Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn tr/ ch, dấu hỏi, dấu ngã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2a hặc 2b.

- 4 tờ giấy trắng để páht cho HS làm BT 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 21 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF ( u – ni – xép ). Biết đọc đúng motä bản tin – giông rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ nhanh.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
3. Nắm được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là về an toàn giao thông và biết thể hiện nhân thức của mình bằng ngôn ngữ hỗi hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS.
* HS 1 : Đọc khổ thơ em thích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
H : Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?
* HS 2 : Đọc khổ thơ em thích.
H : Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
- Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Vì vậy, có thể nói các em lớn trên lưng mẹ.
- Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Em muốn sống an toàn là chủ đề cuộc thi mà thiếu nhi cả nước đã hào hứng tham gia. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là về an toàn giao thông. bài đọc Về cuộc sống an toàn hôm nay chúng ta học giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin.
HĐ 3
Luyện đọc
10’
a/. Cho HS đọc
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc, chữ số, tên viết tắt : 
UNICEF ( u – ni –xép ).
GV : UNICEF là tên viết tắt của Quỹ bảo trợ nhi đồng của Liên hợp quốc. 
50.000 ( năm mươi nghìn ).
b/. Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- Cho HS quan sát tranh trong SGK ( hoặc tranh trong SGK đã phóng to ).
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ ).
- GV có thể nhắc lại nghĩa của các từ.
- Cho HS luyện đọc : GV đưa bảng phụ đã viết câu cần luyện. Có thể chọn câu :
UNICEf Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề “Em muốn sống an toàn “.
c/. GV đọc diễn cảm toàn bài.
Cần đọc với giọng vui, rõ ràng, rành mạch, tốc đọ khá nhanh. Nhấn giọn gở những từ ngữ nâng cao, đông đảo, 50.000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ.
- HS nối tiếp đọc bài ( 2 lần ).
- HS đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc câu khó.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
HĐ 4
Tìm hiểu bài
11’
* Đọc từ đầu đến khích lệ.
H : Chủ đề cuộc thi vẽ là gì? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
* Đọc từ Chỉ cần điểm . . . giải ba.
- Cho HS đọc thành tiếng.
H : Đều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
H : Những nhận xét nào thể hiện sự đánh gia cao khả năng thẩm mỹ cúa các em?
H : Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì?
ù 
- HS đọc thầm + trả ời câu hỏi.
- Chủ đề cuộc thi là Em muốn sống an toàn.
- Thiếu nhi cả nước hào hứng tham dự cuộc thi. Chỉ trong 4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi cả nước gởi về ban tổ chức.
- HS đọc thàn htiếng + trả lời câu hỏi.
- Chỉ qua tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú. Cụ thể tên một số tranh.
* Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất.
* Gia đình em được bảo vệ an toàn.
* Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường.
* Chở 3 người là không được.
Phòng tranh trưng bày là “Phòng tranh đẹp : màu sắc . . . bất ngờ”
- Có tác dụng gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc.
- Giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
HĐ 5
Luyện đọc lại
7’
- Cho HS đọc tiếp nối.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc từ Được phát động . . . Kiên Giang.
- Cho HS thi.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một số HS thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin trên.
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT, PHÂN BIỆT TR/ CH, DẤU HỎI, DẤU NGÃ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn tr/ ch, dấu hỏi, dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Ba bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2a hặc 2b.
- 4 tờ giấy trắng để páht cho HS làm BT 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc các từ ngữ sau : Sản xuất, say sưa, sẵn sàng, lọ mực, bứt rứt, bút mực.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS còn lại viết vào giấy nháp.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Hôm nay, các em sẽ được biết về một hoạ sĩ tài hoa qua bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. Tô Ngọc Vân đã có những tàhnh công gì? Có những đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Để biết điều đó, chúng ta cùng đi vào nghe - viết chính tả.
HĐ 3
Nghe - viết
20’
a/. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc 1 lần bài chính tả + đọc chú giải + cho HS quan sát ảnh hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai : Hoả tuyến, nghệ sĩ, ngã xuống . . .
H : Đoạn văn nói điều gì?
b/. GV đọc cho HS viết chính tả.
c/. Chấm, sửa bài.
- GV chấm 5 ® 7 bài.
- Nhận xét chung
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm bài chính tả.
- Đoạn văn ca ngợi Tô Ngọc Vân. Oâng là một nghệ sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS viết chính tả.
- HS đỏi tập cho nhau để soát lỗi.
- Ghi lỗi vào lề tập.
HĐ 4
Làm BT
4’
GV chọn ý a hoặc b.
a/. Điền truyện hay chuyện vào ô trống.
- Cho HS đọc yêu cầu + đoạn văn.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi làm bài. GV dán lên bảng lớp 4 tờ giấy đã chuẩn bị trước đoạn văn.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng : Chuyện - truyện - chuyện - truyện - chuyện - truyện.
b/. Đặt dấu hỏi dấu ngã.
* Cách tiến hành như ở câu a.
- Lời giải đúng :
* Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ.
* Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
* Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- 4 HS lên thi điền vào chỗ trống truyện hay chuyện.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Làm BT 3
4’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 2 câu đố.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài : GV phát giấy cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại.
a/. Là chữ nho.
* Nho thêm dấu hỏi thành nhỏ.
* Nho thêm dấu nặng thành nhọ.
b/. Là chữ chi.
* Chi thêm dấu huyền thành chì.
* Chi thêm dấu hỏi thành chỉ.
* Chi thêm dấu nặng thành chị.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- 3 HS làm bài vào giấy, HS còn lại làm vào giấy nháp.
- 3 HS dán kết qua 3làm bài lên.
- Lớp nhận xét.
HĐ 6
Củng cố, dặn dò 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa luyện tập + HTL các câu đố.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? 
2. Biết tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Biết đặt câu kể Ai là gì? để giới thiệu hoặc nhân định về một người, một vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Một số tờ phiếu + bảng phụ.
- Aûnh gia đình của mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS 1 đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ đã học ở tiết LTVC trước.
- HS 2 nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Các em đã học một số kiểu câu kể : Ai làm gì? Ai thế nào? Các em cũng đã viết đoạn văn có các kiểu câu đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học thêm một kiểu câu kể nữa. Đó là câu kể Ai là gì?
HĐ 3
Làm BT
1+2+3+4
Phần nhận xét
- Cho HS tiếp nối nhau đọc yâu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em đọc thầm đoạn văn , chú ý 3 câu văn in nghiêng
H : Trong 3 câu in nghiêng vừa đọc, câu nào dùng để giới thiêu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi?
- GV nhận xét + chốt lại ( GV dán lên bảng tờ giấy đã ghi sẵn lời giải )
* Câu 1, 2 : Giới thiệu về bạn Diệu Chi.
* Câu 3 : Nêu nhận định về bạn Diệu Chi.
H : Trong 3 câu in nghiêng, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? Bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì ( là ai, là con gì )?
- GV nhận xét + chốt lại.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của BT 1, 2, 3, 4.
- 1 HS đọc 3 câu in nghiêng, cả lớp đọc thầm 3 câu văn này.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )?
C 1 : Đây
C 2 : Bạn Diệu Chi.
C 3 : Bạn ấy.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì ( là ai, là con gì )?
là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
là một hoạ sĩ nhỏ đấy.
H : Kiểu câu Ai là gì? khác hai kiểu câu đã học Ai làm gì? Ai thế nào? ở chỗ nào?
- GV nhận xét + chốt lại :
+ Ba kiểu câu này khác nhau ở bộ phận vị ngữ.
+ Bộ phận vị ngữ khác nhau là : 
* Kiể ... ỗi đoạn văn vào một nội dung nhất định. . .
- Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
- 1 HS đọc đoạn văn.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Các em đã được học về đoạn văn tả cây cối trong tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh các đoạn văn tả một cây chuối tiêu.
HĐ 3
Làm BT 1
8’
- Cho HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu.
H : Từng ý trong dàn ý vừa đọc thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối.
- GV nhận xét và chốt lại : * Đoạn 1 : Giới thiệu cây chuối tiêu ( thuộc phần Mở bài ).
* Đoạn 2 + 3 : tả bao quát, tả từn gbộ phận của cây chuối tiêu ( thuộc phần Thân bài ).
* Đoạn 4 : Lợi ích của cây chuối tiêu ( thuộc phần Kết luận ).
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm BT 1
20’
- Cho HS đọcyêu cầu của BT 2.
- GV giao việc : Bạn Hồng Nhung đã vết 4 đoạn văn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của các em là giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết thêm ý vào chỗ có dấu ba chấm.
- Cho HS làm bài : GV phát 8 tờ giấy + bút dạ cho 8 HS ( GV dặn cụ thể 2 em làm cùng một đoạn . . . )
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn của Hồng Nhung đã làm + suy nghĩ và viết thêm những ý bạn Hồng Nhung còn thiếu.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết.
- 8 HS làm vào giấy dán lên bảng lớp kết quả.
- Lớp nhận xét.
HĐ 5
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở hoàn chỉnh cả 4 đoạn văn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ? 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. HS năm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì?, các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này.
2. Xác định dược VN của câu kể Ai là gì?trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể Ai là gì? từ những VN đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- 3 tờ giấy viết những câu văn ở phần Nhận xét.
- Bảng lớp + một số mảnh bìa màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
- GV nhận xét + cho điểm
- 2 HS lần lượt giới thiệu về các bạn trong lớp ( hoặc trong gia đình em ) trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Các em đã được học về câu kể Ai là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được vị ngữ trong câu kể; các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này. Bài học còn giúp các em biết đặt câu kể Ai là gì? từ những VN đã cho.
HĐ 3
Làm BT
1+2+3+4
10’
Phần nhận xét
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc đoạn văn ở BT 1, xác định xem đoạn văn có mấy câu? Trong đó câu nào có dạng Ai là gì? Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được, chỉ rõ từ ngữ nào có thể làm VN trong câu Ai là gì?
- Cho HS làm bài.
H : Đoạn văn các em vừa đọc có mấy câu?
H : Câu nào có dạng Ai là gì?
H : Trong câu Em là cháu bác Tự, bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
H : Bộ phận đó gọi là gì?
H : Những từ ngữ nào có thể làm VN trong câu Ai là gì?
GV chốt lại : Đoạn văn trên có 4 câu.
Câu Em là cháu bàc Tự có dạng Ai là gì? Bộ phận là cháu bác Tự làm VN trong câu đó.
Vị ngữ trong câu Ai là gì? do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Có 4 câu.
- Câu Em là cháu bác Tư.ï
- Bộ phận là cháu bác Tự.
- Gọi là vị ngữ.
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
HĐ 4
Ghi nhớ
3’
- Cho 4 HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS nêu VD.
- GV nhận xét + chốt lại 1 lần nữa.
- 4 HS lần lượt đọc ghi nhớ.
- 1 Hs lấy VD minh hoạ cho nội dung ghi nhớ.
HĐ 5
Làm BT 1
4’
Phần luyện tập
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 1.
- GV giao việc : Các em có nhiệm vụ đọc các câu thơ đã cho ở mục a, b, tìm trong các câu thơ đó, câu nào là câu kể Ai là gì? Sau đó mới xác dịnh VN của các câu vừa tìm được.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc cáu câu thơ + tìm câu kể Ai là gì? + xác định VN của câu vừa tìm được.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
Câu kể Ai là gì?
Vị ngữ
Người
là Cha, là Bác, là Anh
Quê hương
Quê hương
là chùm khế ngọt
là đường đi học
HĐ 6
Làm BT 2
4’
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc ( đọc hết cột A ® đọc ở cột B ) + Lớp theo dõi trong SGK.
- HS dùng viết chì nối trong SGK.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
Lớp nhận xét.
Chim công
Đại bàng
Sư tử
Gà trống
là nghệ sĩ múa tài ba.
là dũng sĩ của rừng xanh.
là chúa sơn lâm.
là sứ giả của bình minh.
HĐ 7
Làm BT 3
4’
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc : BT 3 đã cho trước các từ ngữ là VN của câu kể Ai là gi? Các em có nhiệm vụ tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai làm VN trong câu. Muốn vậy, các em phải đặt câu hỏi Ai? Cái gì? ở trước VN để tìm chủ ngữ của câu.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét, khẳng định những câu các em đặt đúng.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lần lượt đọc câu mình đặt.
- Lớp nhận xét.
HĐ 8
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
TẬP LÀM VĂN
TÓM TẮT TIN TỨC 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
2. Biết đầu biết cách tóm tắt tin tức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- 1 tờ giấy viết lời gải BT ( phần Nhận xét ).
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ - ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1
KTBC
4’
- Kiểm tra 2 HS. 
- GV nhận xét + cho điểm
- HS 1 đọc đoạn văn 1 + 2 mà em đã giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh bài văn ở tiết TLV trước.
- HS 2 đọc đạn văn 3 + 4.
HĐ 2
Giới thiệu bài
1’
Đẻ có những tư liệu phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống mỗi em thường có một cuốn sổ tay để ghi chép những điều cần thiết. Chúng ta không thể ghi một cách đầy đủ, chi tiết tất cả thông tin. Chúng ta cần ghi một cách ngắn gọn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tóm tắt tin tức.
HĐ 3
Làm BT 1
8’
Phần nhận xét
- Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm việc.
a/. Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn có mấy đoạn?
b/. Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng 1 hoặc 2 câu.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng :
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn ( trang 54 – 55 ).
- Bản tin gồm có 4 đoạn .
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét.
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
2
3
4
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
Nội dung, kết quả cuộc thi.
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
Năng lực hội hoạ của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi.
UNICEF, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi Em muốn sống an toàn.
Trong 4 tháng có 50.000 bức tranh của thiếu thi giải tán.
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú.
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
c/. Tóm tắt toàn bộ bản tin.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + khen những HS tóm tắt tốt.
- HS suy nghĩ, viết ra giấy nháp lời tóm tắt bản tin.
- HS lần lượt đọc bản tóm tắt.
- Lớp nhận xét.
HĐ 4
Làm BT 2
4’
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
- GV giao việc : Các em có 2 nhiệm vụ. Một là phải trả lời được thế nào là tóm tắt tin tức? Thứ hai là nêu cách tóm tắt một tin tức.
- Cho HS làm bài.
- GV chốt lại ® chuyển sang phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp lắn gnghe.
- HS trao đổi ý kiến.
HĐ 5
Ghi nhớ
3’
- Cho HS đọc ghi nhớ + đọc 6 dòng.
- 4 HS đọc nội dung cần ghi nhờ + 1 HS đọc 6 dòng in đậm đầu bản tin.
HĐ 6
Làm BT 1
7’
Phần luyện tập
- Cho HS đọc nội dung BT 1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 4 HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + bình chọn HS trình bày HS có bản tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ nhất.
- 1 HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm bản tin về Vịnh HạLong + đọc chú giải cuối bản tin.
- HS làm bài cá nhân. HS viết vào vở hoặc VBT.
- 4 HS làm bài trên giấy.
- 4 HS làm bài vào giấy trình bày kết quả
- Lớp nhận xét.
HĐ 7
Làm BT 2
7’
- Cho HS đọc yâu cầu BT 2.
- GV giao việc : Các em cần tóm tắt bản tin bằng những số liệu, bằng những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng.
- Cho HS làm bài. Cho 3 HS làm bài trên giấy khổ rộng.
- Cho HS trìn hbày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải hay :
* 17 – 11 – 1994, Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
* 29 – 11 – 2000, được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh về giá trị địa chất, địa mạo.
* Viết Nam rất quan tâm và bảo tồn phát huy giá trị di sản trên đất nước mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- 
- HS đọc thầm 6 dòng in đậm đầu bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn, từng cặp HS trao đổi với nhau để viết tóm tắt cho bản tin Vịnh Hạ Long.
- 3 HS làm bài vào giấy trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
HĐ 8
Củng cố, dặn dò
3’
- Cho HS nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt tin.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở tóm tắt bản tin + đọc trước tiết TLV tuần 25.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_24_ban_3_cot_chuan_kien_thuc.doc