Một vài nhóm HS thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 4.HS tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện( 3 -5 phút): - Nhân vật chính trong chuyện là ai? - ý nghĩa câu chuyệnlà gì? - HS trả lời câu hỏi 3 SGK . - GV chốt lại: Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân), khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. 5.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen gợi thêm những em nghe bạn kể chăm chú, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về kể chuyện cho người thân nghe, xem trước nội dung tiết kể chuyện Nàng tiên ốc. Tập làm văn Thế nào là kể chuyện? I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. 2. Kỹ năng: bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện. 3. Thái độ: tự giác tích cực học tập II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong chuyện Sự tích hồ Ba Bể III. Các hoạt động dạy học A. Mở đầu: GV nêu yêu cầu và cách học tiết tậplàm văn B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Lên lớp 4 các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú...Tiết học hôm nay các em sẽ học để biết thế nào là văn kể chuyện. 2.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 10 - 15 phút) a. Hướng dẫn HS nhận xét: Tổ chức hoạt động nhóm * Bài tập 1: một HS đọc nội dung bài tập - Một HS kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể . - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thực hiện 3 yêu cầu của bài tập 1. rồi trình bày thi xem nhóm nào làm đúng làm nhanh. - Các HS khác nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng: +các nhân vật ( bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội); + Các sự việc sảy ra và kết quả ( bà cụ ăn xin trong ngày cúng phật nhưng không ai cho. Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ ăn xin và cho ngủ trong nhà, Đêm khuya bà già hiện hình một con giao long lớn.Sáng sớm bà già cho mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi. Nước lụt dâng cao mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người. + ý nghĩa của truyện: : Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái( như hai mẹ con bà nông dân) sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể. *Baì tập 2: tổ chức làm việc cả lớp - Một HS đọc toàn bài tập 2 - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - GV gợi ý: + Bài văn có nhân vật không? Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không? - HS trả lời , các em khác nhận xét. - GV chốt lại : Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về Hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh) * Bài tập 3: HS trả lời miệng dựa trên kết quả của bài tập 2. b.Hướng dẫn HS ghi nhớ. - Một số HS đọc phần ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm. - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ. 3.Hướng dẫn HS luyện tập( 20 phút) a.Bài tập 1: Một số HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS: cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ, chuyện cần nói được sự giúp đỡ của em với người phụ nữ, em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nhận xét. - HS tập kể theo cặp. - Một số em thi kể trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét góp ý. b.Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - HS lần lượt phát biểu: + ý nghĩa câu chuyện: quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp. 4.Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ. Viết lại vào vở bài em vừa kể. Phiếu học tập nhóm: .................. Trong câu chuyện sự tích hồ Ba Bể : 1. Có những nhân vật nào: +......................................................................................................................... +........................................................................................................................... +.......................................................................................................................... 2. Các sự việc sảy ra và kết quả của các sự việc ấy: M : sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội ăn xin đ không ai cho. Sự việc 2: ..................................................................................................................... Sự việc 3 : .................................................................................................................... Sự việc 4 : ..................................................................................................................... Sự việc 5 : .................................................................................................................... Sự việc...... 3. ý nhĩa câu chuyện: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tập làm văn Nhân vật trong truyện I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: HS biết văn kể chuyện là phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người,là con vật, đồ vật, cây cối... được nhân hoá.Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật 2. Kỹ năng: Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. 3. Thái độ: Có thái độ hoà nhã quan tâm đến mọi người II. Đồ dùng dạy – học: - Bốn tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2.Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ( 5-10 phút) a.Hướng dẫn HS nhận xét: * Bài tập 1Tổ chức hoạt động nhóm. - Một HS đọc yêu cầu của bài. - Một HS nói tên những chuyện em đã học ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể ) - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập và lên trình bày trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giait đúng: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Sự tích hồ Ba Bể Nhân vật là người - Hai mẹ con bà nông dân - Bà cụ ăn xin - những người dự lễ hội Nhân vật là vật ( con vật, đồ vật, cây cối - Dế Mèn -Nhà Trò - bọn nhện - giao long * Bài tập 2: Tổ chức thảo luận theo cặp - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS trao đổi theo cặp. - Một số em phát biểu trước lớp, các em khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại : + Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sằng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét: là lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. + Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn,chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt. b.Hướng dẫn HS ghi nhớ: - Ba, bốn em đọc phần ghi nhớ SGK - Gv nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ. 3.Hướng dẫn HS luyện tập ( 25 phút) a.Bài tập 1: Làm việc cá nhân. - Một HS đọc nội dung bài tập 1. - cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh minh hoạ - HS trả lời các câu hỏi. - HS nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại :+ Nhân vật trong truyện là : Ni-ki-ta, Chi-om-ka, Gô-sa và bà ngoại. + Đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. + Bà có nhận xét như vậy là vì quan sát hành động của mỗi cháu. b.Bài tập 2: Một HS đọc nội dung bài tập - Tổ chức thảo luận theo bàn - HS trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết luận: + Nếu quan tâm sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc.... + Nếu không biết quan tâm: bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... măc em bé khóc. - HS thi kể. - Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng em, kết luận bạn kể hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt. - Nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài học
Tài liệu đính kèm: