Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến 4

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến 4

I. Mục đích yêu cầu

- Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học

 - Phấn màu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: HDHTV: TLV
Tuần 1
Lớp : 4
Luyện tập – viết thư
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết viết 1 bức thư thăm hỏi, trao đổi.
- Thông tin với nội dung kể lại thành tích học tập của em trong năm học qua.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu, phong bì thư, giấy viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy – học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
A. Giới thiệu bài
- GV ghi đề bài
Em hãy viết thư cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể lại thành tích học tập của em trong năm học vừa qua.
B. Tìm hiểu đề
- HS đọc lại đề bài
H- Trọng tâm của đề bài là gì?
C. Hướng dẫn HS làm bài
H- Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
(cho người thân ở xa)
H- Mục đích viết thư là gì?
(thăm hỏi và kể lại thành tích học tập trong năm qua).
H- EM cần thân hỏi người thân những gì?
(Sức khoẻ, công việc)
H- Em định kể cho người thân nghe những gì?
(thành tích học tập của em trong năm học qua, sức khoẻ hiện nay)
H- Em chúc và hứa hẹn với người thân những gì?
H- EM cần xưng hô thế nào cho lễ phép?
D. HS làm bài
- HS viết bài
- Ghi phong bì thư
- Địa chỉ người nhận.
E. GV thư chấm một số bức thư
G. Củng cố – dặn dò
- GV ghi đề bài
- HS chép vào vở
- 2 HS đọc đề bài
- GV gạch chân từ quan trọng
- GV hỏi – ghi nhanh
- HS trả lời
- HS viết bài
- Cho bài vào phong bì gửi
- GV nhận xét bài
- GV nhận xét giờ tập viết thư cho bạn
	* Rút kinh nghiệm: HS viết bài khá tốt
Môn: HDHTV: TLV Thứ sáu ngày....tháng....năm 2006
Tuần 1
Lớp : 4
Luyện tả ngoại hình nhân vật 
I. Mục đích yêu cầu
- Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy – học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
1. Giới thiệu bài: 
Luyện tả ngoại hình nhân vật trong văn kể chuyện.
2. Luyện tập
- Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô Tấm trong truyện Tấm Cám khi cô từ trong quả thị bước ra.
- GV cho HS đọc đề bài
H- Đề bài yêu cầu gì?
(Viết một đoạn văn ngắn miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô Tấm trong truyện Tấm Cám khi cô từ trong quả thị bước ra)
- HS kể lại câu chuyện Tấm Cám.
- Em hãy nêu đặc điểm ngoại hình của cô Tấm khi cô từ trong quả thị bước ra?
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những học sinh yếu.
- HS trình bày miệng đoạn văn của mình
3. Củng cố:
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?
4. Dặn dò
- Về nhà xem lại bài văn trên.
- GV nói, HS lắng nghe.
- GV chép đề bài lên bảng
- 2 HS đọc đề bài
- GV hỏi, HS trả lời
- 2 HS kể
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS tự làm bài
- 5 HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe
- Nhận xét, tuyên dương những HS trình bày và làm bài tốt. GV đọc bài mẫu.
- GV hỏi
- HS trả lời
	* Rút kinh nghiệm: .........................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn: Tiếng Việt 
Tuần 2
Luyện tập, mở rộng vốn từ 
thuộc chủ đề nhân hậu - đoàn kết”
I. Mục đích yêu cầu: Dấu hai chấm.
- Luyện tập, mở rộng vốn từ thuộc chủ đề “Nhân hậu, đoàn kết”.
- Củng cố kiến thức đã học về dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy – học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
1. Giới thiệu bài: 
Luyện tập hai chấm
2. Luyện tập
Bài 1: Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. Nhân vật, nhân hậu, nhân ái, nhân từ.
b. Nhân dân, nhân loại, nhân đức, nhân gian.
c. Nhân sự, nhân lực, nhân quả, nhân công.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm, 1HS lên bảng
(Gạch bỏ a. nhân vật, b. nhân đức, c. nhân quả).
- GV hỏi HS lý do vì sao gạch những từ đó.
Bài 2: Điền vào chỗ tróng để tạo thành những câu tục ngữ.
a. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
b. Chị ngã em nâng
c. ở hiền gặp lành
d. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
e. Lọt sàng xuống nia
+ Nêu yêu cầu bài tập
+ HS làm, đọc chữa
+ GV cho HS giải thích ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ trên.
Bài 3: 
Nêu tác dụng của dấu: trong mỗi câu sau:
a. Người con gái vẫn còn sống mai trong bài hát ngợi ca như một kỉ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ”.
b. Họ hỏi:
- Tại sao các anh lại phải làm như vậy?
c. Vùng Hòn với đủ những vòm lá của đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, măng cụt, sum sê.
d. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.
e. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
- HS đọc yêu cầu
- HS làm, đọc chữa từng phần
a. Lời dẫn trực tiếp
b. Câu nói trực tiếp
c. Liệt kê
e. Giải thích
3. Củng cố
- Nêu một số từ thuộc chủ đề “nhân hậu - đoàn kết”?
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm?
4. Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập trên.
- GV nói- HS nghe
- GV chép đề bài lên bảng
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm, 1 em lên bảng
- GV nhận xét, chữa
- GV hỏi, HS trả lời
- GV chép đề bài lên bảng
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm bài, mỗi HS đọc chữ 1 phần.
- GV chép đề
- 1 HS đọc
- Cả lớp làm.
- 5 HS chữa
- GV hỏi
- HS trả lời
	* Rút kinh nghiệm: HS làm bài tương đối tốt.
Môn: Hướng dẫn tự học
Tuần 3
Từ đơn – từ phức 
 mở rộng vốn từ nhân hậu - đoàn kết
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức đã học về từ đơn, từ phức.
- Mở rộng cho HS vốn từ về chủ đề nhân hậu, đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy – học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
1. Giới thiệu bài
Từ đơn, từ phức
Mở rộng vốn từ nhân hậu.
2. Luyện tập
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
Mùa xuân/ mong ước/ đã/ đến/. Đầu tiên/, từ/ trong/ vườn/, mùi/hoa hồng/, hoa huệ/ sực nức/ bốc lên/.
Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong 2 câu trên và xếp các từ tách được vào bảng sau:
Từ đơn
Từ phức
đã, đến, từ, trong, vườn, mùi
Mùa xuân, mong ước, đầu tiên, hoa hồng, hoa huệ, sực nức, bốc lên.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài, chữa bài
H- Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
Bài 2: Gạch 1 gạch dưới những từ đơn, 2 gạch dưới những từ phức trong câu nói sau của Bác Hồ.
Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
Bài 3: Đánh dấu x vào thành ngữ không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại.
’ Đồng tâm hiệp lực
’ Đồng sức đồng lòng
’ Một lòng một dạ
’ Đồng cam chịu khổ
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài, nhận xét, chữa bài
H- Vì sao em lại đánh dấu x vào ô tróng thứ 3?
Bài 4: Tìm 4 từ có tiếng liền thuộc chủ đề đoàn kết
- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
- HS làm miệng.
3. Củng cố – dặn dò
H- Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
- Tìm 5 từ thuộc chủ đề đoàn kết?
*Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập trên.
- GV thuyết trình
- GV chép đề bài lên bảng 
- HS chép đề vào vở.
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm, 1 em lên bảng
- Hỏi đáp
- GV chép đề lên bảng
- HS chép đề vào vở.
- 1HS nêu
- Cả lớp làm, 1 em lên bảng
- Chữa, nhận xét.
- GV chép đề lên bảng
- HS chép đề vào vở
- 1 em nêu
- Cả lớp làm, một em lên bảng
- Hỏi đáp
- GV nêu miệng đề bài
- 1 em nêu lại yêu cầu
- GV gọi nhiều em nêu miệng.
- Hỏi đáp
	* Rút kinh nghiệm: 
Môn: hướng dẫn tự học 
Tuần 4
Luyện tập về từ ghép – từ láy
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức đã học về từ ghép, từ láy
II. Đồ dùng dạy học
	- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy – học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
1. Giới thiệu bài
Luyện tập về từ ghép, từ láy
2. Luyện tập
Bài 1: Cho đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đóa hoa toả hương thơm ngát.
Xếp các từ ghép, từ láy vào các nhóm
a. Từ ghép tổng hợp: vườn lá
b. Từ ghép phân loại: xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, đỏ thắm, cánh hoa, đóa hoa, thơm ngát.
c. Từ láy: xum xuê, rập rờn, mịn màng, khum khum, ngập ngừng.
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
- Thế nào là từ láy?
Bài 2: Tìm từ ghép, từ láy có chứa các tiếng mới, sáng, đẹp, vui, nhỏ.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
(Từ ghép: mới lạ, mới tinh, sáng tối, xinh đẹp, vui tươi, nhỏ bé.
Từ láy: mới mẻ, sáng suốt, đẹp đẽ, vui vẻ, nhỏ nhắn.)
Bài 3: Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ trong đoạn văn sau thành từ láy để các câu sau trở nên sinh động hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ.
a. Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.
b. Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm tốt mặt mũi.
c. Trên nền trười có những cánh cò đang bay.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, chữa bài
a. ào ào, lả tả, vun vút
b. xối xả, tối tăm
c. rập rờn.
3. Củng cố – dặn dò
- Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy? Có mấy kiểu từ ghép?
- Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập trên.
- GV thuyết trình
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đề bài.
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét
- Hỏi đáp
- GV chép đề bài lên bảng
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm bài
- GV gọi nhiều HS đọc chữa.
- GV treo bảng phụ
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm bài
- Chữa miệng.
- Hỏi đáp
- Thuyết trình
	* Rút kinh nghiệm:..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_1_den_4.doc