VẼ TRỨNG
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc - Đọc đúng, rõ, không ngắc ngứ, vấp váp các danh từ riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-chi-ô, dạy dỗ, trân trọng, trưng bày
- Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, với cảm hứng ca ngợi.Lời thầy giáo: đọc với giọng khuyên bảo ân cần.
1. Hiểu : - Từ ngữ: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng
- Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.
Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Tuần 12 Môn : Tập đọc Tiết : 23 " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi I. Mục tiêu 1. Đọc : - Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn: quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. 2. Hiểu: - Từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời - ý nghĩa của truyện: Qua tấm gươngBạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi từ ngữ, câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một vài câu - Theo em HS cần rèn luyện ý chí gì? Lấy VD về biểu hiện của 1 HS không có ý chí? - GV đánh giá,cho điểm B. Bài mới: Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài , cả lớp theo dõi tìm cách ngắt đoạn - Gọi HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài ( 3 lượt h/s đọc). GV sửa lối phát âm, ngắt giọng cho từng h/s BTB/ mở cụng ti vận tải đường thủy/vào lỳc những con tàu của người Hoa/ đó độc chiếm cỏc đường sụng miền bắc. Trờn mỗi chiếc tàu,ụng dỏn dũng chữ/”Người ta thỡ đi tàu ta”/và treo một cỏi ống/ để khỏch nào đồng tỡnh với ụng/ thỡ..tàu Chỉ trong mười năm,BTB đả trở thành”một bậc anh hung kinh tế”/ như đỏnh giỏ cao của người - GV nêu giọng đọc toàn bài và đọc mẫu b. Tìm hiểu bài Đoạn 1+2 : 1 h/s đọc to - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? - Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? - Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí? ý đoạn 1,2: BTB là người cú chớ. Đoạn 3+4: Còn lại - Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? - Bạch TháI Bưởi đã làm gì để canh tranh với chủ tàu nước ngoài? - Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu nước ngoài là gì? - Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã chiến thắng? - Tên những chiếc tàu của bạch Thai Bưởi có ý nghĩa gì? -Em hiểu thế nào là"một bậc anh hùng kinh tế?(làngườigiànhthắnglợikinhdoanh,thương trường,kinh doanh giỏi mang lại lợi ớch kt quốcgia) - Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? - HS đọc và nêu nội dung của bài. - GV ghi đại ý lên bảng. 3. Đọc diễn cảm - GV treo bảng phụ nêu đoạn văn cần luyện đọc theo trình tự: + Đọc mẫu + Luyện đọc theo nhóm + Các nhóm thi đọc- GV đánh giá. C. Củng cố, dặn dò - Câu chuyện này muốn nói điều gì? ( Con người hãy có ý chí vươn lên.) - GV Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ . - 1 HS trả lời - HS nhận xét H/s ghi vở - 1 h/s đọc, 2 h/s nêu cách ngắt đoạn - 4 HS x 3 lượt đọc và tham gia sửa lỗi - 1HS đọc - Lắng nghe - 1 HS đọc đoạn - HS trả lời.(mồ cụi cha..) ( làm thư kí, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ ( mất trắng tay nhưng không nản chí) - HS đọc thầm phầncòn lại. - HS trả lời - 2-3 h/s trả lời ( hành khách đI này một đông, các chủ tàu nước ngoài phảI bán tàu cho ông) ( biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc) ( đều mang những tên nhân vật, địa danh của lịch sử Việt Nam) 2-3 h/s nối nhau trả lời theo ý hiểu + Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, cú chớ trong kinh doanh , thất bại không ngã lòng Ca ngợi BTB giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. - HS nhắc lại đại ý. Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo yêu cầu của giáo viên 2 nhóm thi đọc - Nhận xét, bổ sung - 1 HS trả lời. Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn : Tập đọc Tiết 24 Vẽ trứng I. Mục tiêu: 1. Đọc - Đọc đúng, rõ, không ngắc ngứ, vấp váp các danh từ riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-chi-ô, dạy dỗ, trân trọng, trưng bày - Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, với cảm hứng ca ngợi.Lời thầy giáo: đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Hiểu : - Từ ngữ: khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng - Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. II. Đồ dùng dạy học: - Chân dung Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. - Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 h/s đọc bài " Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi và trả lời các câu hỏi: + Vì sao Bạch Thá Bưởi thành công + Nêu đại ý bài - GV đánh giá. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài - HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? - GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Gọi HS đọc toàn bài , cả lớp theo dõi tìm cách ngắt đoạn - Gọi HS đọc tiếp nối 2 đoạn của bài ( 3 lượt h/s đọc). GV sửa lối phát âm, ngắt giọng cho từng h/s - Gọi đọc chú giải - GV nêu giọng đọc toàn bài và đọc mẫu b. Tìm hiểu bài Đoạn 1: - Gọi h/s đọc - HS đọc và trao đổi về các câu hỏi dưới sự điều khiển của GV. - Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là gì? - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ cậu bé Lê-ô-nác-đô đa vin-xi cảm thấy chán ngán ? - tại sao thầy giáo lại cho rằng vẽ trứng là không dễ - Thầy Vê- rô- ki- ô cho học trò vẽ thế để lam gì? * Đoạn 2: - Gọi HS đọc đoạn 2 - Lê-ô-nác-đô Vin- xi thành đạt như thế nào? - Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê - ô - nác - đô trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ? - Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào quan trọng nhất ? - GV chốt lại - Yêu cầu h/s đọc thầm toàn bài và nêu nội dung 3. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm bài văn - GV treo bảng phụ nêu đoạn văn cần luyện đọc theo trình tự: + Đọc mẫu + Luyện đọc theo nhóm + Các nhóm thi đọc - GV đánh giá. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau: Người tìm đường lên các vì sao - HS nối tiếp nhau đọc bài (mỗi HS đọc 2 đọan) và trả lời câu hỏi - 1HS nêu đại ý của bài - HS nhận xét - Quan sát và trả lời câu hỏi - Học sinh ghi vở - 1 h/s đọc, 2 h/s phân đoạn - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt) - HS đọc phần chú giải và tìm thêm từ ngữ khó hiểu nếu có. - lắng nghe, ghi nhớ - 1 HS đọc to ( rất thích vẽ) ( vì suốt mười mấy ngày đầu cậu phải vẽ rất nhiều trứng ) ( trong hàng nghìn quả trứng không có lấy hai quả giống nhau, mỗi quả đều có nét riêng) (để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác) - 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. (+ Lê-ô-nác-đô là người có tài bẩm sinh. + Lê-ô-nác-đô gặp được thầy giỏi. + Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm.) - Nhiều HS phát biểu. Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê-ô-nác-đô,nhờ đó ông đã trở thành danh họa nổi tiếng. - 1 vài HS đọc lại Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo yêu cầu của giáo viên 2 nhóm thi đọc - Nhận xét, bổ sung - lắng nghe . Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn : Luyện từ và câu Tiết :24 Tính từ ( tiếp theo) I. Mục tiêu - Học sinh nắm được cách biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm người, sự vật, hiện tượng. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết sẵn bài tập ở phần tìm hiểu bài. - Báng phụ viết sẵn bài 1 phần luyện tập - Từ điển III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi h/s đặt 2 câu với 2 từ thuộc chủ đề ý chí, nghị lực của con người - Đọc thuộc các câu tục ngữ và nói ý nghĩa của tong câu - GV đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng 2. Phần nhận xét Bài 1: - Gọi đọc yêu cầu - Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong các câu sau khác nhau như thế nào? - GV kết luận bài đúng - Nêu nhận xét về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào?. - GV thống nhất lại đáp án. - Có những cách nào để thể hiện đặc điểm của tính chất? 3. Phần ghi nhớ: - GV treo bảng phụ chép sẵn ghi nhớ. - Yêu cầu h/s cho ví dụ minh hoạ ghi nhớ 4.Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu Gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm sự vật trong đoạn văn sau: - GV chốt lại. Hoa cà phê thơm đậm và ngọt... Hoa cà phê thơm lắm em ơi Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi. Mỗi mùa ....ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát ... đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu Tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: đỏ, cao, vui. - GV chốt lại đáp án +Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ chon chót, đỏ tía, rất đỏ, đỏ lắm,... + Cao; cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi, rất cao, cao quá, cao lắm, cao như núi... +Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, mừng vui, vui mừng, rất vui, vui lắm, vui như tết... Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được - GV đánh giá. C. Củng cố - Dặn dò - Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ - GV nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : Y chí Nghị lực - 3 HS đặt câu - 2 h/s đọc thuộc lòng - HS nhận xét - Học sinh ghi vở - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm - 1 HS làm bài và phát biểu ý kiến. - HS nhận xét và bổ sung. a)Tờ giấy trắng: mức độ trung bình- tính từ trắng. b)Tờ giấy này trăng trắng: mức độ thấp - từ láy trăng trắng. c) Tờ giấy này trắng tinh: mức độ cao- từ ghép trắng tinh. - 2 h/s nêu - 1 h/s đọc (ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất- rất trắng: hoặc các từ hơn, nhất- trắng hơn, trắng nhất 3 h/s trả lời theo ý hiểu - 2 h/s đọc to - 3-4 h/s tìm ví dụ - 1 HS đọc đề bài. - HS gạch chân từ biểu thị độ bằng bút chì vào sgk - HS đọc chữa - HS nhận xét - HS viết vào vở lời giải đúng. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài - HS làm nhóm( viết ra giấy đã chuẩn bị sẵn) - Đại diện nhóm đứng lên đọc các từ nhóm mình vừa đặt. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1HS nêu yêu cầu bài 3 và làm cá nhân. - HS lần lượt phát biểu câu mình đặt. - HS nhận xét, -HS nêu lại ghi nhớ. Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn : Luyện từ và câu Tiết: 23 Mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực I. Mục tiêu - Học sinh biết một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.. - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ nói về ý chí – nghị ... lại Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành bài - Gọi h/s nêu ý kiến thảo luận - làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? - Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ nào? - Tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ nào? - Cho h/s đặt câu với các từ tìm được Bài 3:- Gọi học sinh đọc yêu cầu - yêu cầu h/s tự làm bài - Gọi h/s chữa bài - GV đánh giá - Yêu cầu h/s đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu h/s chia nhóm 2 trả lời - GV chốt lại. a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức. * Muốn biết có phải vàng thật hay không người ta phải đem thử trong lửa. * Khuyên: Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi lên. b) Nước lã mà vã nlên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan * Nước lã mà vã lên hồ: Đừng sợ bắt đầu từ 2 bàn tay trắng. *Những người mà từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng được kính trọng, khâm phục. c) Có vất vả mới thanh nhàn, Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. * Cầm tàn che cho: phải thành đạt làm quan mới được cầm tàn che cho. * Khuyên người ta: phải vất vả mới có lúc nhàn nhã, có ngày thành đạt. C. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Tính từ - 2 h/s lên bảng đặt câu - 3 HS nối tiếp nhau trả lời miệng - HS nhận xét - Học sinh ghi vở - HS mở SGK - 1HS nêu yêu cầu bài 1 - H./s tự làm bài cá nhân Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất) Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công, chí tôn. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. - 1HS nêu yêu cầu - HS làm bài trong nhóm đôi - HS chữa miệng ( kiên trì) (Kiên cố) ( chí tình, chí nghĩa) 2-3 h/s đặt câu -1HS đọc nêu yêu cầu bài 3 - HS tự mình làm bài Các từ ngữ lần lượt điền là: nghị lực, nản chí, kiên nhẫn, quyết chí, ý nguyện. - 1 h/s đọc to - 1HS nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm. - HS trình bày nghĩa đen, nghĩa bóng của các câu tục ngữ. - HS bổ sung Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn : Tập làm văn Tiết: 24 Kiểm tra viết I. Mục tiêu: - HS biết kể viết một câu chuyện ( đã được học trong các tiết Tập làm văn, Tập đọc trước đó) theo hướng sáng tạo và tưởng tượng, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Giấy kiểm tra III. các Hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Kiểm tra: - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy kiểm tra của HS. - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - GV nhận xét B.Tìm hiểu đề: - GV ghi đề bài lên bảng. * HS có thể chọn 1 trong các đề sau để viết. - GV nêu các câu hỏi giúp HS tìm hiểu đề. Đề bài: 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọcvề một người có tấm lòng nhân hậu. 2. Kể lại câu chuỵện "Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca bằng lời của cậu bé An- đrây- ca". 3.Kể lại câu chuyện "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 2. Viết bài: - Yêu cầu HS viết bài vào giấy. - GV theo dõi, nhắc nhở HS giữ trật tự để tập trung viết. -Yêu cầu các tổ trưởng thu bài. C.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn kể chuyện - Các tổ trưởng báo cáo - 1, 2 HS đọc đề bài - HS viết bài vào giấy. - Các tổ trưởng thu bài. Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn: Chính tả Tiết: 12 Người chiến sĩ giàu nghị lực I/ Mục tiêu: - Nghe viết chính xác đẹp đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch II/ Đồ dùng dạy học: - Bài 2a viết trên bảng phụ. III/ các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi h/s lên bảng viết các câu ở bài tập 3 - yêu cầu h/s viết các từ khó: trăng trắng, chúm chím, chiền chiện, trung hiếu - GV nhận xét, đánh giá B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu giờ học. 2/ Hướng dẫn viết chính tả a/ Tìm hiểu nội dung đoạn văn: - Yêu cầu h/s đọc to toàn bộ đoạn văn - Đoạn văn viết về ai? - Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động? b/ Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu h/s tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết - GV chốt lại cách viết sai c/ Viết chính tả: - GV đọc cho h/s viết d/ Soát lỗi và chấm bài - GV đọc cho h/s soát lỗi - Yêu cầu h/s thu vở 3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: a/ - Gọi h/s đọc yêu cầu - Yêu cầu các tổ lên thi tiếp sức, mỗi h/s chỉ điền vào một ô trống - GV cùng 2 h/s làm trọng tài chỉ từng chữ cho h/s khác đọc và nhận xét đúng sai. - GV kết luận bài làm đúng - Gọi h/s đọc truyện Ngu công dời núi C/ Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét chữ viết của học sinh - Về nhà kể lại truyện Ngu công dời núi cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 2 h/s lên bảng viết 2 h/s viết từ trên bảng, cả lớp viết vào nháp - Nhận xét, bổ sung - lắng nghe, ghi vở - 1 h/s đọc to ( viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng) ( Lê Duy ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy ra từ đôi mắt bị thương của mình) - H/s nối nhau tìm từ:Sài gòn, tháng 4 năm 1975, Lê Duy ứng, 30 triển lãm, 5 giảI thưởng - Ghi nhớ - Viết bài theo lời đọc của giáo viên - Đổi bài trong nhóm đôi để soát - 1 h/s đọc - các nhóm thi đọc ( Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời, trái núi) 2 h/s đọc Lắng nghe Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn: Kể chuyện Tiết: 12 Kể chuyện đã nghe, đã đọc I/ Mục tiêu: - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt chuyện, nhân vật nói về người có ý chí, nghị lực vươn lên - Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn - Lời kể tự nhiên, sáng tạo kết hợp với cử chi, nét mặt , điệu bộ - Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn II/ Đồ dùng dạy học: - Câu chuyện sưu tầm có nội dung về một người có nghị lực - Đề bài và gợi ý 3 ghi sẵn lên bảng III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi h/s nối tiếp nhau kể tong đoạn câu chuyện Bàn chân kì diệu - Em học được gì từ Nguyễn Ngọc Kí? - GV nhận xét, đánh giá. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu giờ học. 2/ Hướng dẫn kể chuyện: a/ Tìm hiểu đề bài: - Gọi h/s đọc đề bài. - Gv phân tích đề gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực. - Gọi h/s đọc gợi ý - Gọi h/s giới thiệu những câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về người có nghị lực và nhận xét ( tránh h/s lạc đề về người có ước mơ đẹp) - Gọi h/s giới thiệu về câu chuyện mà mình định kể. - Yêu cầu h/s đọc gợi ý 3 trên bảng. b/ Kể trong nhóm: - H/s thực hành kể trong nhóm GV đi hướng dẫn h/s gặp khó khăn - Gợi ý: + Em cần giới thiệu tên truyên, tên nhân vật mình định kể + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật. c/ Kể trước lớp: - Tổ cho cho h/s thi kể. - GV khuyến khích h/s lắng nghe và hỏi bạn những tính tiết về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn những bạn có câu chuyện kể hay nhất - GV cho điểm những h/s kể tốt. C/ Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. 2 h/s nối nhau kể và trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, đánh giá - Lắng nghe, ghi vở - 2 h/s đọc to - Lắng nghe trả lời câu hỏi để tìm hiểu đề bài - 4 h/s nối nhau đọc gợi ý - 4-5 h/s giới thiệu - 3-5 h/s giới thiệu câu chuyện của mình - 2 h/s đọc - 2 h/s cùng bàn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa với nhau - 5 – 7 h/s thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tham gia nhận xét, đánh giá bình chọn - Lắng nghe, ghi nhớ Thứ... ngày... tháng... năm 2008 Môn: Tập làm văn Tiết : 23 Kết bài trong bài văn kể chuyện I/ Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là kết bào mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện - Biết viết đoạn kết bài một bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng và không mở rộng - Kết bài một cách tự nhiên, sinh động ding từ hay II/ đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông Trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng. III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Gọi h/s đọc ở bài gián tiếp câu chuyện Hai bàn tay - Gọi h/s đọc mở bài gián tiếp câu chuyện Bàn chân kì diệu. - GV nhận xét, cho điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Có những cách mở bài nào? - Mở bài câu chuyện sẽ hấp dẫn, kết bài hấp dẫn sẽ để lại cho người đọc ấn tượng khó quên. 2/ Nhận xét: Bài 1,2: - Gọi h/s đọc tiếp nối nhau câu chuyên Ông trạng thả diều. - Cả lớp cùng suy nghĩ tìm ra đoạn kểt chuyện - GV chốt lời giải đúng. Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu h/s làm việc trong nhóm - Gọi h/s phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từng h/s Bài 4: - gọi h/s đọc yêu cầu - Gv treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để h/s so sánh - Gọi h/s phát biểu - Gv kết luận bài làm đúng - Thế nào là kết bài không mở rộng, kết bài không mở rộng? 3/ Ghi nhớ: - Gọi h/s đọc phần ghi nhớ trong sgk 4/ Luyện tập: Bài 1: - Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? - Gọi h/s phát biểu - GV kết luận bài đúng. Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu h/s tự làm bài - Gọi h/s phát biểu - GV kết luận Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu. - Yêu cầu h/s làm bài cá nhân - Gọi h/s đọc bài. GV sử lỗi dùng từ, ngữ pháp cho h/s , cho điểm những h/s viết tốt C/ Củng cố Dặn dò: - Có những cách kết bài nào? - GV nhận xét tiết học - Dặn h/s chuẩn bị bài sau. 2 h/s đọc 2 h/s đọc Tham gia nhận xét, đánh giá 1 h/s trả lời Lắng nghe, ghi vở 2 h/s đọc nối tiếp Đọc thầm dựng bút chì gạch chân đoạn kết trong sgk Lắng nghe 2 h/s đọc to 2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá, nhận xét hay 1 h/s đọc Theo dõi và trao đổi trong nhóm 2 để hoàn thành bài 2-3 h/s phát biểu ( Cách viết thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không bình luận thêm là cách kết bài không mở rộng Cách kết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn của thân bài. Sauk hi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng) 2 h/s đọc, cả lớp đọc thầm 5 h/s nối nhau đọc từng cách mở bài 2 h/s cùng bàn trao đổi để trả lời Kết bài không mở rộng: a Kết bài mở rộng: b, c, d, e 1 h/s đọc 2 h/s ngồi cùng bàn thảo luận dựng but chi đánh dấu kết bài của từng chuyện Lắng nghe 1 h/s đọc yêu cầu Làm bài vào vở 5-7 h/s đọc kết bài của mình 2 h/s nêu
Tài liệu đính kèm: