CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I/ MỤC TIÊU:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Đặt câu có chủ ngữ cho trước
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 7 sgk phóng to
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1 ( viết riêng từng câu)
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở phần nhận xét
Tuần 19 Thứ ngày tháng năm 2008 Môn: Tập đọc Tiết : 37 Bốn anh tài I/ Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: Cẩu Khây, mười lăm, sống sót, sốt sắng. - Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn an hem cậu bé. 2/ Hiểu: - Từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng - Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài phóng to - Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc. - Tập truyện cổ dân gian Việt Nam III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/ KT bài cũ: - Yêu cầu h/s nêu tên các chủ điểm học trong học kì II - Tên chủ điểm Người ta là hoa đất gợi cho em nghĩ đến điều gì? B/ Dạy – học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Cho h/s quan sát tranh minh hoạ bài và trả lời: Những nhân vật trong tranh có gì đặc biệt? - GV giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Bài chia ra làm mấy đoạn? Hãy chia đoạn. - YC 5 HS tiếp nối nhau đọc đoạn (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Gọi HS đọc phần chú giải - GV nêu cách đọc toàn bài và đọc mẫu. b/ Tìm hiểu bài: - Truyện có những nhân vật? - Truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì? - Yêu cầu h/s đọc đoạn 1: + Những chi tiết nào nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? - Gọi đọc đoạn 2: + Truyện gì sảy ra với quê hương Cẩu Khây? + Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì? - Yêu cầu h/s đọc 3 đoạn còn lại: + Cẩu Khây đI diệt trừ yêu tinh cùng với ai? + Hỏi h/s về nghĩa của các từ: vạm vỡ, chí hướng. + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? + Nêu nhận xét của em về tên của các nhân vât trong truyện? - Yêu cầu h/s đọc thầm toàn truyện và trả lời câu hỏi: Truyện ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? - GV ghi nội dung chính lên bảng c/ Đọc diễn cảm: - Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 4 và tự nhận xét để tìm cách đọc hay - Tổ cho cho h/s đọc diễn cảm đoạn 1,2 theo trình tự: + Treo bảng phụ có viết đoạn văn + Gọi h/s giỏi đọc mẫu. + Cho h/s luyện đọc theo cặp + Gọi đại diện h/s thi đọc. + GV nhận xét, đánh giá. C/ Củng cố – Dặn dò: - Yêu cầu h/s chỉ tranh minh hoạ và giới thiệu tài năng của các nhân vật - Dặn dò đọc lại bài và chuẩn bị bài sau 1-2 h/s nêu H/s nối nhau nêu theo ý hiểu Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Lắng nghe, ghi vở 1 h/s khá giỏi đọc bài Tham gia chia đoạn 3 lượt h/s tiếp nối nhau đọc các đoạn 1 h/s đọc to Lắng nghe, ghi nhớ H/s trả lời ( Tên truyện gợi đến tài năng của bốn thiếu niên Cả lớp đọc thầm ( nhỏ người nhưng ăn hết một lúc 9 chõ xôI, 10 tuổi sức đã ngang bằng trai 15, 18 tuổi đã tinh thông võ nghệ) 1 h/s đọc to ( xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót) ( quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh) 1 h/s đọc to Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng Vạm vỡ: to lớn, nở nang, rắn chắc toát lên vẻ khoẻ mạnh Chí hướng: ý muốn bền bỉ quyết đạt được một mục tiêu cao đẹp trong cuộc sống 3 h/s nối nhau trả lời ( tên nhận vật chính là tài năng của mỗi người) ( Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anhem Cẩu Khây) Lắng nghe, ghi vở Đọc nối tiếp đoạn Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo yêu cầu của giáo viên 1 h/s đọc 2 h/s cùng bạn luyện đọc 4 h/s thi đọc 2 h/s giới thiệu Lắng nghe Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Chính tả Tiết : 19 Kim tự tháp ai cập I/ Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác đẹp đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và bài tập 3 phần a III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Giới thiệu: - Học kì 1 vừa qua các em đã nắm được mục tiêu của tiết chính tả. Mỗi bài chính tả ở lớp 4 có độ dài 80-90 tiếng được trích từ các bài tập đọc hay ở các văn bản khác sẽ giới thiệu cho các em hiểu biết về con người, thế giới xung quanh. Các bài chính tả sẽ giúp các em hoàn thiện kĩ năng chính tả và dùng từ tiếng Việt. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 5, SGk và hỏi: + Bức tranh vẽ gì? - Tiết chính tả hôm nay cô sẽ đọc cho các em đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập và làm bài tập chính tả. 2/ Hướng dẫn nghe- viết chính tả: a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn: -GV gọi 1 HS khá đọc đoạn văn. - Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai? - Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng ntn? - Đoạn văn nói lên điều gì? b) Hướng dẫn viết từ khó: - YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả: - Gv nhắc ghi tên bài vào giữa dòng, sau đó đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. d) Soát lỗi và chấm bài: - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm 10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. 3/Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. -YC HS đọc thầm đoạn văn. -Dán 2 tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng. - YC HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng. - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. -Nhận xét bài làm của HS. Bài 3: a) Gọi Hs đọc yêu cầu. - Chia bảng làm 4 cột, gọi 4 HS lên bảng làm. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Nếu còn thời gian, cho HS đặt câu với những từ ngữ viết đúng chính tả và sửa lại các từ viết sai chính tả. C. Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại BT 2 vào vở - HS lắng nghe. - Quan sát và trả lời. - Bức tranh vẽ các kim tự tháp ở Ai Cập. - Lắng nghe và ghi vở. - 1 HS khá đọc. -Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập cổ đại. -Kim tự tháp được xây dựng toàn bằng đá tảng.Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp, đường càng đi càng nhằng nhịt dẫn tới những giếng sâu,.... - Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp Ai cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự tài giỏi, thông minh của họ khi xây dựng kim tự tháp. -Hs nêu: lăng mộ, nhằng nhịt,phương tiện, chuyên chở, làm thế nào,... -3 Hs lên bảng viết, hs ở dưới viết vào bảng con. - Nghe GV đọc và viết bài - Dùng bút chì đổi vở cho nhau để soát lỗi, chấm bài. -1 HS đọc yêu cầu. - Đọc thầm đoạn văn trong SGK. -2 HS lên bảng làm vào phiếu, cả lớp dùng bút chì gạch chân từ viết sai lỗi chính tả vào SGK. - Nhận xét. - HS đọc thành tiếng đoạn văn. Đáp án: Sinh- biết- biết- sáng- tuyệt- xứng. - 1 HS đọc thành tiếng. -4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK. - Nhận xét. -Chữa bài( nếu sai) Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả sáng sủa sắp sếp sản sinh tinh sảo sinh động bổ xung -Lắng nghe Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Luyện từ và câu Tiết : 37 Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì? I/ Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Xác định được chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? - Đặt câu có chủ ngữ cho trước II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trang 7 sgk phóng to - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1 ( viết riêng từng câu) - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở phần nhận xét III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Giới thiệu bài: - Trong các tiết luyện từ và câủơ học kì 1, các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu kể Ai làm gì? Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu này. B. Bài mới: 1/ Nhận xét - Yêu cầu HS đọc phần nhận xét trang 6 SGk. - YC HS tự làm bài: GV nhắc nhở dùng dấu gạch chéo(/) làm gianh giới giữa CN và VN, 1 gach ngang(__) dưới bộ phận làm CN trong câu, sau đó trao đổi với nhau để trả lời miệng các câu hỏi 3,4. -Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Lắng nghe và ghi bảng. -1 Hs đọc thành tiếng đoạn văn, 1 Hs đọc các yêu cầu, cả lớp đọc thầm trong SGk. -1 Hs lên bảng làm bài, HS ở dưới làm bằng bút chì vào SGK, sau đó trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi3,4. - Nhận xét bài, chữa bài cho bạn ( nếu sai) - Những chủ ngữ trong các câu kể theo kiểu Ai làm gì? vừa được tìm trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? - Chủ ngữ trong các câu trên do từ loại nào tạo thành? Hãy cho ví dụ về mỗi loại từ đó. -Trong câu kể Ai làm gì?những sự vật nào có thể làm chủ ngữ? - Chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? do loại từ ngữ nào tạo thành? 2/ Ghi nhớ: - YC HS đọc phần ghi nhớ. - YC HS đặt câu và phân tích câu vừa đặt để minh hoạ cho ghi nhớ. - Nhận xét, khen ngợi những em hiểu bài. 3/ Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa BT - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. -YC HS tự làm bài. -Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng. -Gọi HS dưới lớp tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt.Gv chú ý sửa lỗi dùng từ cho HS. C. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớvà chuẩn bị bài sau. - CN trong các câu trên chỉ người, con vật có hoạt động được nói đến ở VN. - CN trong các câu trên do danh từ và các từ kèm theo nó( cụm danh từ) tạo thành. Ví dụ:Danh từ: Hùng, Thắng, em, Cụm danh từ:Một đàn ngỗng, đàn ngỗng. -Trong câu kể Ai làm gì? CN có thể là người,con vật hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá có hoạt động được nói đến ở VN. -CN trong kiểu câu Ai làm gì? do danh từ và cụm danh từ tạo thành. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -3 HS lên bảng thực hiện YC, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - 1 HS đọc thành tiếng. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bằng bút chì vào SGK. - Nhận xét, chữa bài. -Chữa bài(nếu sai) a. Các câu kể Ai làm gì? là: câu 3, câu 4, câu5, câu6, câu7. -b. Xác định CN: Câu 3: Trong rừng, chim chóc/ hót véo von. Câu 4:Thanh niên/ lên rẫy. Câu 5:Phụ nữ/ giặt giũ bên những giếng nước. Câu 6: Em nhỏ/ đùa vui trước sân nhà. Câu 7:Các cụ già/chụm đầu bên những ché rượu cần. - 1 HS đọc - Quan sát tranh, trao đổi và phát biểu: Tranh vẽ trên đồng, bà con nông dân đang gặt lúa, các em HS đi học, các chu công nhân đang lái máy cày, mấy chú chim bay vụt lên cao, mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. - Làm vào vở. -3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình - HS lắng nghe và ghi nhớ. Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Kể chuyện Tiết : 19 Bác đánh cá và gã hung thần I/ Mục tiêu: Giúp h/s - Dựa vào lời kể của giáo viên, tranh minh hoạ, thuyết minh được nội dung của mỗi tranh bằng 1-2 câu - Kể lại toàn đoạn và toàn bộ câ ... đọc bài thơ với giọng ntn? - Gv gọi HS nối tiếp nhau đọc bài. -Gv YC nhận xét phần đọc bài của bạn. -Gọi 7 HS khác đọc lại bài thơ. - GV nêu YC: hãy chọn 2 hoặc 3 khổ thơ liền nhau mà em thích để học thuộc lòng diễn cảm bài thơ. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Gv nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. C. Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét giờ học, tuyên dương những em đọc tốt. -Dặn về nhà học thuộc bài thơ và soạn bài Bốn anh tài( tiếp theo) -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi để nhận xét bài bạn đọc. -Vẽ các em nhỏ đang đùa vui giữa cảnh yên bình, hạnh phúc.... - Lắng nghe. - 7 HS tiếp nối nhau đọc bài. - 2 HS đọc thành tiéng. - 2 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe GV đọc mẫu. - Nhà thơ kể với chúng ta câu chuyện cổ tích về loài người. -Lắng nghe. - Đọc thầm và trao đổi để trả lời câu hỏi: +Trẻ em được sinh ra trước nhất. +Lúc ấy trái đấ trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ. +Vì mắt trẻ con sáng lắm nhưng chưa nhìn thấy gì nên cần co ánh sáng mặt trời để nhìn rõ mọi vật. +Vì trẻ rất cần tình yêu và lời ru của mẹ, trẻ cần được mẹ bế bồng, chăm sóc. +Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ. +Thầy giáo dạy trẻ học hành. +Trẻ em nhận biết được biển rộng, con đường đi rất dài, ngọn núi thì xanh và xa,tráiđất hình tròn,cục phấn được làm từ đá. + Bài học đàu tiên thầy dạy cho trẻ đó là chuyện về loài người. -1 HS đọc thành tiếng, cảc lớp đọc thầm và trao đổi về ý nghĩa của bài thơ. - Lắng nghe. - Đọc bài với giọng chầm, dịu dàng như kể chuyện. - 7 HS nối tiếp nhau đọc bài. - HS nhận xét để ghi nhớ cách đọc hay. -7 Hs nối tiếp nhau đọc bài. - HS thi đọc bài, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe và ghi nhớ. Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Tập làm văn Tiết : 37 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài van miêu tả đồ vật I/ Mục tiêu: - Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật - Thực hành viết mở đoạn trong bài văn miêu tả đồ vật trong bài văn miêu tả theo 2 kiểu trên II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: + Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào? +Thế nào là mở bài trực tiếp? Mở bài gián tiếp? B. Bài mới: 1/Giới thiệu bài: - Gv nêu nội dung và yêu cầu của giờ học. 2/ Hướng dẫnlàm bài tập: Bài 1: - Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung. -YC HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến, YC HS khác nhận xét bổ sung. - Gv nhận xét, kết luận. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài tập. -GV hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì? -GV hướng dẫn thêm: để bài làm tốt, trước hết hãy nghĩ và chọn 1 chiếc bàn mà em ngồi học. Nhớ là em chỉ viết phần mở bài. - YC HS làm bài: GV phát giấy khổ to cho 4 HS. -Nhắc HS : Mỗi em phải viết 2 đoạn mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp. - GV nhận xét và chữa bài. C. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS viết lại phần mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp. - Trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau +Có 2 cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. + 1 HS trả lời. - Lắng nghe và ghi vở. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 2 Hs ngồi cùng bàn đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi, thảo luận, so sánh để tìm điểm giống nhau và khác nhau của từng đoạn mở bài. - Phát biểu bổ sung để có câu trả lời đúng. + Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách. + Điểm khác nhau: Đoạn a,b là kiểu mở bài trực tiếp,đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp. - Lắng nghe. -1 Hs đọc thành tiếng YC của bài. -Bài tập YC viết đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn theo cách trực tiếp và gián tiếp. - HS viết đoạn mở bài vào nháp, 4 Hs làm vào bảng phụ. - Lắng nghe và chữa bài. - Lắng nghe và ghi nhớ. Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Luyện từ và câu Tiết : 38 Mở rộng vốn từ: tài năng I/ Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm Trí tuệ- tài năng - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và ghi nhớ các từ đó - Hiểu nghĩa của các từ đã học, nghĩa của một số câu tục ngữ gắn với chủ đề. Có khả năng sử dụng các câu tục ngữ được học II/ Đồ dùng dạy học: - Các câu tục ngữ trong bài viết sẵn vào bảng phụ - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1 - Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 Hs lên bảng đặt câu và phân tích câu theo kiểu câu kể Ai làm gì? -Gọi 3 Hs đứng tại chỗ đọc thuộc phần ghi nhớ. - Chấm một số đoạn văn của HS về nhà đã viết lại. - Nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Gv nêu nội dung và yêu cầu của giờ học. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. -Tổ chức cho HS trao đổi , thảo luận theo cặp trước khi làm bài. - YC HS làm bài. -Gọi Hs nhận xét, chữa bài, - Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Gv có thể dựa vào hiểu biết của HS để giải nghĩa của các từ trên. - Gv có thể Yc HS sử dụng từ điển hoặc hiểu biết của bản thân để tìm các từ có tiếng “tài”. Bài 2: - Gọi Hs đọc YC bài tập. -YC HS tự làm bài. -Gọi HS đọc câu văn của mình. -Sau mỗi Hs đọc câu văn, GV sửa lỗi về câu, dùng từ. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -YC HS tự làm bài. -GV gợi ý:Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu nghĩa bóng của các câu ấy là gì. -Gọi HS phát biểu và nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét,kết luận lời giải đúng: Câu a và c ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. Câu b là câu nhận xét... Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. -Gv hỏi HS về nghiã bóng của từng câu - 3 Hs lên bảng thực hiện YC . - 2 HS đọc thuộc phần ghi nhớ. - Lắng nghe và ghi vở. - 1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét chữa bài trên bảng. - Chữa bài vào vở nếu sai. a) tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng. b) tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản. - Giải thích theo ý hiểu: +Tài hoa: tỏ ra có tài về nghệ thuật, văn chương. +Tài giỏi:người có tài. +tài nghệ:tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp. +tài ba:Tài( nói khái quát) +Tài trợ; giúp đỡ về tài chính. - Sử dụng từ điển để tìm từ - 1 HS đọc thành tiếng. - Suy nghĩ và đặt câu. - Hs nối tiếp nhau đọc nhanh các câu văn của mình. Ví dụ: + Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa. +Bố em ở Sở Tài nguyên và Môi tường. + Anh ấy là một nghệ sĩ tài ba. - 2 HS đọc thành tiếng. - 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau. - Câu a: Người ta là hoa của đát. Câu c: Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. - 1 HS đọc thành tiếng. - Giải thích theo ý hiểu. -YC Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Theo em những câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào? Em lấy ví dụ. - Nhận xét, khen những HS hiểu bài, sử dụng linh hoạt các câu tục ngữ. C . Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc các từ ở bài tập và các câu tục ngữ ở BT 3. -6 HS tiếp nối nhau phát biểu. -Phát biểu theo ý mình. - Lắng nghe và ghi nhớ. Thứ ngày tháng năm 200 Môn: Tập làm văn Tiết : 38 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật I/ Mục tiêu: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật - Thực hành viết kết đoạn mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung sau: Kết bài mở rộng: Sau khi viết đoạn kết cho bài văn miêu tả, có thêm lời bình luận Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài miêu tả, không có lời bình luận gì thêm. - Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. kiểm tra bài cũ: -Gọi 4 HS đọc các mở bàitheo cách trực tiếp , gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn. -Nhận xét bài làm và cho điểm HS. -Hỏi: +Có mấy cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào? +Thế nào là kết bài mở rộng. Thế nào là kết bài không mở rộng? - Treo bảng phụ và YC HS đọc khái niệm về hai kiểu kết bài. B. Bài mới: 1/Giới thiệu bài: GV nêu nội dung và YC của giờ học. 2/Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC và nội dung của bài. -Gv lần lượt đặt câu hỏi và YC HS trả lời: +Bài văn miêu tả đồ vật nào? +Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón. -+ Theo em, đó là kết bài theo cách nào ? Vì sao? - GV kết luận:ở bài văn miêu tả cái nón xong, bạn nhỏ lại nêu lên lời dặn của mẹ và ý thức giữ gìn cái nón của mình.Từ đó ta thấy được tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc nón. Đó là cách kết bài mở rộng. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. -YC HS tự làm bài. GV phát giấy khổ to cho 6 HS làm bài. -Nhắc Hs:Mỗi em chỉ viết 1 kết bài mở rộng cho một trong các đề trên. -Chữa bài. - YC 3 HS viết bài và giấy khổ to dán lên bảng và Yc cả lớp nhận xét. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn kết bài của mình. - 4 Hs đọc bài làm của mình. - Trao đổi hteo cặp và trả lời. + Có hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật..... +Kết bài mở rộng là sau khi kết bài có lời bình luận thêm về đồ vật, kết bài không mở rộng là kết bài miêu tả không có lời bình luận gì thêm. -2 HS đọc thành tiếng. - lắng nghe và ghi vở. -2 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. +Bài văn miêu tả cái nón. + Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng trong bài. +Đó là kiểu kết bài mở rộng vì tả cái nón xong còn nêu lời căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. - HS lắng nghe. - 2 Hs đọc thành tiếng. - 6 Hs lần lượt dán bài lên bảng và đọc bài. cả lớp theo dõi, nhận xét. - 7 đến 10 HS đọc bài làm của mình. Ví dụ về các đoạn kết bài: a) Tả cái thứơc kẻ của em: Không biết tự khi nào cái thước đa trở thành người bạn thân thiết của em. Thước luôn ở cạch em mỗi khi đọc bài, làm bài.Thước giúp em kẻ những đường lề thẳng tắp, vẽ những sơ đồ giải toán, gạch chân các câu văn hay để em học tốt hơn. cảm ơn thứơc, người bạn nhỏ giản dị mà kì diệu vô cùng. b) Kết bài tả cái bàn học của em: Chiếc bàn đã gắn bó với em trong suốt 4 năm qua và giờ đây vẫn cùng em miệt mài làm các bài toán khó, viết những đoạn văn hay, kể những câu chuyện có ích, san sẻ cùng em những niềm vui, nỗi buồn của tuổi học sinh. C. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học. -YC Hs về nhà viết lại phần kết bài cho hay và chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: